6. Cấu trúc đề tài
2.5. Thực trạng huy động vốn khách hàng cá nhân của các ngân hàng thƣơng
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
Bảng 2.3-Cơ cấu nguồn vốn huy động phân loại theo hình thức huy động vốn.
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tiền gửi tiết kiệm (%) 63,02 72,59 73,64 Tiền gửi của các TCKT (%) 31,23 21,93 23,78 Tiền gửi khác (%) 5,75 5,48 2,58
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 của NHNN tỉnh Bình Phước)
Tính từ ngày 01/01/2013 đến 30/6/2013, nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 1.020 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 6,99%; so với cùng kỳ tăng 2.306 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,34%. Trong đó: tiền gửi tiết kiệm chiếm 77,88%, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 20,51%, tiền gửi khác chiếm 1,61% trên tổng nguồn huy động tại địa phương; tiền gửi nội tệ chiếm 97,30%, tiền gửi ngoại tệ chiếm 2,70% trên tổng nguồn huy động tại địa phương.
Qua cơ cấu nguồn vốn phân loại theo hình thức huy động cho thấy, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số vốn mà các Chi nhánh NHTM huy động được trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác huy động vốn của
khách hàng cá nhân rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản và duy trì các hoạt động cấp tín dụng của các Chi nhánh NHMT trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, vốn huy động trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại chiếm trên 90% dư nợ tín dụng, đây là tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, do tỷ lệ huy động so với dư nợ tín dụng ở các Chi nhánh NHTM là khơng đồng đều, có những Chi nhánh NHTM tỷ lệ lại rất cao nhưng cũng có những Chi nhánh NHTM có tỷ lệ này rất thấp. Các Chi nhánh NHTM đạt được tỷ lệ cao là các Chi nhánh NHTM có có gốc nhà nước, quy mô lớn, hoạt động lâu đời như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh NHTM CP Đầu tư và phát triển, Chi nhánh NHTM CP Cơng Thương. Cịn lại các Chi nhánh NHTM khác chỉ đạt mức trung bình và thấp.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của các Chi nhánh NHTM vẫn cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm và chiếm phần lớn so với tổng nguồn vốn huy động được trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm dài hạn giảm và tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tăng lên, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay trung, dài hạn và khả năng thanh khoản của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh.
Kết luận chƣơng 2
Nội dung chương 2 đề cập đến các vấn đề chung của địa bàn thực hiện đề tài nghiên cứu như: lịch sử hình thành; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội. Ngồi ra cịn đề cập đến tình hình kinh tế-xã hội, tình hình hoạt động ngành ngân hàng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC