2.2.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều liên quan đến vốn. Do đó hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưỏng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nó còn phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích và tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả sử dụng vốn tốt là phải đáp ứng được lợi ích của công ty, các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội.
Hiệu quả của sử dụng vốn được thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra các kết quả theo mục đích kinh doanh. Trong đó đặc biệt là kết quả mức sinh lời của đồng vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cần lần lượt phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định và sau đó phân tích khả năng sinh lợi của đồng vốn.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được phân tích trên nhiều chỉ tiêu, trong đó ba chỉ tiêu cơ bản: Sức sản xuất của tổng tài sản, sức sinh lợi của tổng tài sản, suất hao phí của tổng tài sản.
- Sức sản xuất của tổng tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm.
Trong đó: Tổng doanh thu thuần được lấy căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ chia 2.
- Sức sinh lợi của tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế. Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại
- Suất hao phí của tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại.
Bảng 2.18Phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần 0,00 4.328,83 2.951,49
Lợi nhuận thuần trước thuế 1,92 88,77 87,62 Tổng giá trị hiện có tài sản đầu kỳ 0,00 2.610,00 4.325,09 Tổng giá trị hiện có tài sản cuối kỳ 2.610,00 4.325,09 6.985,89 Sức sản xuất của tổng tài sản 0,00 0,31 0,13
Sức sinh lời của tổng tài sản 0,000 0,006 0,004 Suất hao phí của tổng tài sản 681,15 39,06 64,55
(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)
Với chỉ tiêu: Sức sản xuất của tổng tài sản, các số liệu tính toán cho thấy, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2009 là lớn nhất và tổng tài sản được sử dụng hiệu quả nhất vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 là lớn nhất. Chỉ số sức sản xuất năm 2009 tăng là do tổng tài sản tăng. Để nhận xét chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu quay vòng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động.
Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta còn so sánh lợi nhuận với tổng tài sản để xem xét một đồng tài sản thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời của công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long là khá thấp. Năm 2009 hiệu quả có cao hơn năm 2008, 2010 một chút. Năm 2009 sức sinh lời đạt được là 0,006 nghĩa là cứ một trăm đồng tài sản tạo ra 0,6 đồng lợi nhuận.
Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu như vậy, công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Với chỉ tiêu suất hao phí tổng tài sản: 2 năm 2008, 2010 chỉ tiêu này là rất thấp, công ty đã có những biện pháp điều chỉnh trong năm tiếp theo, để có một đơn vị lợi nhuận trước thuế cần thấp hơn39,02 đồng tài sản (năm 2009). Công ty cần phát huy hơn nữa.
a.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta phân tích trên 2 góc độ tài sản cố định và tài sản lưu động.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của tài sản cố định.
- Sức sinh lợi của tài sản cố định.
Trong đó: Nguyên giá bình quân tài sản cố định được tính như sau:
Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản cố định” cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.
Suất hao phí của tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta tính được kết quả theo bảng sau:
Bảng 2.19 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần 0,00 4.328,83 2.951,49
LN thuần trước thuế 1,92 88,77 87,62
Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ 0 22,61 845,05 Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có cuối kỳ 22,61 845,05 925,00
Nguyên giá bình quân TSCĐ 11,30 433,83 885,02
Sức sản xuất của TSCĐ 0,00 9,98 3,33
Sức sinh lợi của TSCĐ 0,17 0,20 0,10
(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)
Sức sản xuất của tài sản cố định từ 9,98 năm 2009 giảm xuống còn 3,33 năm 2010 và tăng lên 2,97 năm 2005. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định biến động khá lớn và có xu hướng giảm, kết hợp với sức sinh lợi cũng như suất hao phí của tài sản cố định ta thấy mức hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định là chưa cao.
b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu: Sức sinh lợi và suất hao phí của tài sản lưu động.
Sức sản xuất của Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị Tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của Tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của Tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động càng giảm. Trong công thức trên, Tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:
Sức sinh lợi của tài sản lưu động
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.
Suất hao phí của tài sản lưu động :
Qua chỉ tiêu này ta thấy để có đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động bình quân.
Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng thấp và ngược lại. Ta tính được kết quả thể hiện theo bảng như sau:
Bảng 2.20 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần 0 4.329 2.951
LN thuần trước thuế 1,92 88,77 87,62
Tài sản lưu động bình quân 1.294 3.034 4.770
Sức sản xuất của TSLĐ 0,00 1,43 0,62
Sức sinh lợi của TSLĐ 0,0015 0,0293 0,0184 Suất hao phí của TSLĐ 675,25 34,18 54,45
(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)
Ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản lưu động biến động lớn qua các năm, đặc biệt năm 2009 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,43. Đây là năm công ty sử dụng khá hiệu quả vốn lưu động: Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động tăng còn suất hao phí tài sản lưu động giảm. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh ,có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn.
c. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ngoài việc xem xét đến việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, còn xem xét đến khả năng sinh lợi của đồng vốn. Tức là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi.
Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh, hệ số sinh lợi doanh thu thuần, suất hao phí vốn.
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay với các công ty khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngược lại, hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng nhỏ.
Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận có thể là: Tổng lợi nhuận thuần trước thuế - phản ánh khả năng sinh lợi chung; Lợi nhuận sau thuế - phản ánh khả năng sinh lợi sau khi đã làm nghĩa vụ với Nhà nước; có thể là lợi nhuận gộp- phản ánh khả năng sinh lợi trước khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Trong phạm vi của đồ án này, chỉ sử dụng chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận thuần trước thuế ” để đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn kinh doanh.
Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của chỉ tiêu vốn kinh doanh có thể thay đổi tuỳ theo mục đích phân tích.
Đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn:
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta có công thức:
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.
Đánh giá khả năng sinh lợi của tổng số vốn vay:
Dựa vào số liệu trên bảng CĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có kết quả theo bảng:
Bảng 2.21 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng số nguồn vốn 2.610,00 4.325,09 6.985,89
Vốn chủ sở hữu 2.000,00 2.073,23 2.134,11
Vay ngắn hạn 610 0 0
Vay dài hạn 0 0 0
Hệ số sinh lãi của vốn kinh doanh 0,00073 0,02052 0,01254 Hệ số sinh lãi của vốn CSH 0,00096 0,04282 0,04106
Hệ số sinh lãi của tổng vốn vay 0,00314 - -
(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010