Một số đặc thù khi cổ phần hóa cơng ty lâm nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 39 - 42)

Ngày 17 tháng 12 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty nơng, lâm nghiệp. Theo đó quy định rõ:

Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đối với cơng ty lâm nghiệp có diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất từ 70% diện tích đất được giao, thuê trở lên tại các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phịng, an ninh. Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước ở từng công ty khi phê duyệt phương án sắp xếp của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và tập đồn, tổng cơng ty nhà nước (Khoản 1, Điều 9).

Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần đối với các công ty lâm nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 9, Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Khoản 2, Điều 9)

Theo Bộ NN&PTNT có 254 cơng ty, trong đó 120 cơng ty nơng nghiệp và 134 công ty lâm nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới theo Nghị định 118/2014/NĐ – CP. Đến ngày 31/5/2016 Bộ NN&PTNT đã tổ chức thẩm định và xác định mơ hình cho 251 cơng ty (117 công ty nông nghiệp, 134 công ty lâm nghiệp); đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mơ hình sắp xếp cho 243 cơng ty gồm 114 cơng ty nông nghiệp và 129 công ty lâm nghiệp14.

Mặc dù ngày 22/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn - Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC về việc hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoat động của các công ty nông, lâm nghiệp nhưng thực tế do đặc thù, hiện trạng rừng ở các công ty được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau, rừng có nhiều cấp tuổi, trạng thái rừng không đồng

13 DDNN và những vấn đề sau cổ phần hóa – Phạm Ngọc Linh – Thơng tin pháp luật dân sự ngày 25/7/2009

14Lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, các cơng ty nơng lâm nghiệp chật vật cổ phần hóa – Hà Tâm – Báo Đầu tư ngày 14/7/ 2016

nhất, nên việc xác định giá trị cây rừng cần thiết phải điều tra kiểm đếm ngoài thực địa, việc này mất rất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó, chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp theo Thơng Tư 196/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì khơng đủ để thực hiện. Mặc khác, hiện vẫn chưa có hướng dẫn về việc định mức chi cho điều tra kiểm đếm tính tốn trữ lượng rừng trồng và nguồn vốn để thực hiện. do Thơng tư mới ban hành, nên việc áp dụng cịn nhiều lúng túng.

Tại các tại Công ty nơng, lâm nghiệp một phần diện tích đất đai đã khoán cho các hộ dân... cho nên việc thực hiện tái cơ cấu các đơn vị này gắn với việc phải bảo đảm ổn định đời sống cho nhiều hộ gia đình, ổn định đất đai, và gắn với mục tiêu phát triển rừng. Đây là bài tốn rất khó khi tiến hành CPH DNNN. Tài sản được nhà đầu tư lưu ý nhất của các công ty nông - lâm nghiệp là quỹ đất. Song khi ngỏ ý góp vốn, nhà đầu tư lại yêu cầu quỹ đất sạch, tập trung. Trong khi đó, hầu hết diện tích đất của các cơng ty nơng - lâm nghiệp tại các địa phương lại được giao khốn cho các hộ gia đình trong tình trạng khá manh mún, khơng có hạ tầng, thậm chí vẫn cịn xảy ra tranh chấp.

Mặt khác, do các cơng ty lâm nghiệp khơng được phép tính giá trị diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý vào giá trị doanh nghiệp khi CPH, nên phần vốn góp sau cổ phần hóa rất nhỏ (chỉ khoảng 2-3%). Chính vì vậy, vai trị của đại diện phần vốn góp của các cơng ty này sau CPH thường không cao, trong khi bên hưởng lợi phần diện tích đất lại chính là đối tác góp vốn.

Ngồi các vấn đề trên, chi phí CPH cũng là một trong những điểm vướng

đáng kể trong q trình sắp xếp, đổi mới các cơng ty nơng, lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện CPH tại một số đơn vị do tính chất đặc thù phải kiểm đếm vườn cây, rừng trồng nên chi phí cổ phần hóa cao hơn so với quy định tại Thơng tư 196/2011/TT-BCT của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH và Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên hiện nay quy định Nghị định 118/CP việc đo đạc ,cấm mốc,lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ do ngân sách địa phương để thực hiện cũng là điều đẩy nhiều địa phương vào tình trạng khó khăn về kinh phí .

Vướng mắc của các công ty nông, lâm nghiệp trong đổi mới, sắp xếp cũng là khó khăn mà Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ gặp

phải.Với những vướng mắc này, việc thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công tyTNHH MTVLN U Minh Hạ đã được phê duyệt phải cơ bản hoàn thành trong năm 2017 - như chỉ đạo của Bộ NN&PTND, UBND tỉnh Cà Mau sẽ là thách thức không nhỏ.

Chương II: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Cà Mau qua thực tiễn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 39 - 42)