Hiện trạng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh kiên giang (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội tỉnh Kiên Giang

3.1.3. Hiện trạng lao động

Kiên Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ với tổng dân số hiện khoảng 1,7 triệu người, trong đó có gần 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Xác định công tác giải quyết việc làm là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương nên nhiều năm qua, Kiên Giang luôn quan tâm và triển khai hiệu quả các chắnh sách về việc làm cho lao động, trong đó, có các dự án, chương trình về mục tiêu quốc gia về việc làm. Song song đó, tỉnh Kiên Giang đã chủ động điều tra thị trường LĐ để nắm rõ thực trạng lao động, biến động cung- cầu lao động tại địa phương.

Năm 2013, Kiên Giang điều tra tồng thể 4.156 doanh nghiệp và điều tra mẫu 352 doanh nghiệp để nắm bắt về cầu lao động. Đồng thời, rà soát 389.003 hộ gia đình để xử lý thơng tin về cung lao động. Từ tháng 4/2015, Kiên Giang thực hiện điều tra cập nhật thông tin về lao động tại 4.234 doanh nghiệp, số doanh nghiệp mới là 124 doanh nghiệp. Tổng số lao động hiện làm việc trong doanh nghiệp đạt 71.012 người và số lao động được tuyển mới là 3.122 người. Việc thực hiện điều tra cung, cầu lao động số liệu từng bước được hoàn thiện góp phần tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn

nhân lực của tỉnh. Xu hướng giảm nhanh đối với lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng nhanh trong các ngành của khu vực phi nông nghiệp. Điều này, phù hợp với xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong quá trình phát triển và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Năng suất lao động trong các ngành đều tăng lên trong thời gian qua. Trung bình cả nền kinh tế, năng suất lao động đã tăng từ 12,62 triệu đồng năm 2005 lên 31 triệu đồng trong năm 2015. Trong đó, năng suất lao động cao nhất ở Khu vực công nghiệp từ 39,9 triệu đồng năm 2005 lên 80 triệu đồng trong năm 2015; Khu vực dịch vụ đạt năng suất lao động cao thứ hai, từ 12,7 triệu đồng lên 29,4 triệu đồng và Khu vực nơng nghiệp, tuy có năng suất lao động thấp nhất, nhưng gần tương đương với Khu vực dịch vụ từ 8,8 triệu đồng lên 24,6 triệu đồng. Điều này là do trong giai đoạn 2010-2015, sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi sản xuất từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng năng suất theo sản phẩm và giá cả sản phẩm nông nghiệp cao đem lại hiệu quả trong khu vực này cao hơn.

Bảng 3.1. Năng suất lao động tại tỉnh Kiên Giang năm 2015

ĐVT: Triệu đồng

Khu vực Năm 2005 Năm

2010

Năm 2015

1. Nông lâm, thủy sản 8,8 14,9 24,6

2. Công nghiệp Ờ xây dựng 39,9 50 80

3. Dịch vụ 12,7 19,4 24,6

Toàn nền kinh tế 12,6 21 28

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở kế hoạch Đầu tư 2015)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung (từ nghề đến đào tạo sau đại học) so với tổng số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân ngày

một tăng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15,1% năm 2005 và đạt 27% năm 2010. Riêng lao động đã qua đào tạo nghề từ 9,2% năm 2005 và đạt 23% năm 2010, tỷ lệ này thấp so với trung bình cả nước.

3.1.4. Quy mô thị trường

(1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2015 so năm 2014 cho thấy giữa các khu vực chưa có sự đột biến lớn, nông nghiệp vẫn giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm, cơng nghiệp có tốc độ tăng khá nhưng không nhanh hơn nông nghiệp, dịch vụ chưa đa dạng, phong phú, làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2014-2015

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở kế hoạch Đầu tư 2015)

Cơ cấu kinh tế của Tiền Giang năm 2015 khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,9%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 24,9%, khu vực

dịch vụ chiếm 35,2%; năm 2014 tỷ trọng các khu vực này lần lượt là 42,1%, 23% và 34,9%. So với năm 2014 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,2%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 1,9% và khu vực dịch vụ tăng 0,3%. Với tình hình sản xuất hiện nay, sản xuất của tỉnh chủ yếu là trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 9,4%, nhưng có xu hướng tăng dần (năm 2014 chiếm 8,6%).

(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tắnh tăng 9,62% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP năm nay tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 tỉnh Kiên Giang

GRDP năm 2015 (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm 2014 (%) Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng năm 2014 (%) Theo giá hiện hành Theo giá so sánh 2010 Tổng số 94.064,60 72.151,47 9,62 9,62

1. Nông, lâm, thủy sản 35.987,26 26.317,70 4,17 1,60

- Nông, lâm nghiệp 23.342,06 17.511,97 3,30 0,85 - Thủy sản 12.645,20 8.805,73 5,95 0,75

2. Công nghiệp, xây dựng 24.670.03 17.974,93 13,04 3,15

3. Dịch vụ 33.407,31 27.858,84 13,00 4,87

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở kế hoạch Đầu tư 2015)

Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế năm 2015 trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau:

+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,17%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,60 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,31%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,48 điểm %).

+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 13,04%, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,15 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,49%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,53 điểm %).

+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,00%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,87 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 12,34%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,45 điểm %).

Số liệu trên cho thấy: Khu vực dịch vụ năm sau tăng cao hơn năm trước 0,66% đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng như: ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô chiếm 34,34%, tăng 12,23%; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 15,41%, tăng 15,86%; dịch vụ lưu trú Ờ ăn uống chiếm tỷ trọng 7,26%, tăng 8,68%; ngành vận tải kho bãi chiếm 10,26%, tăng 9,58% cao hơn năm trước...

Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ, trong đó ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo chiếm 66,40%, tăng 12,10%, tăng rất cao so cùng kỳ (năm 2014 tăng 3,29%); ngành xây dựng chiếm 28,62%, tăng 16,21%, thấp hơn cùng kỳ (tăng 17,28%); các ngành đạt mức tăng thấp hơn mức tăng chung như: sản xuất phân phối điện tăng 7,71%; ngành khai khoáng tăng 8,13%...

Khu vực nông, lâm, thủy sản có mức tăng và đóng góp tăng trưởng giảm so cùng kỳ và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng có xu hướng thấp hơn, trong đó ngành nơng nghiệp chiếm 65,85%, tăng 3,32%, cao hơn cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do sản lượng lúa năm nay so cùng kỳ chỉ tăng 108,22 ngàn tấn; ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 33,46%, tăng 5,95%, giảm so cùng kỳ năm 2014, nguyên nhân do sản lượng tôm thẻ chân trắng năm sau giảm nhiều so với năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh kiên giang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)