Vấn đề xử lý tài chính, nợ tồn đọng và tài sản khơng tính vào giá trị doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 34 - 36)

1.4. Một số khó khăn khi tiến hành cổ phần hóa:

1.4.4. Vấn đề xử lý tài chính, nợ tồn đọng và tài sản khơng tính vào giá trị doanh

giá trị doanh nghiệp nhà nước:

Một trong những yếu tố quyết định tiến độ CPH là việc xử lý tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp. Bởi việc chậm xử lý tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn xác định giá trị doanh nghiệp CPH, qua đó tác động đến độ chính xác của các giá trị tài sản đã được định giá trước đó, buộc doanh nghiệp phải tiến hành định giá lại tài sản.

Thật vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện sắp xếp đều có tình hình tài chính tồn đọng cần xử lý rất phức tạp, phải trình xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính. Chẳng hạn như chuyển nhượng đất

để di dời nhà xưởng, nợ thuế tồn đọng, lỗ, xử tài sản không cần dùng, hàng chờ thanh lý, hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất, hư hỏng, ... hoặc có giá trị vốn nhà nước được đánh giá lại thấp hơn sổ sách. Những vấn đề này đều cần có sự tham mưu chuyên ngành của nhiều cơ quan. Do vậy, thời gian xử lý thường kéo dài, dễ dẫn đến phải gia hạn tiến độ sắp xếp.

Ngoài ra, những vướng mắc phát sinh trong chính thực tiễn lập quy cũng đã gây lúng túng khơng ít cho việc thực hiện cải cách doanh nghiệp. Cụ thể là khi thực hiện Thơng tư 146/2007/TT-BTC thì một số đơn vị đã xác định giá trị doanh nghiệp sau ngày 01/8/2007, đã và đang đấu giá cổ phần đều phải xác định lại giá trị doanh nghiệp, dẫn đến tăng chi phí CPH cao hơn mức khống chế của pháp luật nên phải chờ xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt mới ký hợp đồng thuê tư vấn định giá. Không những vậy, đôi lúc thời hạn xác định giá trị doanh nghiệp khơng cịn hiệu lực lại phải trình UBND tỉnh, thành phố cho phép điều chỉnh. Do đó đã tác động làm chậm tiến độ CPH DNNN.

Trong thời gian qua, Chính phủ dù đã có những cơ chế tạo điều kiện cho phép các DNNN xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước khi chuyển đổi nhưng chưa có hướng dẫn cách giải quyết dứt điểm hết các khoản nợ tồn đọng trong thực tế phát sinh. Chẳng hạn như nợ khó địi do những hồ sơ đã thất lạc và đã qua nhiều đời Giám đốc và Kế tốn trưởng. Do đó, một số doanh nghiệp sau CPH vẫn chưa xử lý dứt điểm hết nợ tồn đọng (nợ khó địi nhưng khơng đủ hồ sơ chứng từ) trước khi CPH nên tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hồi đối với khoản nợ khó địi này. Điều này làm cho doanh nghiệp sau CPH tiếp tục rơi vào vịng lẩn quẩn nợ nần khơng phát triển được, kém hiệu quả, đời sống người lao động lại tiếp tục khó khăn.

Thực tiễn vừa qua cho thấy, có đến 80% số lượng doanh nghiệp trong diện CPH vừa qua đều có tình trạng nợ phải thu khó địi mà con nợ vẫn tồn tại cần phải xử lý trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để CPH. Trong đó có pháp nhân đang chuẩn bị giải thể, phá sản nhưng chưa giải thể, phá sản, đang mất khả năng thanh tốn, hàng năm đều có xác nhận hứa trả, nhưng khơng trả được, hoặc có trả với tỷ lệ rất ít; con nợ đang bị truy nã, bị tù khơng cịn tài sản; con nợ đang nằm trong giai đoạn điều tra chờ xét xử; con nợ là những nông dân, ngư dân mua vật tư để sản xuất, do thiên tai, do làm ăn thua lỗ chậm trả kéo

dài,… Việc xử lý nợ phải mất nhiều thời gian, doanh nghiệp không tự xử lý được phải xin ý kiến của các cơ quan có liên quan. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính tác động đến sự chậm trễ của tiến trình CPH. Trái lại, khi các cơng nợ khó địi này dù đã được phép loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp thì việc thu hồi chúng sau này cũng không sáng sủa hơn. Hầu như không bao giờ có ai tích cực đi địi nợ cho Nhà nước. Cịn cơng ty mua bán nợ (Bộ Tài chính) thì cũng chỉ xử lý được ở một tỷ lệ khiêm tốn, khoảng 10%.

Rất nhiều DNNN cũng phàn nàn rằng, các quy định về các khoản nợ phải thu khó địi của Bộ Tài chính là q cứng nhắc, ví dụ như chỉ được phép xố nợ khi chứng minh được con nợ đã chết hoặc phá sản. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh thì khơng xóa các khoản nợ đã bị quá hạn cho những DNNN này. Bởi cơ chế chuyển nợ phải trả cho các ngân hàng thương mại thành vốn góp trên thực tế đã khơng khả thi, khi mà họ cũng tham gia đấu giá như các chủ đầu tư khác và khơng có một ưu đãi nào riêng biệt. Điều này đặt lên doanh nghiệp chuẩn bị CPH áp lực cân đối tài chính để đảm bảo còn vốn nhà nước cho việc CPH, buộc doanh nghiệp phải tìm cách hợp thức hóa các khoản phải thu gần như khó địi khi xác định giá trị doanh nghiệp. Kết quả là những DNNN đó có thể bị định giá quá cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động cổ đông.

Việc giải quyết phần tài sản không đưa vào định giá khi CPH vừa qua cũng gặp phải khơng ít khó khăn. Khoảng 60% doanh nghiệp CPH có tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp, không cân đối vào vốn thực tế của Nhà nước để chuyển đổi cơ cấu thông qua bán cổ phần cho cổ đơng.

Riêng mặt bằng nhà cửa hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi - khen thưởng chung của tồn doanh nghiệp mẹ, khơng đưa vào CPH đơn vị bộ phận, thì khơng biết sẽ phải phân chia ra sao, nhất là khi tọa lạc trên khuôn viên của bộ phận chọn thực hiện CPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 34 - 36)