Các nước Châu Phi và Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của giá cổ phiếu đối với các thông báo mua lại cổ phần của các doanh nghiệp, bằng chứng tại việt nam (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2.1.4 Các nước Châu Phi và Châ uÁ

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán của các nước Châu Á về tác động của chương trình mua lại cổ phần cũng đưa ra kết quả tương đồng với thị trường chứng khoán Mỹ, Canada và các nước Châu Âu. Tại Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc, tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy vào khoảng 3-5%, tương đồng với Mỹ và Canada nhưng tại Hàn Quốc chỉ xấp xỉ 1,6%. Kết quả tại Hàn Quốc phù hợp với kết quả nghiên cứu tại các nước Châu Âu nhưng thấp hơn ở Mỹ và Canada.

Bhana (2007) sử dụng dữ liệu của 117 chương trình mua lại cổ phần của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nam Phi từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 3 năm 2003 trong bài nghiên cứu mang tên “The market reaction to open market share repurchases announcements: The South African experience”. Tác giả đã đưa

ra một phát hiện rất quan trọng là thông tin được chuyển tải bởi thông báo mua lại cổ phần trên thị trường mở khơng được tích hợp đầy đủ vào giá cổ phần. Phản ứng ban đầu của thị trường là 4,38% trong 5 ngày xung quanh ngày thông báo mua lại [- 5; +5] trong khi lợi nhuận bất thường tích lũy trong 20 ngày trước ngày thông báo mua lại cổ phần là -0,56%; lợi nhuận mua và nắm giữ cổ phiếu trong 3 năm từ sau khi thông báo mua lại cổ phần là 14,35%. Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó tại Mỹ và Canada.

Hua Zhang (2002) thực hiện bài nghiên cứu “Share price performance following actual share repurchases” sử dụng dữ liệu là 841 chương trình mua lại cổ phẩn từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 8 năm 1997 của 150 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Theo quy định của thị trường chứng khốn Hong Hong, các cơng ty niêm yết không cần cơng bố trước khi tiến hành chương trình mua lại cổ phần của mình, nhưng khi bắt đầu một chương trình mua lại cổ phần thì cơng ty phải báo cáo dữ liệu giao dịch mua lại cổ phần hàng ngày trước 9h30 phút ngày giao dịch sau đó. Các cơng ty khơng thể mua hơn 10% cổ phiếu lưu hành đã thông qua tại nghị quyết Đại Hội đồng cổ đông thường niên và không được mua quá 25% khối lượng giao dịch trong tháng trước đó. Cơng ty niêm yết có thể mua lại cổ phần từ thị trường mở bất cứ lúc nào ngoại trừ một số thời gian nhạy cảm như khoảng thời gian một tháng trước khi công bố lợi nhuận.

Lợi nhuận bất thường tích lũy trong 3 ngày xung quanh ngày thông báo mua lại cổ phần [0;2] là 4,48% so với -1,871% trong giai đoạn [-20; -1] trước ngày thông báo mua lại. Hiệu suất giá trong dài hạn cũng đưa ra kết quả tương tự với các kết quả nghiên cứu trước đây tại Mỹ và Canada. Cụ thể, lợi nhuận mua và nắm giữ cổ phần trong vòng 1 năm, 2 năm, 3 năm sau khi thông báo mua lại lần lượt là: 6,21%; 16,32%; 1,01%.

Tác giả đã tìm ra bằng chứng chứng minh các nhà quản trị có khả năng xác định thời điểm thích hợp để mua lại cổ phần do bất đối xứng thông tin. Do đó, khi nhà

quản trị cơng bố triển khai chương trình mua lại cổ phần thì ngay lập tức, nhà đầu tư thực hiện mua lại cổ phần vì họ biết giá cổ phần trên thị trường đang bị định giá thấp, thị trường phản ứng ngay lập tức với thông báo mua lại cổ phần thông qua lợi nhuận bất thường xung quanh ngày thông báo mua lại. Và cơng ty có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao hay nói cách khác, các cơng ty bị định giá thấp có nhiều khả năng được thực hiện hơn và có thể mang lại lợi ích cho cổ đông dài hạn hơn.

Hatakeda và Takashi (2004) tiến hành nghiên cứu các chương trình mua lại cổ

phần được tiến hành bởi 452 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto (Nhật Bản) trong giai đoạn từ tháng 11 năm 1995 đến tháng 11 năm 1998 trong bài nghiên cứu “Stock price behavior surrounding stock repurchase announcements - Evidence from Japan”.

Lợi nhuận bất thường tích lũy trong 20 ngày trước thơng báo mua lại là -2,94% và 2,35% trong vòng 40 ngày xung quanh ngày thơng báo mua lại [-20; 20]. Ngồi ra, tác giả tiến hành nghiên cứu phản ứng giá đối với thông báo mua lại cổ giữa 2 nhóm: thực hiện mua lại cổ phần và không thực hiện mua lại cổ phần như kế hoạch mua lại mà cơng ty đã thơng báo trước đó. Kết quả cho thấy cả 2 nhóm phản ứng tích cực với thơng báo mua lại cổ phần là như nhau và phù hợp với các nghiên cứu trước đó ở thị trường Mỹ.

Jung , Lee và Thornton (2005) khi nghiên cứu 864 chương trình mua lại cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc giai đoạn 1994 – 2000 trong bài nghiên cứu mang tên “Long-term stock performance after open market repurchases in Korea” đã cung cấp một bằng chứng hỗ trợ mạnh mẽ cho giả thuyết thị trường hiệu quả tại Hàn Quốc khi nhận thấy về cơ bản khơng có bằng chứng về thành quả giá trong dài hạn. Một yếu tố có thể góp phần củng cố cho phát hiện này là công ty Hàn Quốc phải hoàn thành việc mua lại cổ phần đã cơng bố trong vịng 3 tháng và phải công bố kết quả các giao dịch mua lại cổ phần hàng ngày. Do đó, các quy định nghiêm ngặt về việc mua lại cổ phần và công bố thơng tin của Hàn Quốc có thể giải quyết hồi nghi của thị trường về sự khơng chắc chắn

của các thông báo mua lại, thị trường phản ứng ngay lập tức với các thông báo mua lại vào giá cổ phần. Cụ thể, lợi nhuận bất thường tích lũy trong 3 ngày xung quanh ngày thông báo mua lại cổ phần [-1; +1] là 1,6%.

Akyol và Foo (2013) nghiên cứu 212 chương trình mua lại cổ phần của 148 cơng ty

niêm yết trên sàn chứng khoán Úc từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 12 năm 2008 trong bài “Share Repurchase Reasons and the Market Reaction to Actual Share - Evidence from Australia”.

Ở Úc, mua lại cổ phần được cho phép thực hiện từ năm 1989 nhưng do các yêu cầu và hạn chế đối với các công ty mua lại nên khơng có nhiều chương trình mua lại được diễn ra cho đến cuối năm 1995. Từ sau năm 1995, sự đơn giản hóa quy trình mua lại cổ phần và giảm thiểu các yêu cầu bắt buộc về mua lại cổ phiếu đã dẫn đến việc mua lại cổ phần phổ biến hơn. Để thực hiện một chương trình mua lại cổ phần, công ty ở Úc được yêu cầu phải thơng báo chính thức về thông tin chi tiết của ý định mua lại cổ phần. Thông tin bao gồm thời gian của chương trình mua lại, số lượng cổ phiếu dự định sẽ được mua lại, và lý do cho sự mua lại cổ phần. Các cơng ty ở Úc chỉ có thể mua lại tối đa 10% số lượng cổ phiếu phát hành trong thời gian 12 tháng mà không cần sự chấp thuận của cổ đông, giá mua lại không quá 5% so với giá trung bình 5 ngày trước ngày mua lại cổ phần. Hơn nữa, các công ty phải công bố thông tin các giao dịch mua lại trước 9 giờ 30 phút của ngày làm việc tiếp theo, thông tin bao gồm ngày mua lại, số lượng cổ phiếu mua lại, tổng số tiền thanh toán, và giá cao nhất, giá thấp nhất.

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy thị trường phản ứng tích cực đối với thơng báo mua lại thông qua lợi nhuận bất thường tích lũy trong 3 ngày xung quanh ngày thông báo mua lại cổ phần là 3,06% trong khi lợi nhuận bất thường trước ngày này là -0,49%.

Wiyada Nittayagasetwat (2013) sử dụng dữ liệu 88 chương trình mua lại cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan giai đoạn 2001 – 2012 để thực hiện bài nghiên cứu “Common stock repurchases: Case of stock exchange of Thailand”. Theo quy định của Thái Lan, công ty niêm yết muốn mua

lại cổ phiếu của mình phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, nếu số lượng mua lại vượt quá 10 % vốn góp thì phải có sự chấp thuận của cổ đông, đồng thời cơng ty mua lại cổ phần của mình phải có lợi nhuận giữ lại dương và dư thừa thanh khoản. Thông báo về chương trình mua lại cổ phần phải công bố thông qua hệ thống thông tin SET của thị trường chứng khốn Thái Lan ít nhất 3 ngày trước ngày mua lại cổ phần thực tế.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, lợi nhuận bất thường tại ngày thông báo mua lại là 1,88% và lợi nhuận bất thường tích lũy trong vịng 20 ngày xung quanh ngày thơng báo mua lại [-20; +20] là 2,34%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, khẳng định thị trường phản ứng tích cực với thơng báo chương trình mua lại cổ phần tại Thái Lan.

Isa, Ghani & Lee (2011) thực hiện bài nghiên cứu “Market reaction to actual share

repurchase in Malaysia” trên dữ liệu 299 chương trình mua lại cổ phần của 149 cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Malaysia giai đoạn 2001 – 2005 để xem xét phản ứng của thị trường đối với thông báo mua lại cổ phần.

Mua lại cổ phần đã được cho phép thực hiện ở Malaysia từ ngày 01 tháng 9 năm 1997. Kể từ đó, thị trường đã chứng kiến một số lượng ngày càng tăng của các công ty mua lại cổ phần của mình trên thị trường. Quyết định này trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 đã cho phép các cơng ty có cơ hội mua lại cổ phần đang bị định giá thấp của họ. Người ta hy vọng rằng đây sẽ là trong một trong số những cách giúp ổn định thị trường suy yếu. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng, việc mua lại cổ phần có thể khơng có hiệu quả bởi vì tồn bộ thị trường sẽ lại suy giảm nhanh chóng do thiếu niềm tin chung của thị trường. Bài nghiên cứu đã khẳng định rằng mua lại cổ phần sẽ cho phép các nhà quản lý báo hiệu cổ phiếu của họ đang bị định giá thấp. Và các công ty cần phải nhận thức tầm quan trọng của việc mua lại cổ phần rằng nếu sử dụng đúng cách, mua lại cổ phần có thể trở thành một cơng cụ hữu hiệu để ổn định giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của giá cổ phiếu đối với các thông báo mua lại cổ phần của các doanh nghiệp, bằng chứng tại việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)