CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng kinh tế-xã hội vùng nông thôn ĐBSCL
4.1.2 Thông tin về tỷ lệ người phụ thuộc
Nhân khẩu phụ thuộc (là những người ngoài độ tuổi lao động) được phản ánh ở các khía cạnh khác nhau, nếu nhân khẩu phụ thuộc dưới tuổi 15 cao, đây là nhân khẩu phụ thuộc tiềm năng, nó sẽ bổ sung vào lực lượng lao động trong tương lai. Ngược lại, nhân khẩu phụ thuộc trên độ tuổi lao động cao, chứng tỏ là dân số của vùng đó, quốc gia đó hay địa phương đó là dân số già. Do đó, nhân khẩu phụ thuộc là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của từng hộ gia đình nói riêng. Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc trong vùng
nghiên cứu trung bình là 36,42%, điều này cũng có thể nói một hộ gia đình có ba người, thì hai người làm ni một người. Điều đáng chú ý là hộ gia đình có tỷ lệ phụ thuộc từ >40% - 60% chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số hộ được khảo sát (33,22%); đồng thời nhóm hộ nghèo có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn 1,71 lần so với nhóm hộ giàu, xu hướng tỷ lệ phụ thuộc tăng dần từ nhóm hộ giàu đến nhóm hộ nghèo. Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ phụ thuộc cũng là một trong những yếu tố có tác động đến thu nhập và tình trạng nghèo đói của hộ gia đình.
Bảng 4.2: Thống kê tỷ lệ người phụ thuộc theo 5 nhóm hộ
Đơn vị tính: %
Nhóm hộ Trung bình Sai số chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Chung 36,42 25,30 0 100 - Nghèo 46,48 25,90 0 100 - Cận nghèo 39,31 23,21 0 100 - Trung bình 35,00 25,06 0 100 - Khá 34,26 23,76 0 100 - Giàu 27,04 24,54 0 100
Phân nhóm tỷ lệ phụ thuộc Tần suất Tỷ lệ %
Khơng có tỷ lệ phụ thuộc 235 22,57
Tỷ lệ phụ thuộc <=40% 464 32,22
Tỷ lệ phụ thuộc từ 41%-60% 485 33,68
Tỷ lệ phụ thuộc từ 61%-80% 118 8,60
Tỷ lệ phụ thuộc từ 81%-100% 50 3,47
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu VHLSS 2014