2.1.1 Các giai đoạn phát triển
Theo Tạp chí Kinh tế và dự báo, chuyên san “Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam”, số 2 tháng 6/2010 – Nguyễn Sơn đã có thống kê về 10 năm hoạt
động của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
2.1.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005:
Đây là giai đọan khởi động của thị trường chứng khoán. Với 2 công ty
niêm yết khi đưa thị trường giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào hoạt động,
thị trường chứng khoán đã có mức tăng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm
ngày 25/06/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả 2 thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng.
2.1.1.2 Giai đoạn 2006 đến 2010:
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng cơng ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả 2 sàn
giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt
Thị trường chứng khốn đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình qn có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu
trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên
tục tăng từ 0,43 lần (năm 2006) lên 0,64 lần (năm 2007), 0,68 lần (năm 2008)
và ước đạt 1,13 lần (năm 2009). Năm 2006-2009 cũng chứng kiến những kỷ
lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng
khoán đạt được mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1.170,67 điểm và HASTC-
Index đạt 459,36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng
5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình qn có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị
trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên thị trường
chứng khốn chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu
tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có sản phẩm phái sinh, các sản
phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn
nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn
tất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công
chúng đầu tư.
2.1.2 Quy mơ và đóng góp cho nền kinh tế
Quy mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước
đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000 – 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mơ thị
trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp
chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị
trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế
giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ Quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu
tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Tính đến cuối năm 2010 đạt từ 40-50% GDP.
Hoạt động phát hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 cơng ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt
động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 cơng ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với Ủy ban chứng khoán nhà nước với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốn huy động
chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt
động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu.
Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.