Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sơng Cửu Long nằm ở phía cực Nam của đất nước, hay còn được gọi là miền Tây Nam bộ, gồm 13 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2015), diện tích tồn ĐBSCL là 4.057,6 nghìn ha, chiếm 12,26% diện tích cả nước; dân số trung bình gần 17,513 triệu người, chiếm khoảng 19% dân số cả nước, trong đó dân số sống ở khu vực thành thị chiếm gần 25% và dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 75%; mật độ dân số trung bình của ĐBSCL 432 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm đa số; tiếp đến là dân tộc Khmer chiếm khoảng 6,4% chủ yếu sống tập trung ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh; dân tộc Hoa chiếm tỉ lệ khoảng 1,7% gần như sống rải rác đều hết ở các tỉnh ĐBSCL. Địa hình vùng Đồng bằng sơng Cửu Long rất đa dạng, vừa có đồng bằng, lại vừa có đồi núi và biển đảo, với hơn 700 km bờ biển, có vùng biển rộng lớn tiếp giáp với các nước ASEAN và hơn 400 km biên giới trên bộ. Chế độ thủy văn của ĐBSCL có 3 điểm nổi bật: (1) Mùa mưa ở vùng đất phèn thì nước bị nhiễm chua phèn; (2) Vào mùa lũ lụt, nước ngọt mang về phù sa, phù du và ấu trùng; (3) Mùa khô ở vùng ven biển, thời gian gần đây thường bị xâm nhập mặn.

Theo Tổng cục Thống kê (2015), hiện tra ̣ng sử du ̣ng đất của ĐBSCL năm 2014 được phân bố như sau: Diện tích đất nơng nghiệp 2.607,1 nghìn ha, chiếm 63,97% so với tổng diện tích của tồn vùng và chiếm 25,48% so với diện tích đất nông nghiệp của cả nước; tiếp đến là diện tích đất lâm nghiệp chiếm 7,41% so với

tổng diện tích của tồn vùng và chiếm 1,90% so với diện tích đất lâm nghiệp của cả nước; diện tích đất chuyên dùng chiếm 6,45% so với tổng diện tích của tồn vùng và chiếm 1,38% so với diện tích đất chuyên dùng của cả nước; diện tích đất ở chiếm 3,05% so với tổng diện tích của tồn vùng và chiếm 17,70% so với diện tích đất ở của cả nước.

Từ những điều kiện tự nhiên của vùng, có thể nói ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là về phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp. Ngoài ra, ĐBSCL có tiềm năng lớn phát triển du lịch đa dạng, chất lượng cao, bao gồm cả du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch núi và du lịch văn hố; các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp đã và đang được triển khai hầu hết trên các tỉnh tạo đà phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

3.1.2 Về kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long năm 2014 có nhiều thuận lợi cùng với những khó khăn thách thức đan xen nhau, ngay cả trong nội bộ từng ngành kinh tế. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2014) tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 của vùng đạt khoảng 9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung cả nước năm 2014 là 5,98%). Trong đó, tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm trên 35%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 26% và khu vực thương mại dịch vụ khoảng 29%. Một số chỉ tiêu ở khu vực I đóng góp phần lớn giá trị của cả nước, như: sản lượng lúa chiếm khoảng 56% và sản lượng gạo xuất khẩu chiếm tới 90%; sản lượng thủy sản chiếm khoảng 40% và sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 60%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ liên tục có mức tăng trưởng khá cao, trong ngành nơng nghiệp đã khai thác thêm đất hoang hóa cùng với chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi làm tăng thêm giá trị sản xuất; dịch vụ và du lịch đang dần phát huy thế mạnh. Thu nhập bình qn đầu người có được cải thiện, tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong vùng từng bước có nâng lên. Giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư

nhiều hơn; tỷ lệ hộ nghèo của toàn vùng giảm đáng kể từ 12,6% (2010) còn 7,9% (2014).

Tuy nhiên, từ năm 2010-2014 Đồng bằng sơng Cửu Long lại có mức thu nhập bình qn đầu người (tính theo giá hiện hành) đều thấp hơn cả nước; tương tự tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm nhưng mức giảm lại thấp hơn mức giảm chung cả nước. Bảng 3.1 cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2010 thấp hơn 0,140 triệu đồng, năm 2012 thấp hơn 0,201 triệu đồng, năm 2014 thấp hơn 0,314 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 so với năm 2010 giảm thấp hơn 1,1%.

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân/người và tỷ lệ hộ nghèo ĐBSCL và cả nước

Năm

Thu nhập bình quân đầu người (ngàn

đồng)/tháng Tỷ lệ hộ nghèo (%) ĐBSCL Cả nước So sánh cả nước với ĐBSCL ĐBSCL Cả nước 2010 1.247,2 1.387,1 0,140 12,6 14,2 2012 1.796,7 1.999,8 0,201 10,1 11,1 2014 2.326,0 2.640,0 0,314 7,9 8,4

Tỷ lệ giảm nghèo 2014 với 2010 - 4,7 - 5,8

Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang năm 2015

Mặc dù những năm gần đây ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển, nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là ở khu vực nông thôn hạ tầng giao thông, điện, nước cho sinh hoạt, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế cịn nhiều khó khăn so với các vùng khác trong cả nước (chỉ xếp trên khu vực Tây nguyên và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc). Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, kinh tế của vùng ĐBSCL phát triển chủ yếu theo chiều rộng; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ vào sản xuất cịn chậm; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; thương mại chưa thể hiê ̣n đúng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, ý thức và hiểu biết của người dân về thương mại và tăng tính thương mại cho sản phẩm cịn thấp, nhiều loại sản phẩm làm ra mang tính mùa vụ, chất lượng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chế biến công nghiệp; người dân phần lớn chưa có nhận thức và kỹ năng về dịch vụ

phân phối chuyên nghiệp, thói quen trong sản xuất và tiêu dùng tự cung tự cấp làm cản trở sự phát triển thương mại cả về phương diện cung và cầu của thị trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; một số nơi môi trường sinh thái bị xâm hại, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp so với mức bình qn của cả nước; một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, văn hóa, y tế, giáo dục cịn nhiều hạn chế yếu kém. Tình hình an ninh biên giới, biển đảo, tội phạm, và tranh chấp khiếu kiện từng lúc còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)