CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
3.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để thống kê mô tả, kỷ thuật phân tổ, xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, cụ thể như sau:
(1) Phương pháp thống kê mô tả: Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả
khái quát bức tranh về thực trạng kinh tế-xã hội của hộ gia đình; sự chênh lệch về thu nhập, phân hóa giàu nghèo trong vùng nghiên cứu. Đồng thời có so sánh sự chênh lệch giữa 5 nhóm hộ theo tiêu chí thu nhập.
Cụ thể:
- Tiến hành phân tổ biến thu nhập theo 05 nhóm phân vị, mỗi nhóm tương ứng với 20% số hộ (các hộ này được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của thu nhập bình quân) để thống kê mô tả các biến trong mơ hình, so sánh sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Áp dụng các chỉ tiêu thống kê cơ bản như giá trị trung bình, sai số chuẩn, tối thiểu, tối đa, tần suất, tỷ lệ.
- Vẽ đường cong Lorenz và tính tốn hệ số Gini để xem xét mức độ của phân hố giàu nghèo và bất bình đẳng.
(2) Tiến hành kiểm định khác biệt về thu nhập với một số biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu. Áp dụng kiểm định thống kê so sánh bằng phương pháp kiểm định trung bình (T-test)
(3) Áp dụng mơ hình hồi quy để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình. Nhằm định lượng các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình, đề tài dự kiến sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. Mơ hình này có biến phụ
thuộc là logarit của biến thu nhập của hộ/năm và các biến độc lập gồm các biến thể hiện một số yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ, cá nhân của chủ hộ, về đặc điểm sản xuất của hộ gia đình với mơ hình hồi quy tổng quát như sau:
3.2.2.1 Mơ hình kinh tế lượng lý thuyết - Mơ hình tổng qt
Yi = α + βi Xi + εi . Trong đó:
Yi là thu nhập của hộ/năm; α là hằng số;
i là hệ số ước lượng hồi quy tương ứng;
Xi là các biến độc lập (các yếu tố có khả năng tác động đến mức sống hộ gia đình hay thu nhập của hộ/năm);
εi là sai số ước lượng.
- Dạng hàm áp dụng
lnYi = α + βi Xi + εi . Trong đó:
lnYi là logarit thu nhập của hộ/năm; α là hằng số;
i là hệ số ước lượng hồi quy tương ứng;
Xi là các biến độc lập (các yếu tố có khả năng tác động đến mức sống hộ gia đình hay thu nhập của hộ/năm);
εi là sai số ước lượng.
- Phương pháp ước lượng: Phương pháp bình phương tối thiểu (Ordinary Least Squares)
- Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Các hệ số hồi quy cho biết sự thay đổi tương đối của Y đối với sự thay đổi tuyệt đối của biến Xi. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi biến Xi tăng/giảm một đơn vị thì biến Y tăng/giảm tương ứng ix100 (%) hoặc biến Y tăng/giảm tương ứng ei lần.
3.2.2.2 Mơ hình áp dụng trong nghiên cứu:
Kế thừa các nghiên cứu trước và từ mơ hình tổng qt kết hợp với khung phân tích đề xuất, tác giả xây dựng mơ hình hồi qui tổng thể của nghiên cứu có dạng như sau:
lnTHUNHAP = α + β1QUYMOHO + β2TYLEPHUTHUOC + β3SLDLV + β4SNDIHOC + β5DANTOC + β6GIOITINH + β7TUOI + β8HOCVAN + β9NHANLUONG + β10SXKD + β11CBVC + β12VAYVON + β13lnCANHTACLUA + β14lnCAYLAUNAM + β15lnTHUYSAN + εi
3.2.2.3 Mơ tả biến số và giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc:
Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài chọn biến thu nhập hộ gia đình (THUNHAP) là biến phụ thuộc.
Biến thu nhập (THUNHAP): là biến định lượng, thể hiện thu nhập của hộ gia đình trong năm, đơn vị đo lường 1.000 đ/năm.
Các biến độc lập:
(1) Biến Quy mô hộ (QUYMOHO): Thể hiện số thành viên trong hộ. Đây là biến định lượng, đo lườ ng tổng số người trong hô ̣. Giả thuyết đặt ra là quy mơ hộ gia đình và thu nhập có mối tương quan đồng biến, khi số lượng người trong hô ̣ nhiều hơn thì mức thu nhập cao hơn so với hộ gia đình có quy mơ nhỏ hơn. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(2) Biến Tỷ lệ phụ thuộc (TYLEPHUTHUOC): Đây là biến định lượng, thể hiện tổng số người già quá tuổi lao động hoặc số trẻ em chưa đến tuổi lao động là những người không tạo ra thu nhập trong hộ. Giả thuyết đặt ra là số người phụ thuộc trong hộ gia đình và thu nhập của hộ có mối tương quan nghịch biến, nếu số lượng người phụ thuộc trong hô ̣ càng cao thì ảnh hưởng tiêu cực đến mức thu nhập trong hơ ̣ gia đình. Kỳ vọng biến mang dấu âm (-).
(3) Biến Số lao động trong độ tuổi làm việc (SLĐLV): Là biến định lượng, thể hiện số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ. Giả thuyết đặt ra là số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ và thu nhập của hộ có mối tương quan đồng
biến, nếu số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ càng cao thì ảnh hưởng tích cực đến mức thu nhập trong hơ ̣ gia đình. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(4) Biến Số năm đi học (SNDIHOC): Đây là biến định lượng, thể hiện số năm đi học trung bình của số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ (biến này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố của số năm đi học của các trẻ em trong độ tuổi đi học của hộ gia đình). Giả thuyết đặt ra là số năm đi học trung bình của số lao động trong độ tuổi làm việc trong hộ gia đình và thu nhập có mối tương quan đồng biến, nếu số năm đi học trung bình của số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ càng cao thì có ảnh hưởng tích cực đến mức thu nhập trong hợ gia đình (tức là thu nhập càng cao). Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(5) Biến Dân tộc (DANTOC): Do có sự khác biệt rất rõ giữa các hộ dân tộc trong vùng nghiên cứu, dân tộc Kinh chiếm đa số trong tổng mẫu khảo sát, nên tác giả ghép dân tộc Hoa cùng với các dân tộc khác và gọi là dân tộc Khác. Đây là là biến giả, nhâ ̣n giá tri ̣ 1 nếu dân tô ̣c Kinh; nhâ ̣n giá tri ̣ 0 nếu là các dân tô ̣c Khác. Giả thuyết đặt ra, nếu chủ hộ là dân tộc Kinh sẽ có thu nhập của hộ cao hơn dân tộc Khác. Kỳ vọng mang dấu dương (+).
(6) Biến Giới tính (GIOITINH): Là biến giới tính của chủ hộ. Đây là biến giả, nhâ ̣n giá tri ̣ 1 nếu chủ hộ là nam, nhâ ̣n giá tri ̣ 0 nếu chủ hộ là nữ. Giả thuyết đặt ra, nếu chủ hộ là nam sẽ có thu nhập của hộ cao hơn chủ hộ là nữ. Kỳ vọng mang dấu dương (+).
(7) Biến Tuổi chủ hộ (TUOI): Là biến định lượng, thể hiện tuổi trung bình của chủ hộ. Giả thuyết đặt ra, tuổi trung bình chủ hộ càng cao chưa hẳn có tác động tích cực đến thu nhập, vì còn tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, năng lực sản của chủ hộ. Kỳ vọng có thể mang dấu dương hoặc dấu âm (+/-).
(8) Biến Học vấn của chủ hộ (HOCVAN): Là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ. Đây là biến đi ̣nh lượng, thể hiê ̣n số năm đi ho ̣c của chủ hô ̣. Kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là chủ hô ̣ có trình đơ ̣ ho ̣c vấn càng cao thì có khả năng có thu nhập cao hơn chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn (+).
(9) Biến Nhận lương (NHANLUONG): Là biến thể hiện chủ hộ có nghề nghiệp đi làm việc nhận tiền công, tiền lương. Đây là biến giả, nhâ ̣n giá tri ̣ 1 nếu chủ hộ đi làm việc nhận tiền công, tiền lương, nhận giá tri ̣ 0 nếu chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản (thuần nông). Giả thuyết đặt ra, nếu chủ hộ đi làm việc nhận tiền cơng, tiền lương sẽ có thu nhập của hộ thấp hơn chủ hộ thuần nông. Kỳ vọng mang dấu âm (-).
(10) Biến Sản xuất kinh doanh (SXKD): Là biến thể hiện nghề nghiệp của chủ hộ là tự sản xuất kinh doanh. Đây là biến giả, nhâ ̣n giá tri ̣ 1 nếu chủ hộ tự sản xuất kinh doanh, nhận giá tri ̣ 0 nếu chủ hộ tự làm nông, lâm, thủy sản (thuần nông). Giả thuyết đặt ra, nếu chủ hộ tự sản xuất kinh doanh sẽ có thu nhập của hộ cao hơn chủ hộ thuần nông. Kỳ vọng mang dấu dương (+).
(11) Biến Cán bộ viên chức (CBVC): Là biến thể hiện chủ hộ là cán bộ viên chức. Đây là biến giả, nhâ ̣n giá tri ̣ 1 nếu chủ hộ là cán bộ viên chức, nhâ ̣n giá tri ̣ 0 nếu chủ hộ khác. Giả thuyết đặt ra, nếu chủ hộ là cán bộ viên chức sẽ có thu nhập của hộ cao hơn chủ hộ khác. Kỳ vọng mang dấu dương (+).
(12) Biến Vay vốn (VAYVON): Đây là biến định tính (biến dummy), thể hiện hộ gia đình có tham gia vay tín dụng ở các tổ chức tín dụng chính thức hay khơng, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay tín dụng, nhận giá trị 0 nếu hộ khơng vay tín dụng. Giả thuyết đặt ra, những hộ vay tín dụng có thu nhập của hơ ̣ cao hơn những hộ khơng vay tín dụng. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(13) Biến Canh tác lúa (CANHTACLUA): Là biến định lượng, thể hiện giá trị thu từ canh tác lúa của hộ. Giả thuyết đặt ra, là giá trị thu từ canh tác lúa của hộ và thu nhập của hộ có mối tương quan đồng biến, nếu hộ gia đình có giá trị thu nhập từ canh tác lúa sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức thu nhập trong hợ gia đình. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(14) Biến Cây lâu năm (CAYLAUNAM): Là biến định lượng, thể hiện giá trị thu từ trồng cây lâu năm của hộ. Giả thuyết đặt ra, là giá trị thu từ trồng cây lâu năm của hộ và thu nhập của hộ có mối tương quan đồng biến, nếu hộ gia đình có giá
trị thu từ trồng cây lâu năm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mức thu nhập trong hợ gia đình. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
(15) Biến Thủy sản (THUYSAN): Là biến định lượng, thể hiện giá trị thu từ thủy sản của hộ. Giả thuyết đặt ra, là giá trị thu từ thủy sản của hộ và thu nhập của hộ có mối tương quan đồng biến, nếu hộ gia đình có giá trị thu từ thủy sản sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mức thu nhập trong hơ ̣ gia đình. Kỳ vọng biến mang dấu dương (+).
Quy ước số năm đi học
- Nếu trình độ văn hóa từ phổ thơng trung học trở xuống thì:
Số năm đi học = lớp phổ thơng đã hồn thành + số năm quy ước cho bậc đào tạo nghề tương ứng.
- Nếu trình độ văn hóa từ cao đẳng trở lên = lớp phổ thơng đã hồn thành + năm học tương ứng với bằng cấp đạt được.
Sau đây là qui ước số năm học cho các bậc đào tạo: Đào tạo nghề ngắn hạn = 0,5 năm
Đào tạo nghề dài hạn = 1,5 năm Trung học chuyên nghiệp = 2,5 năm Cao đẳng = 3 năm
Đại học = 4,5 năm
Thạc sỹ = số năm học đại học (4,5 năm) +3 năm
Bảng 3.4: Các biến số của mơ hình các nhân tố tác động đến thu nhập
Ký hiệu Mô tả biến số Đơn vị Kỳ vọng Cơ sở chọn biến
Biến phụ thuộc:
THUNHAP Thể hiện thu
nhập của hộ/năm 1.000 đồng
Các biến độc lập:
QUYMOHO Thể hiện tổng số
người trong hộ Người (+)
Aikacli (2010), Okurut và Adebua (2002), Huỳnh Minh Sang (2015) TYLEPHUTHUOC Thể hiện số người phụ thuộc trong hộ Người (-) Arun và cộng sự (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2010), Đinh Phi Hổ (2014) SLDLV Thể hiện số lao động trong độ tuổi làm việc của hộ
Người (+)
Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Văn Đông (2012) SNDIHOC Thể hiện số năm đi học trung bình của lao động trong độ tuổi làm việc của hộ Người (+) World Bank (2012), Trần Xuân Long (2009), Cao Trọng Danh (2015) DANTOC Sắc tộc của chủ hộ. Dân tộc kinh = 1, khác = 0 (+) Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012), Nguyễn Nhật Trường (2015) GIOITINH Thể hiện giới tính của chủ hộ. Chủ hộ là nam = 1, nữ = 0 (+) Phan Thị Nữ (2012), Aikacli (2010), Nguyễn Thị Nguyệt (2006)
TUOI Thể tuổi tác của
chủ hộ. Năm (+/-)
Gobezie và Garber (2007), Huỳnh Minh Sang (2015)
HOCVAN Thể hiện số năm
đi học của chủ hộ Năm (+)
Okurut và Adebua (2002), Nguyễn Quốc Nghi (2011), Lê Hồng Đào (2015) NHANLUONG Chủ hộ làm việc nhận tiền công, tiền lương (THUANNONG tham chiếu) (-) Trương Thanh Vũ (2007), Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012) SXKD Thể hiện chủ hộ tự sản xuất kinh (+) Verner và Dorter (2005), Trương Thanh Vũ (2007)
(THUANNONG tham chiếu) CBVC Thể hiện chủ hộ là cán bộ viên chức (có = 1; khơng = 0) (+) Verner và Dorter (2005), Lê Hồng Đào (2015) VAYVON Thể hiện hộ có tham gia vay tính dụng hay khơng (có = 1; không = 0) (+) Cao Trọng Danh (2015), Phan Thi Nữ (2012), Trần Trọng Tín (2010) CANHTACLUA Thể hiện giá trị thu từ canh tác lúa của hộ 1.000 đồng (+) Shrestha và Eiumnoh (2000), Trần Xuân Long (2009) Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Di (2010) CAYLAUNAM Thể hiện giá trị thu từ trồng cây
lâu năm của hộ 1.000 đồng (+)
Shrestha và Eiumnoh (2000), Huỳnh Minh Sang (2015) THUYSAN Thể hiện giá trị thu từ thủy sản của hộ 1.000 đồng (+) Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011)
εi là sai số ước lượng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mơ hình nghiên cứu đề xuất
3.2.2.4 Phương pháp tính tốn dữ liệu:
Đề tài sử dụng phần mềm Stata 13 để tính tốn các giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn cho các biến định lượng; tạo các bảng tần suất cho các biến định tính; kiểm định sự khác biệt và chạy mơ hình hồi quy cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với sử dụng phần mềm Excel, Word để tổng hợp so sánh, tính tốn đường cong Lorenz và hệ số Gini cho dữ liệu nghiên cứu.
Tóm tắt Chương 3
Ở Chương 3, Tác giả trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, qua đó cho thấy tuy tốc độ phát triển kinh tế của vùng thuộc nhóm cao so với một số vùng khác và cao hơn tốc độ phát triển chung của cả nước,
nhưng đánh giá tổng thể thấy rằng kinh tế - xã hội của vùng phát triển thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nhất là hạ tầng giao thông; giáo dục, y tế cịn nhiều yếu kém; thu nhập bình qn đầu người cịn thấp hơn so bình quân chung của cả nước, giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng còn thấp so với tỷ lệ giảm chung của cả nước, khoảng cách giàu nghèo còn diễn biến phức tạp. Trên cơ sở khung phân tích được đề xuất ở Chương 2, tác giả cũng đã trình bày nguồn dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ dữ liệu VHLSS 2014 cho vùng nơng thơn ĐBSCL gồm có 13 tỉnh, thành phố; phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, tính tốn đường cong Lorenz và hệ số Gini, áp dụng dạng hàm hồi quy đa biến bằng phương pháp ước lượng hồi quy OLS thông qua chỉ tiêu “thu nhập” làm biến phụ thuộc để đánh giá tác động đến mức sống của hộ gia đình, xây dựng các biến với giả thuyết có khả năng tác động đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, đồng thời giải thích các biến trong mơ hình; kỹ thuật tính tốn với sự hỗ trợ của các phần mềm Stata 13, Excel, Word. Kết quả nghiên cứu tác giả sẽ trình bày cụ thể ở Chương 4.