Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai ở phụ nữ, nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 67 - 72)

5.1.1. Mơ tả tình hình sử dụng các phương pháp tránh thai ở phụ nữ trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh. (Phụ lục 3) Chí Minh. (Phụ lục 3)

Dựa trên kết quả khảo sát của Tác giả, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục chiếm 28,6% ở phụ nữ độ tuổi 18 đến 30 tuổi. Nếu so sánh với kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp tránh thai tại TP. Hồ Chí Minh ở mức thấp hơn.

Về độ tuổi, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp tránh thai xảy ra nhiều ở độ tuổi từ 20 đến 26 tuổi. có đến 83,9% trường hợp khơng sử dụng biện pháp tránh thai nằm trong độ tuổi này.

Kết quả cũng cho thấy những người chưa có con có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục là 29.5% cao hơn những người có từ 1 đến 2 con (21,7% và 25%). Ngồi ra, tỷ lệ này ở nhóm độc thân và đã lập gia đình gần như khơng khác biệt chiếm lần lượt là 28.2% và 29.5%.

Bên cạnh đó, những đối tượng đã từng sẩy thai có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào là 54,8%, cao hơn so với những người chưa từng bị sẩy thai là 23%. Ngược lại, những người có tiền sử nạo, phá thai lại có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào (13,3%) thấp hơn so với nhóm cịn lại (30,8%).

Xét theo kiến thức phòng tránh thai, những người có kiến thức phịng tránh thai thấp thì có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục cao hơn so với nhóm người có kiến thức phịng tránh thai tốt.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đối tượng có quan hệ tình dục trước 18 tuổi là 21,4%. Trong nhóm này, tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai là 17,6%, thấp hơn

Khơng có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở những đối tượng có mức độ mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm đối tượng có mức dộ mối quan hệ vợ chồng hoặc sống chung như vợ chồng lại có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào là 0%.

Những người đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 14,3%, đồng thời nhóm người này có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào là 11,8%, trong khi ở nhóm cịn lại tỷ lệ này là 31,4%.

Nhìn chung, tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào ở độ tuổi từ 18 đến 30 vẫn còn cao. Tỷ lệ nạo phá thai, sẩy thai cao hơn nhiều so với số liệu từ tổng cục thống kê. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phản ánh được kiến thức phòng tránh thai của các đối tượng cịn thấp, trung bình ở mức 3/8. Đồng thời, tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào tập trung nhiều ở nhóm đối tượng tuổi từ 20 đến 26, đã từng có tiền sử sẩy thai, và chưa có con.

5.1.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tránh thai ở phụ nữ trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh phụ nữ trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh

5.1.2.1. Yếu tố nhận thức nguy cơ mang thai

Một người có niềm tin rằng xác suất mình mang thai cao nếu khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng phương pháp tránh thai (Sig. = 0.017). Yếu tố niềm tin này cũng dự báo khả năng sử dụng phương pháp dùng thuốc cao hơn (có xác suất tránh thai cao hơn), tuy vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.122) trong phân tích xác suất lựa chọn sử dụng TTT hoặc BCS. Bên cạnh đó, yếu tố xác suất mang thai khi có sử dụng biện pháp tránh thai cũng thể hiện xu hướng hợp lý trong lựa chọn của cá nhân ở mức độ khơng có ý nghĩa thống kê (>= 95%). Những người có niềm tin vào hiệu quả của phương pháp tránh thai sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng một phương pháp tránh thai (Sig.= 0.08). Vì mức độ tin cậy chưa đạt được 95% nên chưa thể đưa ra một kết luận chính xác cho yếu tố này. Ngồi ra, yếu tố thái độ đối với việc mang thai thể

hiện tính nghiêm trọng của cá nhân đối với việc mang thai ngồi ý muốn cũng khơng đạt được ý nghĩa thống kê, điều này phù hợp với nghiên cứu của Rosenstock và Kirscht (1979) khi cho rằng tính nghiêm trọng chỉ là một yếu tố dự báo yếu khi áp dụng mơ hình Health Belief. Như vậy, yếu tố tính nhạy cảm đối với khả năng có thai ngồi ý muốn khi không sử dụng biện pháp tránh thai nào mới là yếu tố thật sự tác động đến việc lựa chọn sử dụng một phương pháp tránh thai trong nghiên cứu này.

5.1.2.2. Chuẩn chủ quan

Khi một cá nhân được gia đình, bạn bè, xã hội ủng hộ sử dụng thuốc cho việc phòng ngừa mang thai ngồi ý muốn thì cá nhân đó sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng một phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục (Sig = 0.004). Tuy nhiên, khi người thân ủng hộ sử dụng BCS thì hiệu quả tác động lên việc lựa chọn sử dụng phương pháp tránh thai không đem lại ý nghĩa thống kê (Sig = 0.501). Mặc dù vậy, trong mơ hình lựa chọn sử dụng BCS và phương pháp tránh thai, cả hai yếu tố trên đều tác động có ý nghĩa trong lựa chọn của cá nhân. Chuẩn chủ quan thể hiện vai trò quan trọng của người thân khi khuyến khích sử dụng phương pháp tránh thai nào để sử dụng. Người thân ủng sử dụng thuốc (Sig = 0.030) hay BCS (Sig = 0.038) thì xác suất người đó sử dụng thuốc hay BCS sẽ tăng lên. Điều này có thể giải thích một cách hợp lý vì quan hệ tình dục là quan hệ giữa hai người, việc sử dụng biện pháp tránh thai hay khơng và sử dụng biện pháp nào cịn phụ thuộc vào bạn tình của mình. Bên cạnh đó, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc trao đổi thông tin về các phương pháp tránh thai còn hạn chế ở những người rất thân như cha mẹ, anh, chị, em, bạn thân. Vì vậy, ảnh hưởng của họ trong vấn đề này là tất nhiên.

5.1.2.3. Các yếu tố xã hội Tuổi

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, những người có tuổi lớn hơn có xu hướng lựa chọn một phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục (Sig = 0.038) và xác suất lựa chọn

phương pháp dùng BCS sẽ cao hơn (Sig = 0.013). Nguyên nhân có thể do cá nhân lớn tuổi hơn sẽ có khả năng đánh giá những nguy cơ của việc mang thai ngoài ý muốn tốt hơn, đồng thời những người này cũng thấy được những tác dụng phụ của thuốc nghiêm trọng hơn.

Số năm đi học

Ở yếu tố số năm đi học có một sự khác biệt so với suy nghĩ thường thấy của nhiều người, đó chính là những người có số năm đi học nhiều lại có xác suất sử dụng phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục thấp hơn (Sig. = 0.000). Tuy nhiên, nhìn lại số liệu thực tế trong điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào tăng dần theo trình độ học vấn. Những cá nhân có trình độ trung cấp chun nghiệp hay cao đẳng trở lên có tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào lên tới 30.2% trong khi những người có trình độ tiểu học thì tỷ lệ này chỉ có 21.2%. Bên cạnh đó, xác suất lựa chọn phương pháp tránh thai dùng BCS cũng cao hơn ở người có số năm đi học nhiều hơn.

Tiền sử nạo, phá thai, sẩy thai.

Những người đã từng bị sẩy thai thì có xác suất khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục (Sig = 0.018). Trong khi đó, những người đã từng nạo, phá thai có xác suất sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục (Sig = 0.026). Những người sẩy thai là những người mong muốn có con nhưng gặp sự cố khi mang thai, do đó, họ mong muốn có con lần nữa và vì vậy xác suất sủ dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là khá thấp. Thật vậy, mẫu có tỉ lệ kết hơn là 25.6%, trong đó tỷ lệ phụ nữ chưa có con chiếm đến 59.02%. Ngược lại, những phụ nữ có tiền sử nạo, phá thai là những người khơng mong muốn có thai và chấm dứt thai kỳ ngồi dự tính, nên xác suất những người này sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục tăng cao.

Tiền sự Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo kết quả nghiên cứu, tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục có tác động làm tăng xác suất sử dụng biện pháp tránh thai (Sig= 0.064) và làm tăng xác suất sử dụng

BCS thay vì dùng thuốc (Sig=0.648) với mức ý nghĩa thấp hơn 95%. Tuy nhiên, đây cũng là một kết quả tham khảo để thực hiện thêm những nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục trong hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai.

Tình trạng hơn nhân - Số con

Ở những nghiên cứu trước, số con chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên nhóm đối tượng trẻ, độ tuổi từ 18 đến 30 và có tỷ lệ chưa kết hơn cao, vì vậy số con tác động khơng có ý nghĩa thống kế đến quyết định sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. Tình trạng hơn nhân mới là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng biện pháp ngừa thai, người đã kết hơn có xu hướng ít sử dụng biện pháp tránh thai hơn khi quan hệ tình dục (Sig = 0.041) do họ tin tưởng người bạn tình của mình và mong muốn có con sau khi kết hôn.

Kiến thức

Những người có kiến thức tốt về các phương pháp tránh thai có xác suất sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục hơn (Sig = 0.002). Điều đó cho thấy, những người không hiểu biết nhiều về các biện pháp tránh thai có thể hiểu sai về những biện pháp này như đem đến những nguy cơ về sức khỏe, mất khả năng có thai khi ngưng sử dụng, hay đơn giản chỉ là cảm thấy những biện pháp này quá phức tạp để sử dụng.

5.1.2.4. Yếu tố chi phi lợi ích Tính hiệu quả

Khi cá nhân cho rằng TTT thật sự đem lại hiệu quả phịng ngừa thì xác suất người đó sử dụng phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục cao hơn (Sig = 0.000), đồng thời xác suất người đó lựa chọn sử dụng thuốc cũng cao hơn (Sig. =0.058). Tuy nhiên nhóm cá nhân cảm nhận tốt về hiệu quả của việc sử dụng BCS khơng có ý nghĩa thống kê trong tác động đến hành vi lựa chọn phương pháp tránh thai. Điều đó có thể do những

thể là BCS hơn là tính hiệu quả của nó. Những lý do đó bao gồm: chi phí sử dụng BCS thường xuyên, BCS gây giảm khoái cảm, người mang theo BCS có thể bị cho là khơng đàng hồng…

Tính tiện lợi

Bên cạnh tính hiệu quả, tính an tồn cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng biện pháp tránh thai. Theo kết quả của nghiên cứu, phụ nữ cảm thấy tiện lợi khi sử dụng TTT sẽ có xác suất sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục cao hơn (Sig = 0.012). Ngoài ra, những người cảm thấy tiện lợi khi sử dụng BCS cũng cho xác suất sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn (Sig = 0.058)

Tính an tồn

Một yếu tố quan trọng nữa trong quyết định sử dụng phương pháp tránh thai đó chính là tính an tồn của phương pháp tránh thai đó. Hầu hết phương pháp tránh thai đều mang lại tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Và khi một người ít bận tâm hơn về những tác dụng phụ này, thì có xác suất lựa chọn sử dụng phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục cao hơn (Sig = 0.005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai ở phụ nữ, nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 67 - 72)