Ký hiệu Phương pháp đo lường Kỳ vọng
BSIZE Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị -
DBOARD Tỷ lệ % thành viên hội đồng quản trị độc lập trên tổng số
thành viên hội đồng quản trị +
FOROWN Tỷ lệ % thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị trên
tổng số thành viên hội đồng quản trị +
SEO Sử dụng biến Dummy, nếu có sự hiện diện của sở hữu nhà
nước nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. +
chức nước ngoài nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0.
SIZE Logarit tự nhiên của tài sản +
AGE Số năm hoạt động kể từ khi thành lập đến thời điểm nghiên
cứu +
ROA Lợi nhuận sau thuế/tài sản +
LEV Tổng nợ/vốn chủ sở hữu. +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp đề xuất
3.5. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế và chi phí chính trị. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu tham khảo chuyên ngành, sách báo tạp chí có liên quan đến lĩnh vực quan tâm, lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến công bố thông tin, báo cáo tài chính, lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm đề xuất các nhân tố và Giả thuyết của mơ hình nghiên cứu.
Theo các nhà nghiên cứu Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành hồi quy cho kết quả tốt nhất, cỡ mẫu cần thiết được tính theo cơng thức sau:
N >= 8M + 50
Trong đó: - N là cỡ mẫu;
- M là số biến độc lập.
Tính đến cuối năm 2016, tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam là 1172 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là 381 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 325 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Upcom là 466 doanh nghiệp.
Đối với dữ liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu tài chính, quản trị, báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững (nếu có) của 200 doanh nghiệp được chọn ngẫu nhiên niêm yết trên HOSE hoạt động trong 16 ngành (bao gồm:
khống sản, thép, cao su, cơng nghệ - giáo dục, bất động sản, xây dựng, dược - vật tư y tế, dầu khí, thực phẩm, sản xuất, thương mại, vận tải - kho bãi, năng lượng, nhựa - bao bì, thủy sản, tài chính bảo hiểm) trong giai đoạn 2011-2016.
Về việc đo lường các biến liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội, do Việt Nam khơng có sẵn dữ liệu hay chỉ số điều tra, thống kê về tình hình hoạt động liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nên tác giả thu thập dữ liệu dựa trên thông tin cung cấp rộng rãi cho công chúng là báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên là các tài liệu quan trọng đại diện cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi công cộng. Hughes, Anderson và Golden (2001) ủng hộ việc sử dụng các báo cáo thường niên về việc trích xuất dữ liệu trách nhiệm xã hội vì sự thuận tiện của chúng. Bên cạnh đó, rất nhiều các nghiên cứu đã sử dụng các báo cáo thường niên để đo lường trách nhiệm xã hội (Abbott và Monsen, 1979). Các dữ liệu được trích xuất từ các nguồn như mối quan hệ cá nhân, cổng thông tin điện tử của các doanh nghiệp, trang điện tử dữ liệu thơng tin tài chính Vietstock.vn. Dựa trên danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn, tiến hành thu thập dữ liệu, thực hiện các kỹ thuật xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14 để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thơng tin trách nhiệm xã hội.
3.6. Mơ hình nghiên cứu
Từ các giả thuyết nêu trên, tác giả đề xuất mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định giả thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) như sau:
CSR = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
Trong đó:
- CSR: Chỉ số CBTTTNXH;
- BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; - SIZE: Quy mô doanh nghiệp; - LEV: Địn bẩy tài chính;
- ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản;
- SEO: Sở hữu nhà nước; - FOR: Sở hữu nước ngoài; - AGE: Tuổi doanh nghiệp;
- DBOARD: Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập; - α: Hệ số chặn (tung độ gốc);
- β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9: Các hệ số góc, thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình;
- εi: Sai số ngẫu nhiên, đại diện cho các nhân tố khác ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng khơng đưa vào mơ hình.
Tác giả sử dụng mơ hình trên để kiểm tra xem liệu rằng các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TPHCM hay khơng.
3.7. Thực hiện nghiên cứu
Tác giả sử dụng phần mềm STATA 14 để phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình, kiểm định các giả thuyết…
3.7.1. Phân tích thống kê mơ tả
Phương pháp này được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng qt về mẫu nghiên cứu. Thơng qua mơ tả, tóm tắt thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu cho thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu.
3.7.2. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mơ hình. Kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được các dự báo mơ hình. Ngồi ra, trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao thì đây là dấu hiệu của đa cộng tuyến, do đó đây là một cơ sở để tác giả thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và điều chỉnh mơ hình.
Trong khi phân tích tương quan kiểm tra có tồn tại mối tương quan giữa các biến hay khơng thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc, qua đó cho biết chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này sẽ cho phép tác giả đưa ra những bằng chứng xác thực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn.
Thông qua phương pháp tổng bình phương bé nhất (OLS), hằng số và các tham số của mơ hình sẽ được ước lượng. Hệ số Prob (P- value) của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập lên từng biến phụ thuộc. Các mức thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5%, 10% (hay nói cách khác là độ tin cậy 99%, 95% hoặc 90%). Hệ số R2
(R – squared) hoặc R2 điều chỉnh (adjusted R – squared) từ kết quả phân tích sẽ cho biết khả năng tất cả các biến độc lập giải thích được sự biến động biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy (Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2012). Sau khi phân tích hồi quy cần kiểm định F về tính thích hợp của mơ hình, kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan.
Mơ hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard errors), hay còn gọi là Ước lượng sai số chuẩn vững. Khi mơ hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, các ước lượng OLS cho các hệ số vẫn là ước lượng không chệch, chỉ có phương sai của các hệ số ước lượng và hiệp phương sai giữa các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS là chệch. Từ đó White (1980) đề xuất phương pháp sai số chuẩn vững (robust standard error) với tư tưởng như sau: vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS, tuy nhiên phương sai các hệ số ước lượng thì được tính tốn lại mà không sử dụng đến giả thiết phương sai sai số khơng đổi. Ước lượng mơ hình sai số chuẩn mạnh sẽ cho một kết quả ước lượng đúng của sai số chuẩn trong đó chấp nhận sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity).
3.7.4. Kiểm định F về tính thích hợp của mơ hình
Vấn đề tiếp theo sau khi phân tích hồi quy là kiểm tra sự phù hợp của mơ hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2. Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, ta cần kiểm định giả thiết H0: R2 = 0. Tương tự như phân tích hồi quy,
giá trị Prob cũng được sử dụng trong kiểm định này. Nếu giá trị Prob nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thiết H0.
3.7.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê
Kiểm định White
Thực hiện hồi quy mơ hình phụ dưới dạng sau:
𝑒𝑖2 = 𝛼1+ 𝛼2𝑋2𝑖 + 𝛼3𝑋3𝑖 + 𝛼4(𝑋2𝑖)2+ 𝛼5(𝑋3𝑖)2+ 𝛼6𝑋2𝑖𝑋3𝑖 + 𝑉𝑖 Tính giá trị thống kê kiểm định nR2, với n là số quan sát của mẫu, R2
là hệ số xác định bội của mơ hình phụ. Từ giả thiết H0: 𝛼2 = 𝛼3 = 𝛼4 = 𝛼5 = 𝛼6 = 0 (khơng có hiện tượng phương sai thay đổi); xem xét nếu nR2
> xα2(df ) ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định BG
Giả sử trong mơ hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc p, ký hiệu AR(p), tức là các phần dư được biểu diễn dưới dạng sau:
𝑈𝑖 = 𝜌1+ 𝜌1𝑈𝑖−1+ 𝜌2𝑈𝑖−2+ 𝜌3𝑈𝑖−3 + ⋯ + 𝜌𝑝𝑈𝑖−𝑝+ 𝜀𝑖
Với εi thỏa các giả thiết OLS. Ta có giả thiết kiểm định như sau: 𝐻0: 𝜌1 = 𝜌2 = 𝜌3 = ⋯ = 𝜌𝑃 = 0 (mơ hình Ui là khơng tồn tại và mơ hình hồi quy gốc khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan). So sánh nếu (n-p)R2(1c)>xα2(p) thì bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là mơ hình gốc có hiện tượng tự tương quan bậc p.
Kiểm định Dubin
Trong mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển chúng ta giả định khơng có tương quan giữa các phần dư hay Cov(uiuj) = 0 với mọi i, j. Còn nếu tồn tại i và j mà Cov(ui,uj) ≠ 0: thì kết luận có tự tương quan. Nếu sai số Ut chỉ tương quan với Ut-1 (sai số một kỳ trước đó) thì ta có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Điều kiện để mơ hình mắc khuyết tật là giá trị Sig. của Chi2 >0.05.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 này dựa theo sự tổng hợp các lý thuyết về công bố thông tin trách nhiệm xã hội và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài, kết hợp đối chiếu và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm môi trường kinh tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả xây dựng chín giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc và chín biến độc lập: quy mô hội đồng
quản trị, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngồi, quy mơ doanh nghiệp, độ tuổi doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời và địn bẩy tài chính. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất trong chương này sẽ là cơ sở để kiểm định và bàn luận kết quả nghiên cứu trong chương sau.
Tác giả cũng tiến hành xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu, xác định cỡ mẫu và sử dụng mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất để tiến hành phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu về thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 4 này, tác giả tiến hành phân tích tình hình cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2011-2016 và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội với dữ liệu chuỗi thời gian 6 năm bao gồm các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu trách nhiệm xã hội trong báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên và báo cáo bền vững (nếu có) của 200 doanh nghiệp tài chính và phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Kết quả nghiên cứu mơ hình định lượng bằng phần mềm STATA 14 và sử dụng các kiểm định mơ hình hồi quy OLS để đánh giá tác động của các nhân tố đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.
4.1. Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM
Dữ liệu 200 mẫu nghiên cứu thể hiện sự đa dạng nhóm ngành nghiên cứu với 16 ngành bao gồm khống sản, thép, cao su, cơng nghệ - giáo dục, bất động sản, xây dựng, dược - vật tư y tế, dầu khí, thực phẩm, sản xuất, thương mại, vận tải - kho bãi, năng lượng, nhựa - bao bì, thủy sản, tài chính bảo hiểm (danh sách chi tiết cổ phiếu của các doanh nghiệp theo nhóm ngành xem phụ lục 2). Tác giả thống kê tổng số lượng doanh nghiệp được nghiên cứu theo nhóm ngành như trong bảng 4.1.
Trong đó tập trung chủ yếu các doanh nghiệp niêm yết thuộc các nhóm ngành xây dựng (14.5%), bất động sản (10%), vận tải (11%), sản xuất (8.5%), tài chính bảo hiểm và ngành thực phẩm lần lượt chiếm 6.5%. Một số cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn đáng chú ý như CTG-Vietinbank, VCB-Vietcom bank, BVH-Tập đồn Bảo Việt (nhóm tài chính bảo hiểm); VIC-Tập đoàn Vingroup, HAG-Hoàng Anh Gia Lai, KBC-Bất động sản Kinh Bắc (nhóm bất động sản), VNM-CTCP Sữa Vinamilk (nhóm thực phẩm), GAS-Tổng Cơng ty Khí Việt Nam, PVD-Tổng Cơng ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (nhóm dầu khí), HPG-Tập đồn Hịa
Phát (nhóm ngành thép), FPT-CTCP FPT (nhóm cơng nghệ)… Những cổ phiếu này được đánh giá là các cổ phiếu dẫn dắt thị trường, được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư hay cịn gọi là nhóm Blue Chip. Do có đến 6.5% cổ phiếu được liệt kê thuộc ngành tài chính bảo hiểm mà trong vịng 6 năm thì chưa đủ cỡ mẫu nghiên cứu, do vậy trong nghiên cứu này sẽ không phân loại mẫu nghiên cứu thành các nhóm cổ phiếu mà nghiên cứu như tổng thể thị trường gồm nhóm ngành phi tài chính và nhóm ngành tài chính.