STT Ngành nghề Số lượng Tỷ lệ % 1. Nhóm ngành khống sản 4 2.0% 2. Nhóm ngành cơng nghệ - giáo dục 6 3.0% 3. Nhóm ngành thép 7 3.5% 4. Nhóm ngành cao su 8 4.0% 5. Nhóm ngành dầu khí 8 4.0% 6. Nhóm ngành nhựa - bao bì 8 4.0% 7. Nhóm ngành dược - vật tư y tế 10 5.0% 8. Nhóm ngành thủy sản 11 5.5% 9. Nhóm ngành năng lượng 12 6.0% 10. Nhóm ngành thương mại 12 6.0% 11. Nhóm ngành thực phẩm 13 6.5%
12. Nhóm ngành tài chính bảo hiểm 13 6.5%
13. Nhóm ngành sản xuất 17 8.5%
14. Nhóm ngành bất động sản 20 10.0%
15. Nhóm ngành vận tải - kho bãi 22 11.0%
16. Nhóm ngành xây dựng 29 14.5%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Excel
Mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội thể hiện trách nhiệm cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động xã hội, bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của họ. Tác giả tiến hành thống kê mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết theo nhóm ngành như trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo nhóm ngành STT Ngành nghề Số lượng Chỉ số CBTTTNXH 1 Nhóm ngành thương mại 12 57.96% 2 Nhóm ngành nhựa - bao bì 8 59.16% 3 Nhóm ngành vận tải 22 67.27% 4 Nhóm ngành sản xuất 17 68.73% 5 Nhóm ngành khống sản 4 69.16% 6 Nhóm ngành năng lượng 12 73.51% 7 Nhóm ngành thủy sản 11 74.44% 8 Nhóm ngành xây dựng 29 74.78% 9 Nhóm ngành bất động sản 20 76.78% 10 Nhóm cơng nghệ - giáo dục 6 76.80% 11 Nhóm ngành dầu khí 8 78.19%
12 Nhóm ngành tài chính bảo hiểm 13 78.80%
13 Nhóm ngành thực phẩm 13 81.62%
14 Nhóm ngành thép 7 87.61%
15 Nhóm ngành cao su 8 87.91%
16 Nhóm ngành dược - vật tư y tế 10 91.66%
Nguồn: Trích xuất dữ liệu Excel
Tổng hợp chỉ số CBTTTNXH theo từng nhóm ngành, có thể thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp giữa các nhóm ngành khá cân bằng và đều trên mức 50%. Trong đó, nổi bật là nhóm ngành dược - vật tư y tế có chỉ số CBTTTNXH trung bình cao nhất, đạt 91.66%, xếp sau là nhóm ngành cao su, đạt trung bình 87.91%. Các nhóm ngành thương mại, nhựa - bao bì là hai nhóm ngành có chỉ số CBTTTNXH trung bình thấp nhất, đặc biệt nhóm ngành
thương mại chỉ đạt mức trung bình là 57.96%. Ngồi ra, theo kết quả thống kê có 35 doanh nghiệp (chiếm 17.5% trên tổng số) có chỉ số CBTTTNXH tốt nhất là 100% và 1 doanh nghiệp có mức độ CBTTTNXH thấp nhất được ghi nhận là Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An đạt 25.56%.
Ngồi ra, kết quả thống kê mơ tả ở bảng 4.3 cho thấy trung bình có 61.8% doanh nghiệp cho kết quả có cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội. Trong đó có 57.2% doanh nghiệp niêm yết cho kết quả công bố thông tin về môi trường, 58.6% công bố thông tin nguồn nhân lực, 59.1% công bố thông tin về sản phẩm và 59.7% công bố thông tin các vấn đề liên quan đến cộng đồng. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ cơng bố tự ngun thơng tin trách nhiệm xã hội thấp hơn nhiều so với thế giới.
Thông tin về môi trường, các doanh nghiệp đã thực hiện công bố trên báo cáo theo nhiều hình thức và nội dung thể hiện khác nhau. Một số doanh nghiệp công bố thông tin về nước thải, xử lý chất thải, trong khi một số doanh nghiệp khác công bố thông tin về ngun vật liệu, đóng gói, quản lý chất thải, cơng nghệ xử lý chất thải, tiêu thụ năng lượng. Khác với doanh nghiệp phi tài chính, các doanh nghiệp tài chính bảo hiểm lại thể hiện các nội dung về các hành động tham gia đóng góp bảo vệ mơi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên, các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Đối với nguồn nhân lực, doanh nghiệp tập trung vào công bố thông tin các chỉ số liên quan quyền lợi người lao động, chính sách nhân sự, đào tạo phát triển. Điều này đã phần nào giúp cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp và tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy, nhiều báo cáo thường niên chỉ mô tả xu hướng biến động nguồn nhân lực, mà chưa có lời giải thích rõ lý do tại sao doanh nghiệp cần thiết phải cắt giảm nhân sự cũng như thuyết minh rủi ro thôi việc, sa thải người lao động.
Trong khi đó thơng tin về sản phẩm và khách hàng tập trung vào các chủ đề chính: chính sách quảng cáo, đặc tính, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đạo đức kinh doanh và tạo nhãn hiệu sản phẩm. Có thể thấy việc doanh nghiệp cung cấp kênh truyền thơng phổ biến và thơng tin về chính sách quảng cáo đã giúp khách hàng
tiến gần hơn với doanh nghiệp, mặt khác cịn giúp doanh nghiệp củng cố hình ảnh sản phẩm dịch vụ gắn liền với môi trường và xã hội. Nỗ lực minh bạch về chất lượng, tác động môi trường và an tồn sản phẩm thể hiện sự tăng cường tính trách nhiệm của doanh nghiệp và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Về công bố thơng tin hoạt động cộng đồng, chỉ có số ít các doanh nghiệp tập trung vào sự tham gia của các bên liên quan và phòng chống tham nhũng. Chất lượng trình bày chưa cao, nhiều thông tin đưa ra sơ sài, trình bày mang tính đối phó. Sự tham gia của các tổ chức, các bên liên quan trong các hội thảo về phát triển bền vững mang tính rời rạc, chưa được tổ chức thường niên, khoa học và có nhiều sáng kiến có giá trị. Tuy nhiên phổ biến lại là các chủ đề đóng góp, hỗ trợ cho cộng đồng bao gồm quà biếu, quà tặng, tiền thưởng, trợ cấp và các khoản đóng góp tiền mặt khác của doanh nghiệp cho mục đích xã hội - mơi trường. Các doanh nghiệp cịn cơng bố thơng tin về các khoản đầu tư phi tài chính đối với hoạt động thể thao - văn hóa, giải trí, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tư vấn đào tạo.
Kết quả trên phần nào cho thấy cái nhìn tổng quan về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM, thể hiện việc phần lớn các doanh nghiệp đã có nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh, ngày càng quan tâm hơn đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhằm khuếch trương hình ảnh của bản thân doanh nghiệp với xã hội.
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM
4.2.1. Thống kê mô tả các biến
Để làm rõ các biến nghiên cứu trong mơ hình nghiên cứu cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM, dưới đây tác giả sẽ tiến hành thống kê mơ tả biến nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan khái quát về nghiên cứu này.
Nghiên cứu này sẽ chia mơ hình nghiên cứu thực nghiệm thành năm mơ hình nghiên cứu, bao gồm mơ hình nghiên cứu công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) và bốn mơ hình nghiên cứu các chỉ số cơng bố trách nhiệm xã hội thành
phần (ENV - môi trường, HUMAN - nhân lực, PRO - sản phẩm, COM - cộng đồng).
(1) CSR = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
(2) ENV = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
(3) HUMAN = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
(4) PRO = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
(5) COM = α+ β1BSIZE+β2SIZE+ β3LEV+ β4ROA+ β5FOROWN + β6SEO+ β7FOR+ β8AGE +β9DBOARD +εi
Trong đó:
- CSR: Chỉ số CBTTTNXH;
- ENV: Chỉ số thông tin môi trường;
- HUMAN: Chỉ số thông tin nguồn nhân lực; - PRO: Chỉ số thông tin sản phẩm;
- COM: Chỉ số thông tin cộng đồng; - BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; - SIZE: Quy mô doanh nghiệp; - LEV: Địn bẩy tài chính;
- ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản;
- FOROWN: Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị; - SEO: Sở hữu nhà nước;
- FOR: Sở hữu nước ngoài; - AGE: Tuổi doanh nghiệp;
- DBOARD: Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập; - α: Hệ số chặn (tung độ gốc);
- β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9: Các hệ số góc, thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình;
- εi: Sai số ngẫu nhiên, đại diện cho các nhân tố khác ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng khơng đưa vào mơ hình.
Tác giả sử dụng phần mềm STATA 14 để thống kê lại các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến trong mơ hình nghiên cứu như trong bảng 4.3