Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nghiên cứu trường hợp thị trường sữa bột tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định thang đo

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu với mục đích chính là để đánh giá thang đo, rút gọn và tóm tắt dữ liệu sau khi đã qua kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha. Phƣơng pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ đƣợc sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau.

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, để sử dụng EFA, hệ số KMO (Kaiser – Meyer –

Olkin) phải lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011); mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett p ≤ 0.05. KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Thứ hai, trọng số nhân tố (factor loading) ≥ 0.5 là giá trị chấp nhận đƣợc

trong thực tiễn nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011), nghĩa là những biến quan sát nào có trọng số nhân tố < 0.5 sẽ bị loại. Ngoài ra, theo Hair và cộng sự (1998), trọng số nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Trọng số nhân tố > 0.3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu, trọng số nhân tố > 0.4 đƣợc xem là quan trọng, trọng số nhân tố ≥ 0.5 đƣợc xem là có ý nghĩa trong thực tiễn.

Thứ ba, khi đánh giá kết quả EFA, chúng ta cần xem xét tổng phƣơng sai

trích (TVE – Total Variance Explained). Tổng này thể hiện các nhân tố trích đƣợc bao nhiêu phần trăm của các biến đo lƣờng. Mơ hình EFA phù hợp khi tổng phƣơng sai trích đạt từ 50% trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thứ tư là xem xét hệ số eigenvalue. Eigenvalue là đại lƣợng đại diện cho

phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố. Hệ số này phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing và Anderson, 1998) thì nhân tố đó mới đƣợc giữa lại.

Thứ năm, chênh lệch trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố

phải ≥ 0.3 để đảm bảo biến đo lƣờng chỉ đo lƣờng khái niệm mà nó muốn đo lƣờng mà thơi (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiến hành phân tích EFA, tác giả sử dụng phƣơng pháp trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1.

Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, toàn bộ 25 biến quan sát của 5 thang đo đƣợc đƣa vào phân tích EFA. Kết quả EFA đầy đủ đƣợc trình bày trong Phụ lục 4. Từ kết quả kiểm định EFA cho thấy có 5 nhân tố đƣợc trích tại eigenvalue là 1.273, với tổng phƣơng sai trích là 57.898%, đạt yêu cầu. Các biến quan sát của các nhân tố đều có trọng số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.50, cho thấy các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Mỗi biến quan sát có sai lệch về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều lớn hơn 0.3 nên đảm bảo đƣợc sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO = 0.864 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett‟s đạt giá trị 2364.799, với mức ý nghĩa sig. = 0.000. Do vậy, các biến quan sát có tƣơng quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phƣơng sai trích đạt 57.898% thể hiện rằng năm nhân tố trích ra giải thích đƣợc khoảng 57.9% biến thiên của dữ liệu. Vì vậy, các thang đo rút ra chấp nhận đƣợc. Kết quả EFA tóm lƣợc đƣợc trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định EFA Biến Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 CET 1 .706 Tính vị chủng tiêu dùng (CET) CET 5 .690 CET 4 .682 CET 2 .673 CET 6 .663 CET 3 .621 PDC 1 .772 Cạnh tranh phát triển (PDC) PDC 2 .719 PDC 4 .719 PDC 3 .707 PDC 5 .641 PDC 6 .624 HPC 1 .717 Cạnh tranh thắng thế (HPC) HPC 2 .706 HPC 5 .681 HPC 3 .680 HPC 4 .624 HPC 6 .586 IPJ 1 .749

Đánh giá giá trị hàng ngoại nhập (IPJ) IPJ 2 .735 IPJ 4 .719 IPJ 3 .684 FPI 1 .757 Xu hƣớng tiêu dùng hàng ngoại (FPI) FPI 3 .702 FPI 2 .661

 Nhân tố thứ nhất gồm có 6 biến quan sát:

CET 1 Chuộng mua hàng ngoại nhập không là hành vi đúng đắn của ngƣời Việt Nam

CET 2 Ủng hộ mua hàng ngoại nhập là góp phần làm một số ngƣời Việt bị mất việc làm

CET 3 Ngƣời Việt Nam chân chính ln mua hàng sản xuất tại Việt Nam CET 4 Mua hàng ngoại nhập chỉ giúp cho nƣớc khác làm giàu

CET 6 Chúng ta chỉ nên mua hàng ngoại nhập khi nó khơng thể sản xuất đƣợc trong nƣớc

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Tính vị chủng tiêu dùng, và đƣợc ký hiệu là CET.

 Nhân tố thứ hai gồm 6 biến quan sát, đó là:

PDC 1 Tơi thích thú tham gia vào các cuộc cạnh tranh vì nó cho tơi cơ hội khám phá khả năng của tôi

PDC 2 Cạnh tranh giúp tơi phát triển khả năng của mình

PDC 3 Cạnh tranh là công cụ có giá trị cao giúp tơi học hỏi chính mình và từ ngƣời khác

PDC 4 Tơi thích thú cạnh tranh vì nó làm cho tơi và đối thủ cạnh tranh gần gũi hơn trong cộng đồng

PDC 5 Thông qua cạnh tranh tôi cảm thấy mình làm việc có hiệu quả hơn

PDC 6 Thông qua cạnh tranh tơi cảm thấy mình đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Cạnh tranh phát triển, và đƣợc ký hiệu là PDC.

 Nhân tố thứ ba bao gồm 6 biến quan sát, nhƣ sau:

HPC 1 Tôi luôn đặt các mối quan hệ của tôi trong bối cảnh cạnh tranh

HPC 2 Đƣợc sự tôn vinh của ngƣời khác là lý do quan trọng để tôi tham gia cạnh tranh

HPC 3 Tôi cảm thấy ganh tị khi đối thủ cạnh tranh của tôi nhận đƣợc giải thƣởng HPC 4 Nếu có thể quấy nhiễu đối thủ cạnh tranh để thắng thế tôi sẵn sàng làm

điều này

HPC 5 Những ngƣời mà bỏ cuộc trong cạnh tranh là những ngƣời yếu đuối HPC 6 Thế giới này là một thế giới cạnh tranh. Nếu tơi khơng thắng họ thì họ sẽ

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Cạnh tranh thắng thế, và đƣợc ký hiệu là HPC.

 Nhân tố thứ tƣ gồm 4 biến quan sát, đó là:

IPJ 1 Sữa bột ngoại nhập có chất lƣợng cao hơn loại sản xuất trong nƣớc

IPJ 2 Công nghệ sản xuất sữa bột ngoại nhập cao hơn công nghệ sản xuất tại Việt Nam

IPJ 3 Sữa bột ngoại nhập có chất lƣợng đáng tin cậy hơn loại sản xuất tại Việt Nam

IPJ 4 Sữa bột ngoại nhập rất đáng đồng tiền

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Đánh giá giá trị hàng ngoại nhập, và đƣợc ký hiệu là IPJ.

 Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát, đó là:

FPI 1 Tôi sẽ mua sữa bột ngoại nhập nếu nó có mặt trên thị trƣờng FPI 2 Nếu có thể, tơi khơng mua sữa bột sản xuất trong nƣớc

FPI 3 Tơi khơng thích thú với việc mua sữa bột đƣợc sản xuất trong nƣớc

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Xu hƣớng tiêu dùng hàng ngoại, và đƣợc ký

hiệu là FPI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nghiên cứu trường hợp thị trường sữa bột tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)