CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.1. Đối với đối tượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có quy mơ lớn thì có mức độ CBTTTNXH cao hơn, điều này thể hiện bộ phận kế tốn của doanh nghiệp lớn có dữ liệu thu thập, nhận thức tốt hơn về tác động của công bố thông tin đến hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn. Những doanh nghiệp nhỏ có xu hướng mở rộng doanh nghiệp cần quan tâm đến nâng cao mức độ CBTTTNXH, cần xây dựng bộ máy kế toán hướng đến việc ghi nhận, theo dõi, thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác công bố thông tin dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trước tiên, doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức của những đối tượng liên quan đến việc quyết định công bố thông tin, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo và đội ngũ kế toán doanh nghiệp. Việc am hiểu về các quy định hiện hành về CBTTXH là nền tảng cho q trình xây dựng cơng tác thu thập thông tin, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, các doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngồi cao có thể
xem xét việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, dạng tiếng Anh… nhằm tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu đọc báo cáo thường niên của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có sở hữu nước ngồi thường có mức độ CBTTTNXH cao hơn, vì vậy các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thị trường ngồi nước cần cơng bố nhiều thơng tin ngay từ khi bắt đầu nhằm tạo lập niềm tin cho nhà đầu tư, rút ngắn khoảng cách địa lý với nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao
sẽ có mức độ CBTTTNXH cao tương ứng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với Lý thuyết chi phí chính trị do các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường gây sự chú ý với các cơ quan quản lý, do đó họ cần cơng bố thông tin nhiều hơn để tạo sự minh bạch thơng tin, giảm chi phí chính trị, tăng giá trị cổ phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn.
Thứ tư, các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính càng cao thì càng cần chú ý
cơng bố thơng tin nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo thường niên có sự quan tâm nhiều hơn đối với các doanh nghiệp có
tỷ số nợ trên tổng tài sản cao hơn và do đó, các doanh nghiệp này cũng có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn.
5.2.2. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần nhận thức cao hơn nữa vai trị của mình đối với
sự phát triển bền vững cũng như lợi ích của cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội, đặc biệt là bộ phận kế toán - nền tảng ghi nhận, theo dõi, thu thập và cung cấp thông tin phục vụ cho mức độ công bố thông tin dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ có nhận thức tốt và có chiến lược dài hạn, bài bản thì doanh nghiệp mới có thể đổi mới, thu hút tốt nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định uy tín và đứng vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh công bằng.
Thứ hai, cần xây dựng cấu trúc sở hữu tối ưu cho doanh nghiệp trong đó giảm sự chi phối của nhà nước, tăng cường số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập, thu hút tối đa dịng vốn đầu tư nước ngồi và củng cố quyền quản trị của thành viên hội đồng quản trị nước ngồi. Phát huy vai trị của các thành viên trong hội đồng quản trị đến vấn đề công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Thực hiện tốt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay. Đặc biệt các doanh nghiệp niêm yết Nhà nước hiện đang nắm giữ cổ phần chi phối cần có lộ trình và giải pháp cụ thể để đáp ứng tiêu chuẩn về cơ cấu thành viên hội đồng quản trị độc lập theo luật định. Gia tăng sở hữu nước ngoài nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài càng thâm nhập sâu hơn vào hệ thống quản trị doanh nghiệp và sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp toàn diện về tài chính, chiến lược quản lý, sản phẩm, cơng nghệ, nguồn nhân lực… đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư.
Thứ ba, cấu trúc tài chính tối ưu. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có trước khi
vay nợ hay phát hành thêm cổ phần sẽ làm thu nhập của cổ đông cao hơn, giá trị của doanh nghiệp cũng được gia tăng. Áp dụng mô hình quản trị vốn lưu động tồn diện (Total working capital management) vì việc quản trị vốn lưu động tốt có tác động tích cực đến cân bằng tài chính và gia tăng hiệu quả của việc mở rộng quy mô nợ vay.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để thực hiện tốt điều này
doanh nghiệp cần quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động cũng như vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Áp dụng quản trị môi trường nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có cho doanh nghiệp.
5.2.3. Đối với nhà đầu tư
Thứ nhất, nhà đầu tư cần nhận thức đầy đủ, tồn diện đối với vai trị, chức
năng, nội dung của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phục vụ cho việc đánh giá đúng và đầy đủ sức mạnh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó cũng giúp nhà đầu tư tuân thủ nguyên tắc đầu tư, đảm bảo lợi ích chính đáng của mình tại các doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai, nhà đầu tư cần chủ động phòng ngừa rủi ro, gây tổn thất của hành vi
đầu tư tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán. Để chủ động tốt cần trang bị cho bản thân kiến thức tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, chiến lược đầu tư, tài chính hành vi, kỹ thuật phân tích, kiến thức kinh tế xã hội và chủ động nguồn dữ liệu tin cậy cũng như tham vấn hiệu quả tư vấn từ các chun gia có uy tín.
5.2.4. Đối với nhà nước
Thứ nhất, ban hành các hướng dẫn, văn bản pháp luật cụ thể, thống nhất và
phù hợp với thông lệ quốc tế đối với các mục thông tin trách nhiệm xã hội công bố cũng như thiết lập quy định bắt buộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Ngồi ra cần có hệ thống kiểm tra độ tin cậy của thông tin được công bố và giám sát việc thực hiện và tuân thủ. Cần có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm trong mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, nhất là doanh nghiệp gây ô nhiễm mơi trường. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt công bố thông tin trách nhiệm xã hội.
Thứ hai, nền kinh tế tăng trưởng phải đi kèm với giải quyết các vấn đề xã hội
vì vậy, cần phải có các biện pháp nghiêm khắc và đồng bộ để giải quyết các vấn đề này một cách triệt để.
Thứ ba, phát triển kinh tế đất nước nhưng phải đi đôi với bảo vệ và cải thiện
môi trường. Hậu quả của việc hủy hoại và khai thác quá mức tài nguyên mơi trường dẫn đến thiên tai, bệnh tật, đói nghèo... là nguy cơ lớn cho sự phát triển bền vững.
Thứ tư, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ để nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đây là lĩnh vực có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững đất nước.
Thứ năm, thiết lập chính sách khuyến khích và truyền thơng thực hiện cơng
bố thơng tin trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cũng như có sự hỗ trợ tài chính cho ngành nghề, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, là đẩy mạnh việc phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực
cho nền kinh tế vì chính con người mới là yếu tố cơ bản nhất và quan trọng của toàn bộ lực lượng sản xuất.