Hiện trạng tự nhiên xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh kiên giang (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội tỉnh Kiên Giang

3.1.5. Hiện trạng tự nhiên xã hội

(1) Yếu tố tự nhiên

Kiên Giang có đầy đủ các điều kiện phát triển tổng hợp: vừa có đồng bằng, có rừng núi, có biển và có đảo. Tổng diện tắch tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,9% diện tắch cả nước và 15,78% diện tắch vùng ĐBSCL. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam - Tây Bắc khoảng 120 km; chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009). Kiên Giang có 15 đơn vị hành chắnh gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải; Giang Thành trong đó, có 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hịn đảo lớn nhỏ rải rác.

Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi khơng lớn lắm, từ 0,8 m - 1,2 m, được phân chia thành 4 tiểu vùng địa hình (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2015)

Khắ hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 88,1 mm đến 544,5 mm/tháng. Mùa khơ, từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngoài đảo phân bố nhiều hơn so với đất liền (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2015).

Độ ẩm phân hóa rõ rệt theo mùa, thấp nhất là mùa khô và cao hơn vào mùa mưa, trung bình khoảng 81% - 82%. Nhìn chung, thời tiết khá thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, tuy nhiên cũng có những hạn chế như thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

Nhìn chung, khắ hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, khắ hậu phân hóa 2 mùa cũng có những hạn chế: mùa khô thiếu nước; mùa mưa gây úng cục bộ ở một số nơi. Mùa khô thuận lợi cho sản xuất công nghiệp và du lịch; nhưng mùa mùa mưa lại khó khăn hơn cho những lĩnh vực này.

(2) Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tắch đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.627 ha, chiếm 15,63% diện tắch tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tài nguyên đất thắch hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó nhóm đất nơng nghiệp là 573.240 ha, chiếm 90,33% tổng diện tắch tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93ha, chiếm 61,49% đất nơng nghiệp); nhóm đất phi nơng nghiệp 53.238,38ha, chiếm 8,39% diện tắch đất tự nhiên (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2015).

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chủ yếu ở Kiên Giang là do nước mưa và nước của sông Hậu cung cấp, thông qua các kênh Rạch Giá; Kênh Vĩnh Tế, Kênh Cái Sắn, kênh xáng Thốt Nốt...(Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2015).

- Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong 2 tỉnh có diện tắch rừng lớn nhất ở vùng ĐBSCL. Tổng diện tắch đất lâm nghiệp năm 2010 là 98.056 ha, chiếm 15,5% diện tắch tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, rừng sản xuất: 26.309 ha, chiếm 26,8%; rừng phòng hộ: 32.225 ha, chiếm 32,9% và rừng đặc dụng 39.522 ha, chiếm 40,3%.

- Tài nguyên biển: Vùng biển Kiên Giang có đường bờ biển dài 200 km được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng của cả nước, là tỉnh có ngư trường đánh bắt rộng: 63.290 km2; trong đó diện tắch ngư trường ở độ sâu dưới 20 m là 15.440 km2; ở độ sâu 20 - 50 m là 33.960 km2; ở độ sâu > 50 m là 13.880 km2.

- Tài nguyên du lịch: Kiên Giang có đường bờ biển dài 200 km, trữ lượng hải sản dồi dào và đa dạng, có nhiều hịn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang sơ như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp; danh lam thắng cảnh và di tắch lịch sử nổi tiếng như: Hịn Chơng, Hịn Trẹm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh kiên giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)