Thu nhập bình quân/người và tỷ lệ hộ nghèo ĐBSCLvà cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 38)

Năm

Thu nhập bình quân đầu người (ngàn

đồng)/tháng Tỷ lệ hộ nghèo (%) ĐBSCL Cả nước So sánh cả nước với ĐBSCL ĐBSCL Cả nước 2010 1.247,2 1.387,1 0,140 12,6 14,2 2012 1.796,7 1.999,8 0,201 10,1 11,1 2014 2.326,0 2.640,0 0,314 7,9 8,4

Tỷ lệ giảm nghèo 2014 với 2010 - 4,7 - 5,8

Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang năm 2015

Mặc dù những năm gần đây ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển, nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là ở khu vực nông thôn hạ tầng giao thông, điện, nước cho sinh hoạt, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế cịn nhiều khó khăn so với các vùng khác trong cả nước (chỉ xếp trên khu vực Tây nguyên và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc). Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, kinh tế của vùng ĐBSCL phát triển chủ yếu theo chiều rộng; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ vào sản xuất cịn chậm; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; thương mại chưa thể hiê ̣n đúng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, ý thức và hiểu biết của người dân về thương mại và tăng tính thương mại cho sản phẩm cịn thấp, nhiều loại sản phẩm làm ra mang tính mùa vụ, chất lượng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chế biến cơng nghiệp; người dân phần lớn chưa có nhận thức và kỹ năng về dịch vụ

phân phối chuyên nghiệp, thói quen trong sản xuất và tiêu dùng tự cung tự cấp làm cản trở sự phát triển thương mại cả về phương diện cung và cầu của thị trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; một số nơi môi trường sinh thái bị xâm hại, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp so với mức bình qn của cả nước; một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, văn hóa, y tế, giáo dục cịn nhiều hạn chế yếu kém. Tình hình an ninh biên giới, biển đảo, tội phạm, và tranh chấp khiếu kiện từng lúc còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2014).

3.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nguồn dữ liệu: 3.2.1 Nguồn dữ liệu:

Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ cuộc điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 (VHLSS 2014) do Tổng cục Thống kê thực hiện là nguồn dữ liệu chính để phân tích đề tài. Cuộc điều tra thực hiện thu thập thông tin bằng hai loại phiếu phỏng vấn là “Phiếu phỏng vấn hộ gia đình” và “Phiếu phỏng vấn chính quyền cấp xã”. Thơng tin từ hộ gia đình được điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ tại địa bàn khảo sát với 2 loại phiếu: “Phiếu phỏng vấn thu nhập và chi tiêu”, “Phiếu phỏng vấn thu nhập”. Cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin không kiểm tra thực tế vào phiếu phỏng vấn. Các phiếu khảo sát sau khi được các Cục Thống kê tỉnh/thành phố nghiệm thu đạt yêu cầu mới được đưa vào nhập thông tin và tổng hợp.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê 2014 của Tổng cục Thống kê và dữ liệu tổng hợp phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang của Cục Thống kê Kiên Giang 2015 để bổ sung cho phân tích của đề tài.

Dữ liệu VHLSS 2014 được tác giả trích xuất riêng cho vùng nơng thơn Đồng bằng sông Cửu Long và tương thích với các yếu tố có khả năng tác động đến thu nhập của hộ gia đình như đã trình bày ở khung phân tích. Với tổng số 1.440 mẫu khảo sát, được phân bổ cho từng tỉnh, thành phố tại Bảng 3.2 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)