Kết quả nghiên cứu từ 17 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2007- 2017, cho thấy rủi RRTK của ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: các khoản cho vay, quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả sẽ đưa ra các đề xuất phòng ngừa RRTK dựa trên kết quả nghiên cứu.
- Đối với các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, thường không chủ động trong việc duy trì tính thanh khoản cao. Do đó, trong q trình tăng quy mơ tài sản, ngân hàng cần xây dựng chính sách đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động; giảm thiểu và đồng thời kiểm soát chặt chẽ các tài sản có rủi ro cao; tự chủ trong việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao ở mức cần thiết. Không những vậy, ngân hàng cần chú ý đến việc phân bổ tài sản khi sử dụng một cách hợp lý, phù hợp tình trạng hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ lập tức ảnh hưởng đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Do đó, để quản trị tốt rủi ro thanh khoản, ngân hàng cần phải quản trị tốt rủi ro tín dụng thơng qua cơng tác thẩm định, giám sát khoản vay của khách hàng một cách chặt chẽ. Đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Khi phát sinh ra rủi ro, cần xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật; quá trình xử lý tài sản đảm để thu hồi nợ cần thực hiện nhanh chóng.
- Tuy kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro từ chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn huy động ngắn hạn sử dụng cho các khoản cho vay trung và dài hạn đã được kiểm soát tốt, nhưng các khoản cho vay ngắn hạn cũng có khả năng tồn tại rủi ro chênh lệch kỳ hạn. Do đó, ngân hàng cần phải thường kiểm soát được cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn huy động và nguồn sử dụng để góp phần giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
- Các ngân hàng cần tăng cường tạo mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngồi, từ đó có thể giải quyết được vấn đề thiếu
hụt thanh khoản bất ngờ bằng cách vay vốn nhàn rồi từ các ngân hàng khác; ngược lại khi dư thừa thanh khoản có thể cho các ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản vay để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mơ cần có các chính sách phù hơp để giúp thực hiện mức tăng trưởng kinh tế sát với kế hoạch đề ra. Từ đó, các ngân hàng có thể tin tưởng vào mức tăng trưởng kinh tế kế hoạch, theo đó lập ra phương án cho việc thiết lập lại quy mô, cơ cấu nguồn vốn… phù hợp với hoạt động cho vay theo nhu cầu của thị trường trong tương lai mà không gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi ban hành và thực hiện các chính sách kinh tế cần xem xét và cân nhắc sự ảnh hưởng của các chính sách đó đối với hệ thống ngân hàng. Ví dụ điển hình là giai đoạn năm 2008, nhằm hạn chế lạm phát và phục hồi kinh tế, NHNN đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua cơng cụ lãi suất và dự trữ bắt buộc, đã gây nên áp lực thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.