3.4 Giả thuyết nghiên cứu
3.4.2 Quy mô tổng tài sản (LSIZE)
Theo Vodová (2011), các ngân hàng lớn thường khơng có tính chủ động trong việc giữ mức thanh khoản cao và có tâm lý ỷ lại nơi trợ giúp cuối cùng là chính phủ; lập luận này có sự đồng thuận với thuật ngữ “too big to fail” mà nhiều nhà
kinh tế từng đề cập tới trường hợp chính phủ Mỹ ra tay cứu giúp các ngân hàng trong nước khỏi phá sản khi khủng hoảng xảy ra vào năm 2008. Một số nghiên cứu thực nghiệm như Bonfim và Kim (2011), Vũ Thị Hồng (2015) đã góp phần cũng cố lập luận trên khi đưa ra kết quả nghiên cứu rằng quy mô tài sản của ngân hàng có tác động ngược chiều lên tính thanh khoản của ngân hàng.
Mặt khác, theo thuyết kinh tế quy mơ lại cho rằng các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có nhiều lợi thế như việc huy động vốn từ dân cư do địa bàn trải rộng, hay vay từ thị trường liên ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có quy mơ càng lớn thường ít gặp rủi ro về thanh khoản. Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Đặng Văn Dân (2015) cho thấy quy mô tài sản của ngân hàng có tác động ngược chiều lên rủi ro của ngân hàng.
Khi tác giả thực hiện quan sát dữ liệu được thu thập từ 17 NHTMCP Việt Nam, tác giả nhận thấy có một số ngân hàng có quy mơ lớn nhưng khe hở tài trợ rất cao, điển hình là NHTMCP Cơng Thương Việt Nam năm 2017; ngược lại tồn tại một số ngân hàng có quy mơ tài sản nhỏ nhưng khe hở tài trợ lại rất thấp, điển hình như NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex năm 2017 và NHTMCP Kiên Long 2017.
Dựa trên lập luận của Vodová (2011) kết hợp quan sát dữ liệu, tác giả kỳ vọng biến giải thích LSIZE sẽ có tương quan dương với rủi ro thanh khoản cua ngân hàng.
Giả thuyết H3: Quy mô tài sản của ngân hàng có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam.