1.4. Một số khó khăn khi tiến hành cổ phần hóa:
1.4.2. Phương thức định giá:
Hiện nay vấn đề xác định phương thức định giá cũng tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động CPH:
Thứ nhất, việc định giá tài sản trí tuệ và tài sản vơ hình đặc thù khác
trong doanh nghiệp chưa được xem xét đầy đủ. Chưa có quy định hướng dẫn đầy đủ và cụ thể việc xác định các giá trị vơ hình theo thơng lệ và phương pháp kỹ thuật đặc thù mà các nước phát triển đã áp dụng. Do vậy, khi xác định giá trị tài sản vơ hình các tổ chức định giá thường dùng các phương pháp thông thường trong định giá tài sản hữu hình để định giá tài sản vơ hình vốn dĩ phải được định giá bằng phương pháp đặc thù vốn có của nó. Điều này khơng phản ánh thực giá trị vốn có của nó, gây thất thốt NSNN và ảnh hưởng đến việc xác định giá trị li - xăng các tài sản vơ hình trong các tập đồn kinh tế.
Hiện nay, việc xác định các giá trị tài sản vơ hình chủ yếu là xác định lợi thế kinh doanh. Theo quy định của Bộ Tài chính có hai cách tính lợi thế kinh doanh. Nếu tính giá trị lợi thế kinh doanh của các DNNN theo cách dựa vào giá trị tài sản trên sổ sách và tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn trên 5 năm thì khơng thực tế, khó chấp nhận vì khơng phản ánh được giá trị thực vốn có của nó. Có nhiều loại tài sản có giá trị rất lớn, đơi lúc cịn có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nhưng lại chưa thể hiện giá trị trên bảng cân đối kế tốn, hoặc nếu có thì thể hiện giá trị không đầy đủ như: Quyền khai thác mỏ, hệ thống phân phối, tên thương mại, nhãn hiệu, giá trị danh sách khách hàng, danh sách đối tác chiến lược, trình độ quản trị doanh nghiệp của ban quản lý, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, các loại thương quyền mà một số doanh nghiệp có được, quyền sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền sử dụng khai thác cảng, các loại giấy phép đặc biệt, các uy tín và lợi thế thương mại khác,... Vấn đề này trở nên nghiêm trọng đối với các DNNN lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn.
Nếu lợi thế kinh doanh tính trên gíá trị lợi thế vị trí địa lý và giá trị “thương hiệu”, thì thực tiễn cho thấy cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và gần như chỉ tập trung xác định lợi thế về vị trí địa lý. Vì phương pháp xác định giá “thương hiệu” trên thực tế không phản ánh đúng giá trị thực, không phù hợp với thơng lệ tính tốn của các nước trên thế giới. Cụ thể là theo quy định của Thơng tư 146/2007/TT-BTC thì giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tun truyền trong và ngồi nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...), không thấy được giá trị thương mại của các tài sản vơ hình. Cịn việc xác định giá trị vị trí địa lý cũng đã gặp phải khó khăn ảnh hưởng khơng ít đến tốc độ CPH. Cụ thể là, việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý để tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp theo Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính đã đẩy giá trị doanh nghiệp tăng quá cao, làm cho doanh nghiệp khó xây dựng Vốn Điều lệ của CTCP cũng như thực hiện phương án CPH, vì hiệu suất kinh doanh trên vốn rất thấp (thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) nên không thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần, kể cả nhà đầu tư là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Thứ hai, quy định về việc sử dụng kết quả định giá cịn mang tính áp đặt
chủ quan. Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì tổ chức tư vấn định giá được quyền lựa chọn các phương pháp sau để xác định giá trị doanh nghiệp: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác được Bộ Tài chính chấp thuận. Tuy nhiên, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP lại yêu cầu giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản (Điều 23). Điều này vô hình trung đã làm cho phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác có thể trở nên “vơ nghĩa” khi giá trị này nhỏ hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đã CPH vừa qua đều chọn phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, nếu áp dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, thì tổ chức tư vấn định giá được sử dụng kết quả kiểm tốn báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định. Tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng quy định “Ngoài áp dụng các phương pháp quốc tế trong xác định giá trị doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện các bước xử lý tài chính, … kết hợp với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn CPH và
định giá nước ngồi …. cơng bố giá trị doanh nghiệp và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo số đánh giá lại” (khoản 5 Điều 1). Do vậy, sau khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, ngân hàng phải hạch toán và điều chỉnh lại giá trị sổ sách. Điều này thường làm cho các nhà đầu tư thắc mắc về số liệu được hạch toán trong sổ sách kế toán của ngân hàng CPH. Thêm nữa, giá trị doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian (thậm chí là thay đổi theo từng ngày) do giá trị tài sản biến động theo giá thị trường. Đối với ngân hàng, thì nợ và doanh thu phát sinh hằng ngày tương đối lớn. Cho nên, kể cả trong trường hợp xác định lại theo phương pháp tài sản, thì giá trị doanh nghiệp cũng chỉ mang tính tương đối tại thời điểm xác định.
Trái với những doanh nghiệp cổ phần hóa khơng chọn phương pháp tài sản để định giá thì các tổ chức định giá đã phải xác định giá trị doanh nghiệp theo hai phương pháp khác nhau, kể cả trường hợp đã áp dụng phương pháp theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Điều này làm kéo dài thêm thời gian và tăng chi phí cổ phần hóa; tạo ra mâu thuẫn giữa nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các tổ chức định giá về kết quả định giá với quyền được lựa chọn phương pháp định giá của họ. Do vậy, có nhiều quan điểm cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong những trường hợp này là đấu giá công khai. Song một số DNNN lo ngại rằng đấu giá công khai sẽ chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp họ đạt được mục tiêu chính khi cổ phần hố là đem lại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Ngày 17 tháng 12 năm 2014 Bộ Khoa học và Cơng nghệ và Bộ Tài chính đã ban hànhThông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN. Thông tư áp dụng đối với các đối tượng là: Đại diện chủ sở hữu nhà nước của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN; Tổ chức đề nghị giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN; Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN.
Tổ chức dịch vụ hỗ trợ định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN; Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến
việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN....
Thông tư quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN phục vụ việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng NSNN trừ trường hợp phải đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với những quy định hiện hành và Thơng tư này có thể thấy rõ giá trị thương hiệu vẫn bị bỏ ngõ. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này là do những quy định liên quan tới giá trị thương hiệu của nước ta chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế, mặc dù tài sản vơ hình nói chung hay thương hiệu nói riêng đã được ghi nhận trong các báo cáo tài chính.
Theo các chuyên gia Việt Nam chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá thương hiệu. Trên thế giới, thương hiệu được coi là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, có thương hiệu trị giá tới 70% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên ở nước ta, việc xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu vẫn còn bỏ ngỏ. Nhiều doanh nghiệp Việt đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, song khi xuất ngoại vẫn phải “núp” dưới tên của các thương hiệu có giá trị trên thế giới mới vào được thị trường quốc tế. Và đương nhiên, các doanh nghiệp phải mượn danh để xuất ngoại sẽ thiệt thòi đủ đường.
Các đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp CPH, thẩm định giá vẫn còn lúng túng trong việc xác định giá trị thương hiệu. Từ đó gây những trở ngại khơng đáng có trong q trình phát triển. Hệ quả là, Nhà nước có thể thất thốt lớn trong quá trình CPH, nhất là giai đoạn tới sẽ CPH nhiều tập đồn, tổng cơng ty quy mơ lớn, cịn doanh nghiệp sẽ thiệt thòi trong cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập…