1.4 Z’Score và vai trò trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính
1.4.5 Z’Score và dự báo gian lận báo cáo tài chính
Chỉ số Z’score kết luận rằng tổng tất cả tỷ số càng cao thì tình hình sức khỏe của cơng ty càng tốt. Chỉ số Z có thể cho kết quả chắc chắn nếu so sánh với những công ty khác trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất để sử dụng chỉ số Z của Edward I.Altman là thể hiện chỉ số so sánh trên nhiều năm.
Chỉ số Z’score cũng có một số mặt hạn chế, nó phải được sử dụng với mức độ cẩn trọng khi áp dụng đối với các công ty từ các ngành công nghiệp khác. Các công ty ở các ngành cơng nghiệp khác có mức độ khác nhau về
nguồn vốn và nhu cầu thanh khoản khác nhau (Kaplan & Peterson 1998). Theo Nowak & Grantham (2000), sẽ không hợp lý khi so sánh chỉ số Z của các công ty từ ngành công nghiệp phát triển phần mềm, ngành mà nguồn vốn
tương đối thấp với ngành dầu và gas, ngành mà phải có vốn đầu tư lớn vào thiết bị khai thác, tinh chế. Edward I.Altman đã phát triển vài công thức chỉ số
Z đối với các ngành công nghiệp khác để làm giảm vấn đề này.
Theo Deloitte 2008, trên 50% trường hợp gian lận dựa trên thời điểm ghi
đại học SMC ở Switzerland, đã tạo ra công thức bổ sung dựa trên phương
trình chỉ số Z. Chỉ số mới này được gọi là chỉ số P, thể hiện cách tính tương tự chỉ số Z nhưng sử dụng doanh thu và vốn chủ sở hữu thay vì thu nhập thuần và vốn lưu động. Cách tính của chỉ số P thể hiện theo cách sau:
P = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó:
X1 = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
X3 = Thu nhập trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản
X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng các khoản nợ
X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản
Giá trị đơn lẻ vẫn được sử dụng trong cách tính của chỉ số P và chỉ số Z. Tuy nhiên, việc quan sát những giá trị này trên kỳ 5 năm thể hiện chỉ số P và chỉ số Z có độ dốc góc khác nhau. Thực tiễn cho thấy tất cả các công ty trong mẫu nghiên cứu là các công ty đã phát triển. Đối với một công ty đã phát triển với dòng đời sản phẩm thiết lập, Igor Pustylnick nghiên cứu mong đợi độ dốc của chỉ số P và chỉ số Z phải giống hệt nhau. Quan sát sự khác nhau quan trọng đã chỉ dẫn Igor Pustylnick kết luận rằng thơng tin bổ sung có thể được sử dụng bằng việc so sánh tỷ số thay đổi của giá trị P và Z ở các kỳ khi gian lận xuất hiện. Để xác định kết quả, Igor Pustylnick giới thiệu 2 biến số mới:
∆P = [Pt – P(t-1)] / │P(t-1)│ (tỷ số thay đổi của P) ∆Z = [Zt – Z(t-1)] / │Z(t-1)│ (tỷ số thay đổi của Z)
Trong q trình quan sát ban đầu có lưu ý rằng các kỳ chi phí cho gian lận kỳ trước đối với nhiều cơng ty thì độ dốc của chỉ số P dốc đứng hơn độ
thuyết sau: Trong các kỳ gian lận báo cáo tài chính ∆P > ∆Z là đúng cho tất cả báo cáo khi gian lận xảy ra.
Qua mẫu nghiên cứu gồm 29 công ty với lịch sử gian lận đã được biết đến, Igor Pustylnick đã so sánh độ lệch ∆P - ∆Z xuất hiện trong nhiều năm.
Từ đó, Igor Pustylnick đã khẳng định giả thuyết chính của nghiên cứu rằng
giá trị ∆P - ∆Z chỉ ra sự hiện diện của gian lận báo cáo tài chính. Igor
Pustylnick đã kết luận bất cứ kết quả tính tốn cho các cơng ty tùy ý, mà kết
quả con số lớn hơn ngưỡng 0,37 chỉ ra rằng báo cáo tài chính có hàm chứa các gian lận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua nghiên cứu chương 1, tác giả đã tổng hợp và khái quát những vấn đề chung nhất liên quan đến khái niệm gian lận, gian lận báo cáo tài chính và thống kê những phương pháp gian lận dưới 3 góc độ gồm các nghiên cứu khoa học, khảo sát của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, bài học từ những công ty niêm yết bị phát hiện gian lận.
Trên cơ sở những vấn đề chung được đúc kết qua nghiên cứu về gian lận
BCTC, tác giả kết hợp với việc tìm hiểu về chỉ số Z và chỉ số P từ góc độ q trình xây dựng, phát triển cơng thức cho đến ứng dụng trong phát hiện ra gian lận, phá sản để từ đó kết luận về sự cần thiết và khoa học trong việc sử dụng các chỉ số này để tìm hiểu về các biểu hiện gian lận BCTC làm cơ sở cho khảo sát ở Chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH THƠNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 - 2010