Các biến độc lập Kỳ vọng Kết quả
mơ hình Mức ý nghĩa
Qui mơ hộ (QUIMOHO) + + 1%
Tỷ lệ phụ thuộc (TYLEPHUTHUOC) - - 1%
Số lao động trong độ tuổi làm việc
(SLDLV) + + 1%
Số năm đi học trung bình của lao động
trong độ tuổi (SNDIHOC) + + 5%
Dân tộc chủ hộ (DANTOC) + + 5%
Giới tính chủ hộ (GIOITINH) + + Khơng có ý nghĩa
thống kê
Tuổi chủ hộ (TUOI) +/- - Khơng có ý nghĩa
thống kê
Số năm đi học của chủ hộ (HOCVAN) + + 1%
Chủ hộ làm việc nhận công, lương
(NHANLUONG) - - 1%
Chủ hộ tự sản xuất kinh doanh (SXKD) + + 10%
Chủ hộ là cán bộ viên chức (CBVC) + + 1%
Hộ vay tín dụng (VAYVON) + - Khơng có ý nghĩa
thống kê Logarit giá trị thu từ canh tác lúa
(lnCANHTACLUA) + + 5%
Logarit giá trị thu từ trồng cây lâu năm
(lnCAYLAUNAM) + + 1%
Logarit giá trị thu từ thủy sản
(lnTHUYSAN) + -
Khơng có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mơ hình sau khi hiệu chỉnh
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả phân tích mơ hình sau khi hiệu chỉnh, tác giả phân tích chi tiết sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình (bằng chỉ tiêu thu nhập làm biến phụ thuộc) thông qua các hệ số hồi qui, cụ thể như sau:
(1) Quy mơ hộ gia đình có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, quy mơ hộ tăng 1 người thì mức thu nhập tăng khoảng 20,44% với mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Aikacli (2010) cũng có Kết quả quy mơ hộ có mối liên hệ đồng biến với thu nhập, tuy nhiên nghiên cứu này lại không phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Okurut và Adebua (2002) lại cho rằng quy mơ hộ càng lớn thì hộ trở nên nghèo hơn, Nguyễn
Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Huỳnh Minh Sang (2015) cũng cho rằng quy mô hộ tác động nghịch biến với thu nhập.
Sự khác biệt ở một số nghiên cứu thực nghiệm trước so với kết quả nghiên cứu này, tác giả thiết nghĩ là do dữ liệu của phạm vi nghiên cứu có khác nhau, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tỷ lệ người phụ thuộc, tình trạng việc làm, trình độ chun mơn kỹ thuật của các thành viên trong hộ gia đình. Và trong thực tế, nếu trong điều kiện các yếu tố như: về trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật, tỷ lệ phụ thuộc tương đồng nhau thì chắc chắn rằng thu nhập của hộ sẽ tăng lên theo quy mô hộ. Vấn đề khác biệt này cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để là sáng tỏ.
(2) Tỷ lệ phụ thuộc có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, tỷ lệ phụ thuộc tăng 1% thì mức thu nhập giảm đi 3,80% với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2010), Arun và đồng sự năm (2006), Đinh Phi Hổ và Trương Châu (2014) đều cho rằng tỷ lệ phụ thuộc nghịch biến với thu nhập của hộ gia đình. Điều này cũng đúng với kỳ vọng của Tác giả và tương đối phù hợp với thực tế, nếu hộ gia đình có q nhiều người phụ thuộc sẽ là gánh nặng, ảnh hưởng đến mức sống của hộ gia đình, tuy nhiên nếu tỷ lệ phụ thuộc là trẻ em dưới 16 tuổi thì đây là một nguồn lực trong tương lai của hộ gia đình.
(3) Số lao động làm việc có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số lao động tăng 1 người thì thu nhập hộ tăng 10,49% với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu trước của Nguyễn Văn Đông (2012), Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) cũng đều có kết quả số lao động của hộ gia đình có mối liên hệ đồng biến với thu nhập bình quân đầu người của hộ. Trong thực tế, nếu hộ gia đình có nhiều người tham gia làm việc thì thu nhập của hộ ít nhiều cũng sẽ tăng lên và có thể cải thiện tốt hơn mức sống của hộ gia đình.
(4) Số năm đi học của lao động làm việc có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, Số năm đi học của lao động làm việc tăng 1 năm thì thu nhập hộ tăng 1,53% với mức ý nghĩa 5%. Điều này
cũng phù hợp với quan điểm của World Bank (2012), cho rằng những hộ có trình độ học vấn càng cao (số năm đi học càng nhiều) thí có thu nhập cao hơn các hộ gia đình khác và những hộ này có chiều hướng tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhiều hơn; Trần Xuân Long (2009), Cao Trọng Danh (2015) cũng tìm thấy trình độ giáo dục của các thành viên trong hộ có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình. Thực tế qua kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đã cho thấy người lao động có trình độ càng cao thì khả năng tìm được việc làm tốt hơn, có thể kiếm được thu nhập nhiều hơn các lao động có trình độ học vấn thấp hơn. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao mức sống cho hộ gia đình và điều đó cũng nói lên vai trị quan trọng của giáo dục đối với việc nâng cao mức sống của hộ gia đình.
(5) Hộ gia đình là dân tộc Kinh có mức thu nhập cao hơn dân tộc khác. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chủ hộ là dân tộc Kinh có mức thu nhập cao hơn chủ hộ dân tộc khác là 13,27% với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012), Nguyễn Nhật Trường (2015) cũng có kết quả nhân tố dân dộc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sống hay thu nhập của hộ gia đình, những hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh có thu nhập bình qn cao hơn dân tộc khác (ngoài dân tộc Hoa). Điều khác biệt ở nghiên cứu này là dân tộc Hoa được xem là dân tộc khác, nhưng kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu khác có lẽ do dân tộc Hoa trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ rất thấp nên không chi phối nhiều đến kết quả nghiên cứu của tác giả.
(6) Học vấn chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập của hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, học vấn chủ hộ tăng 1 năm thì thu nhập hộ tăng thêm 3,94% với mức ý nghĩa 1%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Okurut và Adebua (2002) trong phân tích nghèo ở Uganda, cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình càng giàu có; các nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Lê Hồng Đào (2015) cũng tìm thấy sự tác động tích cực của trình độ giáo dục của chủ hộ đến thu nhập của hộ gia đình. Qua các kết quả nghiên cứu trước và trong nghiên cứu này có thể khẳng định rằng nếu chủ hộ có
trình độ học vấn càng cao, khả năng lao động, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất càng tốt, qua đó nâng cao thu nhập cải thiện mức sống cho hộ gia đình.
(7) Các yếu tố chỉ báo về nghề nghiệp của chủ hộ đều có tác động đến mức sống của hộ gia đình trong nghiên cứu này với mức ý nghĩa 1% và 10%, cụ thể:
Chủ hộ đi làm cơng nhận lương có mức thu nhập thấp hơn chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chủ hộ đi làm nhận tiền cơng, tiền lương có mức thu nhập thấp hơn chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản là 18,41% với mức ý nghĩa 1%. Phạm vi nghiên cứu này là ở vùng nông thôn nên được hiểu chủ hộ đi làm nhận tiền công, tiền lương là những người làm thuê, gia đình thiếu nguồn lực sản xuất như đất đai, vốn nên thu nhập từ việc làm thuê sẽ thấp hơn chủ hộ có nguồn lực sản xuất là đất đai, vốn để họ tự làm nông, lâm, thủy sản tạo thu nhập cho hộ. Do đó kết quả phân tích hồi quy cũng phù hợp với dấu kỳ vọng của tác giả cũng như kết quả kiểm định thống kê trong nghiên cứu này và tương đồng với các nghiên cứu của Trương Thanh Vũ (2007) và Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012) đều cho rằng loại công việc chính (nghề nghiệp) của chủ hộ có tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Verner (2005) lại chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nơng nghiệp, đây là kết quả có khác biệt so với nghiên cứu này? Vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ hơn như loại cơng việc, trình độ kỹ năng của người làm việc hưởng lương cũng như khu vực, vùng, lãnh thổ…
Chủ hộ tự SXKD có mức thu nhập cao hơn chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, chủ hộ tự SXKD có mức thu nhập cao hơn chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản là 9,15% với mức ý nghĩa 10%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Verner và Dorter (2005) tại Mexico đã chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc trong lĩnh vực phi nơng nghiệp sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp và dấu kỳ vọng của tác giả; nghiên cứu của Trương Thanh Vũ (2007) cho thấy loại công việc chính (nghề nghiệp) của chủ hộ có tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ, điều này có thể hiểu nghề sản
xuất kinh doanh, dịch vụ ở nông sẽ tạo được thu nhập khá hơn một số nghề nông nghiệp ở nơng thơn.
Chủ hộ CBVC có mức thu nhập cao hơn chủ hộ khác. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, chủ hộ là CBVC có mức thu nhập cao hơn chủ hộ khác là 33,64% với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này được hiểu là chủ hộ CBVC mặt dù làm việc hưởng lương nhưng khác với chủ hộ làm việc nhận tiền công, tiền lương (làm thuê) trong nghiên cứu này và kết quả phân tích hồi quy cũng phù hợp với nghiên cứu của Verner và Dorter (2005) đã chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay làm việc làm hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp, Lê Hồng Đào (2015) cũng cho kết quả nghề nghiệp của chủ hộ có tác động đến thu nhập của hộ. Và trong thực tế ở vùng nông thơn nếu chủ hộ có nghề nghiệp là CBVC thì thường có cuộc sống tương đối ổn định hơn so với một số nghề nghiệp khác.
(8) Giá trị thu từ canh tác lúa tăng góp phần tăng thu nhập hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, Giá trị canh tác lúa tăng 1% thì thu nhập của hộ tăng 0,007% với mức ý nghĩa 5%. Trong nghiên cứu này, thu nhập từ canh tác lúa ở đây có thể hiểu là hộ gia đình có tham gia sản xuất nơng nghiệp từ đất đai do mình sở hữu hoặc thuê mướn để sản xuất tạo ra thu nhập. Đối chiếu với kết quả của nghiên cứu trước thấy rằng kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Shrestha và Eiumnoh (2000) kết quả cho thấy các nguồn thu từ nơng nghiệp là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình; nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009), Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Di (2010) cũng thừa nhận rằng nguồn thu nhập từ nông nghiệp và yếu tố đất đai và sở hữu diện tích đất nơng nghiệp giúp cải thiện thu nhập và nâng cao phúc lợi của hộ gia đình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện rằng yếu tố thu nhập từ canh tác lúa tác động không đáng kể đến thu nhập của hộ là điều cần nghiên cứu rõ hơn để tìm ra nguyên nhân, cũng có thể do điều kiện hạn chế của dữ liệu trong vùng nghiên cứu chưa phù hợp cho từng khu vực có đặc điểm sản xuất riêng ở từng khu vực (tỉnh,
huyện, xã) nên kết quả chưa tương đồng với thực tế, vì đặc điểm ở vùng nơng thơn nguồn thu nhập chính của đa số hộ gia đình là từ nơng nghiệp.
(9) Giá trị thu từ trồng cây lâu năm tăng góp phần tăng thu nhập hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá trị trồng cây lâu năm tăng 1% thì thu nhập của hộ tăng 0,013% với mức ý nghĩa 1%. Cũng tương tự như đã giải thích, phân tích ở yếu tố giá trị thu từ canh tác lúa, kết quả nghiên cứu tác động của giá trị thu từ trồng cây lâu năm trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Shrestha và Eiumnoh (2000) và nghiên cứu của Huỳnh Minh Sang (2015) đã khẳng định diện tích đất, nguồn thu nhập từ nơng nghiệp có mối liên hệ đồng biến với thu nhập của hộ. Tuy kết quả cũng phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, nhưng mức tác động của giá trị thu từ trồng cây lâu năm đến thu nhập của hộ cũng không đáng kể, đây là điểm cần nghiên cứu thêm để lý giải một cách cụ thể rõ ràng hơn.
(10) Các yếu tố tuổi, giới tính, vay vốn, giá trị thu từ thủy sản khơng có ảnh hưởng đến thu nhập hộ trong mẫu nghiên cứu này. Kết quả thực tế này lại không phù hợp với các nghiên cứu trước của Gobezie và Garber (2007), Huỳnh Minh Sang (2015) lại có kết quả tuổi của chủ hộ có tác đến thu nhập của hộ gia đình; Phan Thị Nữ (2012), Aikacli (2010), Nguyễn Thị Nguyệt (2006) thì cho rằng giới tính có tác đến thu nhập của hộ gia đình; Cao Trọng Danh (2015), Phan Thi Nữ (2012), Trần Trọng Tín (2010) cho biết yếu tố vay vốn có tác đến thu nhập của hộ gia đình; Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) lại có kết quả các nguồn thu từ nơng nghiệp có tác đến thu nhập của hộ gia đình. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu trước so với kết quả của nghiên cứu này có thể do phạm vi, bối cảnh, điều kiện thu thập dữ liệu có khác nhau, nên dẫn đến kết quả khác biệt này, cần có sự nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ vấn đề.
Tóm tắt chương 4
Bằng phương pháp thống kê mô tả, thấy rằng bức tranh tổng quát thực trạng kinh tế - xã hội của hộ gia đình vùng nơng thơn ĐBSCL có sự phát triển theo xu hướng chung của cả khu vực ĐBSCL và cả nước, các hoạt động kinh tế để tạo ra thu nhập trong vùng cũng đa dạng, hoạt động nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính
của đa số hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 26,9 triệu đồng/năm (bình quân của ĐBSCL là 27,9 triệu đồng/năm; bình quân chung cả nước là 31,7 triệu đồng/năm); qui mơ hộ ở mức trung bình (3,78 người/hộ, hộ có từ 1 đến 4 người chiếm đa số); tỷ lệ phụ thuộc trung bình là 36,42% (hộ có tỷ lệ phụ thuộc từ >40% - 60% chiếm tỷ lệ cao nhất (33,22%); Số lao động trong độ tuổi làm việc trung bình mỗi hộ có 1,98 lao động, gia đình có từ 1 - 2 lao động chiếm đa số (68,47%); trình độ học vấn của lao động trong độ tuổi làm việc là rất thấp (4,8 năm tương đương với cấp tiểu học), đặc biệt tỷ lệ thất học chiếm tỷ lệ cao nhất 32,50% trong tổng số lao động của vùng; chủ hộ đa phần là dân tộc Kinh (chiếm 91,18%) và có đến 75,49% chủ hộ là nam; đơ ̣ tuổi trung bình của chủ hô ̣ là 51,9 tuổi, chủ hô ̣ có tuổi đời từ 40 đến 60 t̉i chiếm tỷ lệ cao nhất (54,24%); về trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là rất thấp (5,6 năm chỉ tương đương với cấp tiểu học), trong đó số chủ hộ có trình độ học vấn >12 năm chỉ chiếm tỷ lệ 4,24%; về thống kê một số nghề của chủ hộ, thấy rằng chủ hộ làm việc nhận tiền công, tiền lương (làm thuê) chiếm tỷ lệ 38,82%, chủ hộ có hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ (tự sản xuất kinh doanh) chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 17,57%, chủ hộ có nghề nghiệp là cán bộ viên chức có tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 3,68%; về đặc điểm sản xuất của hộ, việc tham gia vay vốn tín dụng trong vùng cịn ít (chỉ có 24,38%), số hộ có giá trị thu từ trồng lúa chiếm 35,48%, số hộ có giá trị thu từ trồng cây lâu năm chiếm 25,69%, số