Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa Cơng ty Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 42 - 90)

Cơng ty Lâm nghiệp tại Cà Mau:

2.1.1. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Cà Mau:

Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển chậm, kết cấu hạ tầng yếu kém, số lượng doanh nghiệp ít và quy mô doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ.

Cơ sở pháp lý CPH tại Cà Mau gồm: Quyết định số 115/QĐ–TTg ngày 27 tháng 01 năm 2003về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc UBND tỉnh Cà Mau giai đoạn 2002– 2005; Quyết định số 23/QĐ –TTg ngày 25/01/2006 về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm ngư trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh Cà Mau; Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 29/11/2017 phê duyệt phương án sắp xếp DN 100% vốn NN thuộc UBND tỉnh Cà Mau giai đoạn 2007 – 2010.

Chuyển sang giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Cà Mau khơng có đề án án sắp xếp, tái cơ cấu DNNN, vì tất cả các DNNN của tỉnh được thực hiện theo phương án sắp xếp, đổi mới giai đoạn 2007 - 2010 tại Quyết định số 1627/QĐ- TTg ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau giai đoạn 2007 – 2010. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng một số doanh nghiệp chưa được sắp xếp theo phương án giai đoạn 2007 – 2010 nêu trên. Do đó cần tiếp tục triển khai chỉ đạo sắp xếp, chuyển đổi các công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2013 cơ bản đã hoàn thành theo đề án được Chính phủ phê duyệt.

Đến năm 2015, thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; tỉnh tiếp tục xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới 02 cơng ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước đó là Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hiển. Trong đó đối với Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ.

Kết quả từ khi có chủ trương của Chính phủ đến ngày 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đã sắp xếp, cổ phần hóa 26 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 có 17 doanh nghiệp và giai đoạn 2006 – 2010 là 07 doanh nghiệp, giai đoạn 2011 – 2015 được 02 doanh nghiệp.

Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh hồn thành cổ phần hóa 03 doanh nghiệp trong đó: Cơng ty TNHH MTV cấp thốt nước và Cơng trình đơ thị Cà Mau, trước khi CPH đã tách chức năng vệ sinh môi trường đô thị, xác định là doanh nghiệp cơng ích và chuyển đổi tên thành Công ty TNHH MTV môi trường đơ thị Cà Mau. Bộ phận cấp nước cịn lại của Công ty TNHH MTV cấp thốt nước và Cơng trình đơ thị Cà Mau tiếp tục thực hiện CPH, trong đó xác định số cổ phần nhà nước nắm giữ chi phối là 51%.

Cơng ty cổ phần phát triển nhà Minh Hải có vốn điều lệ là 70.680 triệu đồng, Nhà nhà nước nắm giữ 97,8% vốn điều lệ. Sau khi công ty đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, khi quyết tốn vốn nhà nước để hồn tất cơng tác cổ phần nhiều tồn tại không xử lý được, công ty cổ phần phát triển nhà Minh Hải đã tổ chức đại hội cổ đông, lấy ý kiến biểu quyết theo hướng giải thể công ty, bàn giao con người và tồn bộ tài sản của cơng ty về Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau. Sau khi bàn giao xong đã góp vốn thành lập cơng ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Cà Mau đi vào hoạt động tháng 7/2015.

Công ty Dịch vụ Thương mại Cà Mau thuộc diện cổ phần hóa giai đoạn 2007 – 2010. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền, âm vốn nhà nước. Do vậy năm 2012, tỉnh Cà Mau đã phối hợp với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), tiến hành tái cơ cấu lại công ty, mua nợ và cân đối tài chính, chuyển thành cơng ty cổ phần và đi vào hoạt động từ tháng 10/2013.

Tổ chức, quản lý và bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sau CPH tinh gọn hơn so với trước, các công ty sau CPH tự chủ về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, tăng qua hằng năm, thu nhập của người lao động trong DN cổ CPH không ngừng được tăng lên.

Việc CPH 02 công ty lâm nghiệp tại tỉnh Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý mặt chủ trương tại Văn bản số 2008/TTg-ĐMDN ngày 6/11/2015 về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp thuộc

UBND tỉnh Cà Mau. Theo đó, hai cơng ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ 51% tổng số cổ phần.

Khi thực hiện sắp xếp lại, tồn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao khốn theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP mà công ty đang quản lý hiện nay sẽ được chuyển giao về địa phương quản lý để giao cho các hộ gia đình theo Luật Đất đai (khoảng 17.306,41 ha). Công ty cổ phần sau này hoạt động sẽ được sử dụng diện tích cơng ty đang trực tiếp quản lý sản xuất hiện nay và phải chuyển sang thuê đất sản xuất kinh doanh theo quy định (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ khoảng 3.400 ha). Theo kế hoạch, các bước công việc cần được thực hiện trong thời gian 16 tháng (đến tháng 8/2017).

2.1.2. Tình hình cổ phần hóa Cơng ty trách nhiện hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ:

Ngày 27/8/2015, cơ quan thường trực sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT đã có báo cáothẩm định Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới 2 công ty lâm nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

Sau khi thống nhất các phương án, ngày 30/12/2015UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 2085/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ. Tiếp sau đó ngày 22/02/2016 UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 259/QĐ-UBND về việc CPH Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ.

2.1.2.1. Thực trạng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ.

Công ty Lâm nghiệp U Minh hạ được hợp nhất theo Quyết định số 1009/QĐ – UBND ngày 02/7/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt đề án hợp nhất 5 Công ty Lâm Nghiệp khu vực rừng tràm thành Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ.

Ngày 24 tháng 6 năm 2010 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND chuyển Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ thành Công ty TNHH một thành viên. Cơng ty chính thức hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH MTV từ ngày 01 tháng 9 năm 2010.

+ Diện tích tự tổ chức sản xuất: 4.876,6 ha;

+ Diện tích liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư: 3.089,3 ha;

+ Diện tích giao khốn rừng và đất rừng sản xuất theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ là 17.306,4ha.

Các hoạt động đầu tư được tập trung vào lĩnh vực: trồng rừng thâm canh, chuyển đổi một phần diện tích từ rừng tràm sang trồng một số lồi cây có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao giá trị rừng. Ngồi ra cịn thực hiện kinh doanh khác như: đào mới, nạo vét kê liếp trồng rừng bằng máy đào thủy lực; hoạt động này đã tạo ra nguồn thu đáng kể góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống người lao động.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: tổng số công nhân viên – người lao động là 156 người và hơn 5 ngàn hộ dân trực tiếp nhận khốn đất rừng.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất:

- Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014 diện tích có rừng là 15.836,6 ha, đất chưa có rừng 9.433,7 ha (bao gồm đất trống sau khai thác rừng; đất sản xuất nông nghiệp kết hợp với rừng; kênh bờ, xây dựng hạ tầng, giao thông...), đất sản xuất nông nghiệp kết hợp trong các hộ gia đình nhận khốn theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP. Trên diện tích đất rừng đã giao cơng ty quản lý, phần lớn đã giao khoán cho các hô ̣ gia đình, nguồn vốn trồng rừng trước đây chủ yếu thực hiện theo các chương trình của nhà nước đầu tư (327, 661), vớn của các hô ̣ nhâ ̣n khoán đầu tư. Các hoạt động xuất kinh doanh hiện nay chủ yếu là khai thác diê ̣n tích rừng đã trồng và trồng la ̣i rừng sau khai thác. Các hình thức kinh doanh khác về lĩnh vực lâm nghiê ̣p, chế biến lâm sản chưa được đầu tư phát triển.

2.1.2.3. Kết quả sản xuất:

Kết quả tổng hơ ̣p sản xuất kinh doanh trung bình 03 năm liền kề (2013- 2015) củ a công ty lâm nghiê ̣p U Minh Hạ cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có lãi, tổng lợi nhuận sau thuế là 4.692.283.000 đồng/năm. Hầu hết nguồn thu của đơn vị chủ yếu từ khai thác gỗ, nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác là hạn chế. Với mức lợi nhuận này cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên rừng và đất đai nhà nước giao.

Công ty TNHH MTV LN UMH được Nhà nước giao hơn 25 ngàn hecta nhưng lợi nhuận chỉ khoảng 1,5 tỉ đồng mỗi năm. Đây là còn số quá khiêm tốn, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của đất rừng. Nguyên doguồn vốn chủ sở hữu thấp, chưa gắn đươ ̣c vùng nguyên liê ̣u với chế biến, phương thức kinh doanh lạc hậu, chậm đổi mới; thiếu chiến lược dài hạn, thiếu chủ động trong quản lý bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh; châ ̣m nắm bắt tình hình mới, chưa đáp ứng ki ̣p đòi hỏi khách quan của nền kinh tế khi chủn đởi; trình độ quản trị doanh nghiệp chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian dài hoạt động chủ yếu của Công ty là khai thác rừng bán sản phẩm thô, trồ ng rừng phủ xanh có sự hỗ trợ của nhà nước, đời sống, cơ sở vật chất người lao đô ̣ng cịn nhiều khó khăn, thu nhập thấp so với mặt bằng chung và so với các ngành kinh tế khác, điều này cũng tác động không nhỏ đến tư tưởng, chất lượng công tác.Mặt khác cơ chế, chính sách chưa ta ̣o đủ điều kiện, đơ ̣ng lực để khuyến khích các cơng ty lâm nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, kinh doanh lâm sản để tạo nên động lực mới cho phát triển ngành lâm nghiệp bền vững trong điều kiện hiê ̣n nay. Trước thực tế nêu trên, CPH Công ty TNHH MTV lâm nghiệp UMH là hết sức cần thiết. Tuy nhiên muốn CPH thành cơng phải vượt qua những khó khăn, thách thức.

2.2. Trình tự thủ tục và phương án cổ phần hóa Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ

2.2.1. Trình tự thủ tục cổ phần hóa: 2.2.1.1. Xác định mục tiêu cổ phần hóa

Bám sát nội dung Nghị định số 118/2014/NĐ – CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả công ty nông, lâm nghiệp; áp dụng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Về nguyên tắc, việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đảm bảo quốc phịng, an ninh. Các cơng ty nơng, lâm nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển hẳn sang

hạch tốn kinh doanh theo cơ chế thị trường và thực hiện cổ phần hóa; các cơng ty nơng, lâm nghiệp làm nhiệm vụ cơng ích là chính thì thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch. Việc sắp xếp, đổi mới này nhằm xác định cụ thể người sử dụng đất, chủ rừng, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng; tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn; bảo đảm hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, công ty và người lao động.

Tiếp tục rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV LN UMH, xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, ngành nghề sản xuất kinh doanh bổ sung, ngành nghề kinh doanh phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Xây dựng phương án sắp xếp lại các công ty theo hướng tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mơ hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm, công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.

Thực hiện việc rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng khơng đúng mục đích; diện tích đất khơng sử dụng; diện tích đất đang giao khốn, cho th, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp.

Căn cứ đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển cơng ty đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất của địa phương và hiện trạng sử dụng đất, công ty đề xuất phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.

Công ty THHH MTV Lâm nghiệp UMH báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án sử dụng đất trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Cà Mau xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp UMH tại địa phương; chỉ đạo

thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án được duyệt.

Một trong những vướng mắc về trình tự thủ tục CPH hiện nay tại Công ty TNNH MTV lâm nghiệp UMH là quy định về giao đất. Theo Nghị định 118/2014/NĐ – CP thì “Nhà nước giao đất khơng thu tiền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp đối với đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng và đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên.Nhà nước cho các công ty nông, lâm nghiệp thuê đất đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này”. Đối chiếu với quy định, Công ty TNNH MTV lâm nghiệp UMH thuộc diện phải thuê đất.

Tuy nhiên thực tế Công ty TNNH MTV lâm nghiệp UMH đã được Nhà nước giao đất theo Luật Đất đai năm 2003. Vì thế, pháp luật hiện hành chưa có quy định để xử lý chuyển tiếp đối với trường hợp DNNN đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhưng lại thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 118/2014/NĐ – CP.

Mặc khác, thực thi Nghị định 118/2014/NĐ – CP, Công ty TNNH MTV lâm nghiệp UMH phải thực hiện việc thu hồi và bàn giao đất về địa phương. Đất phải thu hồi của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương bao gồm: Đất của các công ty giải thể; đất do thu hẹp nhiệm vụ khơng cịn nhu cầu sử dụng; đất không sử dụng, đất cơng ty đang khốn trắng, sử dụng khơng đúng mục đích; diện tích đất đã chuyển nhượng; diện tích đất đã bán vườn cây; đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 42 - 90)