Phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN THĂNG LONG (Trang 52 - 59)

Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty được biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có, có thể dựng để trang trải các khoản nợ. Nhu cầu thanh toán gồm các khoản cần phải thanh toán của công ty.

2.2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán

Như trên đã phân tích sơ bộ nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, để cụ thể hơn tỷ lệ giữa các chỉ tiêu, ta tiến hành phân tích hệ số khả năng

thanh toán của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán: Hk =

Bảng 2.9 Hệ số khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Khả năng thanh toán 2.191,86 3.002,15 3.076,25 Nhu cầu thanh toán 610,00 764,61 152,99

Hk 3,59 3,93 20,11

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty là rất cao. Nguyên nhân của việc tăng hệ số của khả năng thanh toán chủ yếu là do khoản nợ đến hạn giảm làm cho nhu cầu thanh toán giảm đi mà khả năng thanh toán của công ty tăng nhanh.

Bảng 2.10Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nhu cầu thanh toán

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Các khoản phải 610,00 100% 764,61 100% 152,99 100%

thanh toán ngay 1 Các khoản nợ quá hạn 0,00 0,00% 0,00 0,00% 0,00 0,00% 2 Các khoản nợ đến hạn 610,00 100% 764,61 100% 152,99 100% - Vay ngắn hạn 610,00 100% - Phải trả cho người

bán 69,24 9,06% 10,68 6,98%

- Thuế và các khoản

phải nộp nhà nước 326,25 42,67% 138,32 90,41%

- Phải trả người lao

động 369,11 48,28% - Chi phí phải trả - Các khoản phải trả ngắn hạn khác 3,99 2,61% II Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới

- Vay và nợ dài hạn 0,00 0,00% 0,00 0,00% 0,00 0,00%

Cộng 610,00 100% 764,61 100% 152,99 100% Khả năng thanh

toán

I Các khoản có thể thanh toán ngay

1.326,8

6 60,54% 1.988,24 66,23% 1.873,94 60,92%

1 Tiền mặt 849,96 38,78% 114,89 3,83% 866,49 28,17% 2 Tiền gửi ngân hàng 476,90 21,76% 1.873,34 62,40% 1.007,45 32,75%

II

Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

865,00 39,46% 1.013,91 33,77% 1.202,3

1 39,08%

1

Các khoản phải thu 865,00 39,46% 1.013,91 33,77%

1.202,3 1 39,08% Cộng 2.191,8 6 100% 3.002,15 100% 3.076,2 5 100%

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

2.2.4.2. Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu dựng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty có tỷ số này luôn lớn hơn hoặc bằng một thì công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại.

Bảng 2.11 Hệ số thanh toán hiện hành

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản 2.610,00 4.325,09 6.985,89 Tổng số nợ phải trả 610,00 2.251,86 4.851,78 Hệ số thanh toán hiện hành 4,28 1,92 1,44

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong các năm đều lớn hơn một nhưng có xu hướng giảm dần một tỷ lệ nhỏ. Như các phần trước ta đã phân tích doanh nghiệp đã dựng vốn vay ngắn hạn, dài hạn khá lớn đầu tư vào tài sản. Do vậy, tuy chỉ số thanh toán hiện hành của công ty các năm đều khá lớn, dường như phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty là tốt, tình hình tài chính ổn định, nhưng quản trị công ty cần lưu ý đến nguồn vốn đã hình thành nên tổng tài sản để có những nhận định chính xác nhất đối với hệ số thanh toán hiện hành của công ty.

2.2.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Bảng 2.12 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn 2.587,39 3.480,04 6.060,89

Tổng số nợ ngắn hạn 610,00 764,61 152,99 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 4,24 4,55 39,62

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng thấp. Qua bảng ta thấy hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều nhỏ lớn hơn 1. Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao. Điều này có được

do đây là năm công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng quy mô vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn như đã được phân tích ở phần trước.

2.2.4.4. Hệ số thanh toán nhanh

Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời của công ty, ta đi tính và so sánh chỉ tiêu “ hệ số thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu này dựng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Thực tế, nếu hệ số thanh toán nhanh >0.5 thì khả năng thanh toán nhanh của công ty là khá tốt, nếu càng nhỏ hơn <0.5 thì có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong công nợ và do đó có thể phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trả nợ vì không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Với công ty cổ phần tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long ta lập được bảng hệ số khả năng thanh toán nhanh như sau:

Bảng 2.14 Hệ số thanh toán nhanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng số tiền và tương đương

tiền 2.191,86 3.002,15 3.076,25

Tổng số nợ ngắn hạn 610,00 764,61 152,99

Hệ số thanh toán nhanh 3,59 3,93 20,11

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Qua bảng ta thấy năm 2008, 2009, 2010, công ty duy trì hệ số thanh toán cao, điều này phản ánh vốn bằng tiền nhiều, quay vòng vốn chậm. Tuy nhiên với đặc thù là công ty Tư vấn xây dựng nên việc duy trì lượng tiền mặt cao như vậy đảm bảo cho công ty khả năng thanh toán kịp thời.

2.2.4.5. Hệ số thanh toán của vốn lưu động

Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay chậm, từ đó xác định được công ty có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khi phân tích cần xem xét chỉ tiêu "Hệ số thanh toán của vốn lưu động"

Thực tế cho thấy, nếu hệ số thanh toán của vốn lưu động tính ra mà lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của công ty quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán, còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì công ty lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, thừa tiền hay thiếu tiền đều phản ánh một tình trạng tài chính không bình thường. Nếu thừa, sẽ gây ứ đọng vốn. Ngược lại nếu thiếu sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Bảng 2.15Hệ số thanh toán của vốn lưu động

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng số tiền và tương đương tiền 2.191,86 3.002,15 3.076,25 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2.587,39 3.480,04 6.060,89

Hệ số thanh toán nhanh 0,85 0,86 0,51

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Nhìn chung cả 3 năm hệ số thanh toán của vốn lưu động của công ty cao. Điều này chứng tỏ công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, số tiền mặt và tương đương tiền hiện có của công ty là nhiều.

2.2.4.6. Vốn hoạt động thuần

Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Một công ty muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một số vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán của công ty càng cao và ngược lại, khi vốn hoạt động thuần giảm sút thì công ty mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0 chứng tỏ một bộ phận tài sản của công ty được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, công ty phải dựng tài sản dài hạn để thanh toán nợ tới hạn.

Bảng 2.16Vốn hoạt động thuần

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản lưu động 2.587,39 3.480,04 6.060,89 Tổng số nợ ngắn hạn 610,00 764,61 152,99 Vốn hoạt động thuần 1.977,39 2.715,44 5.907,90

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Như vậy, vốn hoạt động thuần của công ty cả 3 năm đều > 0 .Phản ánh tình hình tài chính của công ty tốt, mức tài sản lưu động đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.

2.2.4.7. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng tới nhu cầu vốn luân chuyển của công ty qua độ dài thời gian của hàng hoá trong kho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số quay vòng hàng tồn kho=

Trong đú, hàng tồn kho bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ của hàng tồn kho rồi chia cho 2.

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tình hình kinh doanh vật liệu, hàng xuất nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty. Nỉ cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của công ty được luân chuyển càng nhanh.

Chỉ tiêu “Số ngày của một vòng quay kho hàng ” phản ánh số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho:

Bảng 2.17 Hệ số quay vòng hàng tồn kho và số ngày của 1 vòng quay kho hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá vốn hàng bán 0,00 2.910,17 1454,95

Hàng tồn kho đầu kỳ 0,00 350,35 372,77

Hàng tồn kho cuối kỳ 350,35 372,77 2727,25 Hệ số quay vòng hàng tồn

kho 0,00 2,01 0,23

Số ngày của 1 vòng quay

kho hàng - 181,39 1555,40

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm dần theo các năm, năm 2009 là 2,01, năm 2010 là 0,23. Phản ánh sự giảm sút trong việc bán hàng. Hệ số quay vòng hàng tồn kho được luân chuyển 0,23 lần trong chu kỳ kinh doanh của công ty. Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm đi lại làm cho số ngày của 1 vòng quay kho hàng tăng lên,từ 181,39 ngày năm 2009 tăng lên 1555,4 ngày năm 2010.

Qua phân tích sơ bộ về nhu cầu thanh toán, khả năng thanh toán cùng với việc xác định một số hệ số về khả năng thanh toán của công ty, ta cũng đã có một số đánh giá nhất định về tình hình thanh toán của công ty. Nói chung tình hình thanh toán của công ty là tốt, đối với những khoản vay ngắn hạn , những khoản nợ đến hạn cần thanh toán nhanh, thanh toán ngay. Công ty cần chú ý đầu tư vào các lĩnh vực như đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn nhiều hơn. Cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để giải phóng một lượng lớn hàng tồn kho, đẩy mạnh việc thu hồi nợ và có các biện pháp trả nợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN THĂNG LONG (Trang 52 - 59)