Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN THĂNG LONG (Trang 48 - 52)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực thực trạng tài chính của công ty. Nếu công ty nợ ít, khả

năng thanh toán dồi dào không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh, đối với việc thanh toán những khoản nợ đến hạn. Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê đọng các khoản nợ, nhằm tiến tới làm chủ về tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.

2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty

Công nợ của công ty bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ. Ta lập bảng công nợ của công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010 (Bảng 2.6) và phân tích về công nợ của công ty trong năm 2010.

a. Phân tích các khoản phải thu

Qua bảng phân tích ta thấy tổng các khoản phải thu của công ty biến động qua các năm là khá nhỏ. Tổng các khoản phải thu trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là 188,41 triệuđồng tức là 18,58%. Chứng tỏ trong kỳ công ty thu hồi được một lượng vốn khá lớn từ các đơn vị khác.

Công ty không có dự phòng phải thu khó đòi. Điều này chứng tỏ công ty có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy, do vậy khả năng không thu hồi được nợ từ các khách hàng là không thể xảy ra.

b. Các khoản phải trả

Tiếp theo việc phân tích các khoản phải thu, tiến hành phân tích các khoản phải trả.

Theo bảng phân tích và theo bảng cân đối kế toán năm 2010, hoàn toàn hợp logic khi vốn chủ sở hữu nhỏ lại tăng trong năm, khi đó các khoản phải thu đều tăng lên cuối kỳ thì các khoản phải trả cũng vậy.

Tổng các khoản phải trả cuối năm 2010 tăng so với đầu năm là 2.599,93triệu đồng tức là tăng tới 115,46% cho thấy sự giảm sút thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty. Việc tăng các khoản nợ phải trả làm tăng tình trạng nợ nần dây dưa, đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả quan và việc công ty đi chiếm dụng một lượng vốn khá lớn của các đơn vị khác.

Bảng 2.6 Các khoản phải thu và các khoản phải trả

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009 - 2008 Chênh lệch 2010 - 2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % A

CÁC KHOẢN PHẢI THU

865,00 1.013,91 1.202,31 148,91 17,21% 188,41 18,58%

1 Phải thu của khách hàng 44,92 113,32 44,92 68,41 152,30% 2 Trả trước cho người bán 100,00 1.085,00 100,00 985,00 985,00% 3 Các khoản phải thu khác 865,00 868,99 3,99 3,99 0,46% -865,00 -99,54% 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi B CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 610,00 2.251,86 4.851,78 1.641,86 269% 2.599,93 115,46% 1 Vay ngắn hạn 610,00 -610,00 -100%

2 Phải trả cho người bán 69,24 10,68 69,24 -58,57 -84,58% 3 Người mua trả tiền trước 1.487,25 4.698,80 1.487,25 3.211,55 215,94% 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 326,25 138,32 326,25 -187,93 -57,60% 5 Phải trả người lao động 369,11 369,11 -369,11 - 100,00% 6 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 3,99 0,00 3,99 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.475,0 0 3.265,76 6.054,10 1.790,76 2.788,33

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Quản trị công ty cần xác định rõ nguyên nhân làm khê đọng các khoản phải trả và cần sớm có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản công nợ, góp phần lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty, tránh việc kinh doanh trong tương lai có thể bị giảm sút, công ty có thể mất khả năng thanh toán và rủi ro phá sản.

Các khoản phải trả cho người bán, người mua trả trước tăng so với đầu năm. Các khoản này tăng thể hiện việc công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán với bạn hàng, chưa nâng cao được uy tín của công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Nhìn chung, tình hình công nợ của công ty trong năm 2010 là khả quan. Công tác thu hồi nợ và trả nợ được công ty quan tâm thực hiện, giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau gây mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu, ta phải xem xét một số chỉ tiêu như sau:

Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả chiếm trong tổng số vốn lưu động

Tỷ trọng này cho biết mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu, phải trả đến tình hình tài chính của công ty. Nếu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động nhỏ và giảm từ đầu kỳ đến cuối kỳ thì tình hình tài chính của công ty là tốt và ngược lại, nếu tỷ trọng này lớn và tăng lên chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.7 Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả trong tổng số vốn lưu động

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Các khoản phải thu (1) 865,00 1.013,91 1.202,31 Các khoản phải trả (2) 610,00 2.251,86 4.851,78 Tổng số vốn lưu động (3) 2.587,39 3.480,04 6.060,89

Tỷ lệ (1)/(3)*100% 33,43% 29,13% 19,84%

Tỷ lệ (2/(3)*100% 23,58% 64,71% 80,05% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Về tỷ trọng các khoản phải thu: Qua bảng tính toán ta nhận thấy tỷ trọng các khoản phải thu là tru, phảg bìnhn ánh một thực trạng tài chính tương đối tốt.

Số lượng vốn lưu động của công ty không bị chiếm dụng quá nhiều, nên không dẫn đến ứ đọng vốn, làm thiếu vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Về tỷ trọng các khoản phải trả: Tỷ trọng này là cao, phản ánh các khoản nợ của công ty là rất lớn, tình hình tài chính của công ty ngày càng có xu hướng xấu đi. Kết hợp phân tích với tỷ lệ các khoản phải thu, quản trị doanh nghiệp cần có những quyết định kịp thời, hạn chế những biến động tiêu cực tác động xấu đến tình hình

sản xuất kinh doanh của công ty. Cần xác định các khoản nợ quan trọng và thời hạn của từng khoản công nợ, trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân làm tăng các khoản công nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Bảng 2.8. Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Các khoản phải thu (1) 865,00 1.013,91 1.202,31 Các khoản phải trả (2) 610,00 2.251,86 4.851,78

Tỷ lệ (1)/(2)*100% 141,80% 45,03% 24,78%

(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Thăng Long)

Kết quả trên cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn. Những khoản chiếm dụng này trong cả 3 năm là khá lớn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty, đòi hỏi công ty phải cân đối lại tỷ trọng này. Tuy vậy, công ty cần phát huy hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng. Có biện pháp giảm các khoản chiếm dụng và thu hồi các khoản bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN THĂNG LONG (Trang 48 - 52)