Biến
Mơ hình hồi quy Robust CSR (1) ENV (2) HUMAN (3) PRO (4) COM (5) ROA 0.7377* 0.6643* 0.7643* 0.6696* 0.7092* 0.1879 0.1692 0.1641 0.1629 0.1618 LEV 0.0086** 0.0023 0.0091** 0.0048 0.0089** 0.0052 0.0053 0.0049 0.0051 0.0049 SIZE 0.0709* 0.0241 0.0499** 0.0705* 0.0483** 0.0260 0.0263 0.0250 0.0253 0.0248 SEO 0.1070* 0.0998* 0.0804* 0.1001* 0.1046* 0.0287 0.0299 0.0295 0.0294 0.0294 FOR 0.1803** 0.1929** 0.2142** 0.2138** 0.1969** 0.0920 0.0930 0.0920 0.0919 0.0915 BSIZE -0.0179*** -0.0186*** -0.0199* -0.0209** -0.0194** 0.0104 0.0106 0.0104 0.0103 0.0104 FOROWN 0.1242* 0.1190* 0.1410** 0.1200* 0.1312* 0.0313 0.0324 0.0323 0.0323 0.0322 AGE 0.0025** 0.0013 0.0021 0.0019*** 0.0015 0.0011 0.0011 0.0011 0.0011 0.0011 DBOARD 0.2885*** 0.1976 0.2216 0.0667 0.2035 0.1685 0.1768 0.1738 0.1744 0.1750 Hệ số chặn 0.0192 0.3137 0.1364 0.0459 0.1649 0.1450 0.1459 0.1355 0.1380 0.1352 Số quan sát 1200 1200 1200 1200 1200 R2 0.081 0.0523 0.0718 0.0685 0.0685 F-stastics 16.74 8.6 13.19 12.07 12.29 P-value 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
Ghi chú: (*)_(**)_(***) lần lượt tương ứng với 1%, 5%, 10%. Nguồn: Trích xuất dữ liệu STATA 14
Kiểm định sự phù hợp của mơ hình
Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu, nói cách khác là kiểm nghiệm xem R2 có ý nghĩa thực sự hay khơng, nghiên cứu sử dụng công cụ kiểm định F với giả thuyết H0: R2 = 0 và mức ý nghĩa 5%. Để có thể đảm bảo mơ hình này có thể suy rộng ra cho tổng thể cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai hồi quy Robust.
Kết quả bảng 4.10 cho thấy P-value của kiểm định F của các mơ hình Robust hồi quy đều bằng 0.000 và nhỏ hơn 0.05 nên nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều này có nghĩa là mơ hình hồi quy phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để thống kê. Ngoài ra, kết quả này cũng thể hiện các biến độc lập đều có ý nghĩa trong mơ hình và giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) cũng như các chỉ số thành phần (ENV, HUMAN, PRO, COM).
Như vậy, kết quả hồi quy mơ hình Robust các nhân tố ảnh hưởng đến cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM cho thấy hầu hết các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10% và có tác động tích cực đến biến phụ thuộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội ngoại trừ biến quy mô hội đồng quản trị (BSIZE). Các nhân tố được nghiên cứu cũng giải thích tốt đối với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các chỉ số thành phần về môi trường, nguồn nhân lực, sản phẩm và cộng đồng.
4.2.4.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Kết quả hồi quy mơ hình (1) cho thấy nhân tố tỷ suất sinh lời (ROA) tác động tích cực và mạnh nhất đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM (β1 = 0.7377; 1%). Nhân tố thành viên hội đồng quản trị độc lập (DBOARD) tác động tích cực và mạnh thứ hai đối với công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết (β9 = 0.2885; 10%). Thành viên hội đồng quản trị nước ngoài sẽ tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (β5 = 0.1803; 5%) trong khi sở hữu nước ngoài (FOROWN) có mối quan hệ cùng chiều với CBTTTNXH (β9 = 0.1242; 1%). Tương tự, sở hữu nhà nước cũng có vai trị quan trọng đối với mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết (β4 = 0.1070; 1%). Doanh nghiệp có quy mơ (SIZE) càng lớn thì càng có xu hướng cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội cao hơn (β3 = 0.0709; 1%). Tuổi doanh nghiệp (AGE) và đòn bẩy tài chính (LEV) cũng tác động tích cực đến cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội với mức ý nghĩa thống kê 5% (β8 = 0.0025; β2 = 0.0086). Tuy nhiên, quy mô hội đồng quản trị (BSIZE) của các doanh nghiệp lại tác động tiêu cực đến xu hướng công bố thông tin trách nhiệm xã hội.
4.2.4.2. Công bố thông tin các chỉ tiêu thành phần của trách nhiệm xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhân tố trong mơ hình (2), (3), (4), (5) đều tác động tích cực đến cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Thứ tự mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc thành phần khơng có sự thay đổi so với mơ hình (1). Tuy nhiên xét về hệ số hồi quy của bốn mơ hình các chỉ số thành phần này cho thấy nhân tố tỷ suất sinh lợi (ROA) trong mơ hình (3) giải thích tốt nhất tác động đến biến phụ thuộc nguồn nhân lực (HUMAN), giải thích yếu nhất là mơ hình (2) về mơi trường (ENV). Nhân tố thành viên hội đồng quản trị độc lập (DBOARD) tác động tích cực đối với công bố thông tin của bốn chỉ tiêu thành phần trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Trong đó DBOARD giải thích tốt nhất đối với biến phụ thuộc nguồn nhân lực (HUMAN), thấp nhất đối với chỉ tiêu công bố sản phẩm - khách hàng (PRO). Cả bốn nhân tố thành viên hội đồng quản trị nước ngoài (FOR), nhân tố sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp (FOROWN), địn bẩy tài chính (LEV) và tuổi doanh nghiệp (AGE) có kết quả tương tự như nhân tố tỷ suất sinh lợi (ROA), đều có tác động tích cực đến cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết, có ý nghĩa giải thích tốt nhất đối với mơ hình (3) về nguồn nhân lực (HUMAN) và yếu nhất đối với mơ hình (2) với biến phụ thuộc thơng tin về môi trường (ENV). Tuy nhiên đối với nhân tố sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (SEO), nhân tố này giải thích tốt nhất với chỉ tiêu thành phần công bố thông tin về hoạt động cộng đồng (COM) và giải thích yếu nhất đối với cơng bố thơng tin nguồn nhân lực (HUMAN). Hai nhân tố quy mô doanh nghiệp (SIZE), nhân tố quy mô thành viên hội đồng quản trị (BSIZE) giải
thích tốt nhất đối với thông tin về sản phẩm - khách hàng (PRO), yếu nhất đối với công bố thông tin về môi trường (ENV).
4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu này đã khai thác các nhân tố ảnh hưởng ở các khía cạnh khác nhau kế thừa từ các nghiên cứu trước như đặc điểm doanh nghiệp (SIZE, AGE), tài chính doanh nghiệp (ROA, LEV), quản trị doanh nghiệp (BSIZE, DBOARD, FOR) và cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (SEO, FOROWN).
Sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hồi quy Robust các khuyết tật để đánh giá tác động của các nhân tố đối với công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10% và tác động tích cực đến biến phụ thuộc ngoại trừ biến quy mô hội đồng quản trị (BSIZE).
4.3.1. Quy mô hội đồng quản trị
Quy mô hội đồng quản trị (BSIZE) của các doanh nghiệp tác động tiêu cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR). Nghiên cứu của Carpenter và Westphal (2001), Amran và cộng sự (2013) cũng đồng ý rằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị càng nhỏ càng có hiệu quả hơn, vì sẽ có hành vi quản lý chủ động, bảo vệ các nguồn lực của tổ chức bằng cách giảm các vấn đề của chủ nghĩa cơ hội, do đó dẫn đến mức độ cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn. Thực tế nhiều doanh nghiệp mặc dù quy mô hội đồng quản trị lớn nhưng sự hợp tác không cao, giao tiếp thiếu cởi mở, trình độ chun mơn chênh lệch và thiếu kinh nghiệm quản lý có thể tác động trực tiếp đến hiệu quả ra quyết định quản lý cũng như dẫn đến chất lượng thấp của thơng tin cơng bố nói chung và thơng tin xã hội nói riêng.
4.3.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập
Nhân tố thành viên hội đồng quản trị độc lập (DBOARD) tác động tích cực mạnh thứ hai đối với công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết (Barako và Brown, 2008; Sharif và Rashid, 2013; Cuadrado-Ballesteros và cộng sự, 2015). Trách nhiệm ngày càng lớn hơn đã được đặt lên vai của thành viên
hội đồng quản trị độc lập. Thành viên này phải đứng trên lợi ích của doanh nghiệp và các bên liên quan. Do đó, thành viên hội đồng quản trị độc lập là động lực, khuyến khích các doanh nghiệp với mức độ cao hơn về trách nhiệm xã hội và sự minh bạch cũng như chất lượng thông tin cao hơn cho các bên liên quan.
4.3.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị
Thành viên hội đồng quản trị nước ngoài (FOR) sẽ tăng cường khả năng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kết quả này đồng quan điểm với kết luận tương tự của Ayuso và Argandona (2007). Khi thành viên hội đồng quản trị nước ngoài của doanh nghiệp tăng lên có nghĩa là mức độ sở hữu nước ngoài càng cao và người nước ngồi đang có sự chi phối lên hoạt động của doanh nghiệp, quyết định quản lý của họ cũng có hiệu lực cao hơn. Như vậy, họ cũng sẽ tạo ra một áp lực nhất định lên tính minh bạch và chất lượng thơng tin cơng bố, trong đó có thơng tin trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình khi thâm nhập thị trường nước ngoài.
4.3.4. Sở hữu nhà nước
Sở hữu nhà nước (SEO) cũng có vai trị quan trọng đối với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này đã được kiểm chứng bởi Ghazali (2007). Có thể thấy doanh nghiệp có sở hữu của nhà nước rõ ràng nhận được nhiều sự kì vọng xã hội cũng như sự chú ý từ cộng đồng nên chắc chắn sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn và do đó tính minh bạch thơng tin sẽ được đảm bảo và duy trì cam kết trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
4.3.5. Sở hữu nước ngoài
Sở hữu nước ngồi (FOROWN) có mối quan hệ cùng chiều với công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Haniffa và Cooke (2005), Xiao và Yuan (2007), Barako (2007) đánh giá thông tin bất cân xứng là vấn đề nghiêm trọng để thâm nhập thị trường vốn và ảnh hưởng đến quyết định cung cấp thêm thơng tin quản trị, thơng tin tài chính cũng như thơng tin phi tài chính, trong đó có thơng tin về trách nhiệm xã hội. Kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở Việt Nam là chưa cao. Với việc có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường có
độ minh bạch thơng tin cao sẽ góp phần tác động tích cực đến cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
4.3.6. Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quy mơ (SIZE) càng lớn thì càng có xu hướng cơng bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ mạnh mẽ giữa quy mô của doanh nghiệp và thông tin trách nhiệm xã hội được công bố (Haniffa và Cooke, 2005, Sharif và Rashid, 2013). Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì động lực cạnh tranh và áp lực chính trị càng lớn (El-Bannany, 2007), nghĩa là hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn, dẫn đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cịn dùng cơng bố thêm thơng tin trách nhiệm xã hội như là công cụ để giảm bớt sự can thiệp của chính phủ (Cowen và cộng sự, 1987).
4.3.7. Tuổi doanh nghiệp
Tuổi doanh nghiệp (AGE) có tác động tích cực đến cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội. Kết quả nghiên cứu này đã được minh chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu liên quan (Roberts, 1992; El-Bannany, 2007). Doanh nghiệp hoạt động lâu năm đồng nghĩa với việc uy tín của họ trên thị trường đã được củng cố đảm bảo, do vậy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội là điều tất yếu để nâng cao giá trị của doanh nghiệp và lợi ích cho các cổ đông.
4.3.8. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời (ROA) tác động tích cực và mạnh nhất đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong mơ hình hồi quy. Các nghiên cứu trước đây cùng đồng tình với quan điểm này. Lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn thì số tiền cho cơng tác xã hội càng cao lên, do đó dẫn đến thực hành cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội sẽ thực hiện thường xuyên hơn và có chất lượng tốt hơn để làm nổi bật hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong con mắt của cổ đông và xã hội (Haniffa và Cooke, 2005; El-Bannany, 2007). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết chi phí chính trị do các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường gây sự chú ý với các cơ quan quản lý, do đó họ cần cơng bố thơng tin nhiều hơn để tạo sự minh bạch thơng tin,
giảm chi phí chính trị, tăng giá trị cổ phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn (Sharif và Rashid, 2013).
4.3.9. Địn bẩy tài chính
Địn bẩy tài chính (LEV) cũng tác động tích cực đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Sự ảnh hưởng cùng chiều này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu của đã thực hiện như Yuen và cộng sự (2009), Sharif và Rashid (2013). Thực tế doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao thường có xu hướng cơng bố nhiều thơng tin nhằm tạo sự tin tưởng cho các chủ nợ để có cơ hội nhận được nguồn tài trợ tốt. Bên cạnh đó cũng góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp và tạo niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư nhằm thu hút dòng tiền đảm bảo cân đối và ổn định tài chính.
Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đã đề cập ở phần trên được trình bày ở