Rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

3.2.1 Rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam

Tỷ lệ khe hở tài trợ được xem là yếu tố đại diện cho RRTK của nhóm NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2017. Do sự tăng trưởng tín dụng rất cao của các ngân hàng, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn của các ngân hàng, đã tạo cho các ngân hàng có nguy cơ đối mặt với RRTK cao hơn.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khe hở tải trợ bình quân (2007-2017)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.

Từ biểu đồ trên cho thấy xu hướng tăng dần của khe hở tài trợ. Năm có RRTK thấp nhất là năm 2011 với -38,05% và cao nhất là năm 2017 với -28,12%. Giai đoạn đột biến RRTK cao nhất là năm 2011-2012, với sự tăng lên của khe hở là 8,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do dấu hiệu phục hồi của các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa) sau khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng lại quy mô sản xuất thông qua vốn vay và sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Từ đó, doanh số tín dụng của nhóm NHTMCP tăng trưởng 17,51% so với năm 2011; trong khi huy động vốn chỉ tăng 8,48%. Tính tới thời điểm 2017, ngân hàng có nguy cơ gặp RRTK cao nhất đó chính là NHTMCP Cơng Thương Việt Nam với khe hở tài trợ đạt mức -10,58%; ngân hàng có khe hở tài trợ an toàn nhất là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam với -52,08%. Tuy vậy, cần phải xem xét vấn đề khi khe hở tài trợ quá thấp vì có thể hoạt động của ngân hàng chưa hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)