DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của giá cổ phiếu đối với các thông báo mua lại cổ phần của các doanh nghiệp, bằng chứng tại việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Tơi sử dụng dữ liệu chương trình thơng báo mua lại của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HSX)) từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 6 năm 2014.

Thông tin chi tiết về các chương trình mua lại được thu thập từ website của các công ty mua lại hoặc website của HOSE và HNX. Đối với một số thông tin chưa đầy đủ ở các trang web này, tôi tiến hành thu thập từ website cafef.vn và một số cơng ty chứng khốn như Bảo Việt, chứng khoán FPT…

Để kiểm định các giả thuyết làm động cơ cho việc mua lại cổ phần, ngồi thơng tin liên quan đến chương trình mua lại cổ phần, tơi tiến hành thu thập các dữ liệu tài chính liên quan đến các cơng ty mua lại cổ phần như: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên giá trị thị trường của cổ phiếu (BM), vốn hóa thị trường (MV), lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), dòng tiền tự do (FCF), mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt (Div), chi phí đại diện (AC), rủi ro hệ thống (Sys) và rủi ro riêng hay còn gọi là rủi ro đặc trưng (Idio), hệ số Tobin’s Q. Số liệu thống kê của dữ liệu chương trình mua lại cổ phần của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến hết quý 3 năm 2014 bao gồm khoảng 379 công ty niêm yết tiến hành 524 chương trình mua lại cổ phần (chi tiết được trình bày trong Bảng 1: Số liệu thống kê mô tả của thị trường

chứng khoán Việt Nam và mua lại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014). Tôi tiến hành so sánh với số liệu thống kê mô tả của các công ty mua lại tại thị trường Đài Loan và Hàn Quốc bởi ở cả ba thị trường đều mang những nét chung về quy định pháp lý cho việc mua lại cổ phần và công bố thông tin của các giao dịch mua lại cổ phần.

So sánh với số liệu của Hàn Quốc và Đài Loan là hai thị trường chứng khoán phát triển tại Châu Á, số lượng chương trình mua lại cổ phần hàng năm tại có sự khác biệt lớn. Tại Đài Loan, hàng năm có khoảng 22,6% cơng ty niêm yết tiến hành chương trình mua lại cổ phần trong khi tỷ lệ này ở Hàn Quốc chỉ có khoảng 5,3%; xấp xỉ với ở Việt Nam (khoảng 11,6%), cho thấy rằng việc mua lại cổ phiếu ở thị trường Việt Nam là tương đối phổ biến.

Hệ số tương quan giữa số lượng công ty mua lại cổ phần trong mỗi năm và trung bình lợi nhuận chứng khốn hàng tháng tương ứng là -0,374; tại Đài Loan 0,332 và -0,317 tại Hàn Quốc. Chứng tỏ các cơng ty Đài Loan có xu hướng mua lại cổ phần của họ trong thời kỳ một thị trường đi lên, trong khi các công ty tại Việt Nam và Hàn Quốc có xu hướng mua lại cổ phần của mình trong một thị trường đi xuống. Dễ dàng nhận thấy trong số liệu thống kê các chương trình mua lại cổ phần, năm 2008 và năm 2011 số lượng các cơng ty niêm yết tiến hành chương trình mua lại cổ phần cao. Điều này cho thấy khi thị trường chứng khốn bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, các nhà quản lý đã tiến hành chương trình mua lại cổ phần để báo hiệu cho thị trường biết cổ phần bị định giá thấp. Cụ thể là, lợi nhuận trung bình hàng tháng của thị trường giảm từ 0,32% năm 2007 xuống còn -0,25% năm 2008 và từ 0,79% năm 2010 giảm xuống còn 0,13% năm 2011. Từ năm 2013, nền kinh tế đi vào ổn định hơn, các chương trình mua lại cổ phần khơng cịn phổ biến trên thị trường.

Trong số 522 chương trình mua lại cổ phần được thực hiện bởi 379 công ty niêm yết qua các năm, có 110 chương trình mua lại (chiếm 21%) đã được cơng ty tái phát hành cổ phần ra thị trường và 414 chương trình mua lại nhưng chưa tái phát hành ra thị trường.

BẢNG 1: Số liệu thống kê mô tả của thị trường chứng khoán Việt Nam và mua lại cổ phần tại Việt Nam (2008 – 2014)

Việt Nam Đài Loan Hàn Quốc

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình Trung bình Trung bình A. Thống kê mô tả cho thị trường Việt Nam

Số lượng công ty niêm yết 339 454 653 698 706 680 660 599 1249 719

Tổng vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 220,619 621,375 709,587 527,818 740,767 842,105 1,019,502 668,825 4,574 183.58 Tỷ suất sinh lợi trung bình tháng (%) -0.25% 0.08% 0.79% 0.13% -0.12% 0.46% -0.91% 0.03% 0.35% 0.49%

B. Thống kê mô tả cho mẫu các công ty mua lại

Số lượng công ty mua lại cổ phần 80 36 76 115 34 26 12 54.14 274.73 38.29

Số lượng chương trình mua lại cổ phần 123 47 93 171 49 29 12 74.86

Vốn hóa các cơng ty mua lại cổ phần

52,021 80,518 90,979 80,255 18,674 299,172 286,687 129,758 Tỷ lệ số lượng (%) 23.60% 7.93% 11.64% 16.48% 4.82% 3.82% 1.82% 9.05% 22.6% 5.3% Tỷ lệ vốn hóa thị trường (%) 23.58% 12.96% 12.82% 15.20% 2.52% 35.53% 28.12% 19.40%

C. Phân phối các mẫu dựa trên điều kiện

Mua lại để phát hành lại 37 14 13 31 7 7 1 16 172.64 13.86

Tỷ lệ số lượng (%) 30.08% 29.79% 13.98% 18.13% 14.29% 24.14% 8.33% 20.99% 62.84% 36.20%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của giá cổ phiếu đối với các thông báo mua lại cổ phần của các doanh nghiệp, bằng chứng tại việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)