.4 Mơ hình TPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai ở phụ nữ, nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 32)

Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý. Mơ hình TPB khắc phục nhược điểm của mơ hình TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là hành vi kiểm soát cảm nhận. Biến này bị tác động bởi hai biến số là niềm tin kiểm soát và sự dễ dàng sử dụng. Nó đại diện cho nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một cơng việc bất kỳ. Mơ hình TPB được xem như tối ưu hơn mơ hình TRA trong việc sự đốn và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Tác giả luận văn cũng bổ sung yếu tố niềm tin kiểm soát và sự dễ sử dụng vào nghiên cứu thơng qua niềm tin kiểm sốt khả năng có con trong năm tới khi có và khơng có sử dụng biện pháp tránh thai cũng như sự tiện lợi, tính an tồn và tính hiệu quả của các biện pháp tránh thai. Niềm tin và sự đánh giá Thái độ Niềm tin quy chuẩn và động cơ Quy chuẩn chủ quan

Niềm tin kiểm soát và sự dễ sử dụng Hành vi kiểm soát cảm nhận Ý định hành vi

2.3.2. Lý thuyết lĩnh vực của Lewin (Lewin, 1951)

2.3.2.1. Không gian sống

Một không gian sống là sự kết hợp của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của một người bất cứ lúc nào. Do đó, hành vi có thể được thể hiện như là một hàm của không gian sống B = ƒ (LS). Hơn nữa, sự tương tác của con người (P), và môi trường (E) tạo không gian sống này, B = ƒ (LS) = F (P, E).

2.3.2.2. Mơi trường

Các mơi trường đề cập đến tình hình khách quan trong đó người nhận thức và hành động. Các mơi trường khơng gian sống (E) là hồn tồn chủ quan trong từng ngữ cảnh vì nó khơng chỉ phụ thuộc vào tình hình khách quan, mà cịn phụ thuộc các đặc tính của người (P). Cần xem xét tất cả các khía cạnh mơi trường ý thức và không ý thức của một người để vẽ ra bản đồ khơng gian sống của người đó.

2.3.2.3. Con người

Thuộc tính / đặc điểm của cá nhân bao gồm nhu cầu, niềm tin, giá trị, khả năng. Một cách đại diện cho bản chất các sự kiện tâm lý cùng một "khơng gian sống" của chính nó. “Việc tự hành xử” có thể được xem như là nhận thức của cá nhân về các quan hệ của mình với môi trường nhận thức.

Sự phát triển của con người không tránh khỏi ảnh hưởng đến không gian sống. Một người trải qua những thay đổi trong cơ thể hoặc quan niệm có thể gây ra một sự bất ổn trong khu vực không gian sống. Ngồi ra, một bất ổn trong mơi trường tâm lý hay không gian sống có thể dẫn đến sự bất ổn của con người.

2.3.2.4. Hành vi

Một hành động của con người (P) hoặc một sự thay đổi trong môi trường (E) là kết quả của một hành động đã đề cập được xem là hành vi B. Những hành vi này có thể gây

ra ảnh hưởng lớn hay nhỏ trên tổng thể của không gian sống. Lý thuyết lĩnh vực cho rằng hành vi phải được bắt nguồn từ một tổng thể các sự việc cùng tồn tại. Những sự việc này cùng tồn tại tạo nên một "lĩnh vực năng động", có nghĩa là trạng thái của bất kỳ một phần nào của lĩnh vực cũng phụ thuộc vào tất cả các phần khác của lĩnh vực. Điều này không chỉ bao gồm cả lĩnh vực tinh thần và thể chất, mà cịn những lực vơ hình như lực từ tính và lực hấp dẫn. Hành vi phụ thuộc vào lĩnh vực hiện tại hơn là quá khứ hay tương lai.

2.3.2.5. Chân lý của lý thuyết lĩnh vực

Theo lý thuyết lĩnh vực, cuộc sống của một người được tạo thành bởi nhiều không gian khác nhau. Hình 2.4 là một ví dụ về tổng số lĩnh vực, hoặc mơi trường. Hình 2.5 đang cho thấy một người, và một mục tiêu mà họ có. Hình ảnh này cho thấy rằng có những lực lượng đẩy một người hướng tới mục tiêu của họ. Các đường chấm chấm là tất cả mọi thứ phải trải qua để đạt được mục tiêu, và làm thế nào người ta phải đi qua nhiều khơng gian khác nhau. Các cá nhân có thể có cùng một mục tiêu, nhưng các lĩnh vực để đạt được điều đó có thể khác nhau. lĩnh vực của một người có thể được điều chỉnh để đạt được nhiều nhất trong cuộc sống. Một số lĩnh vực có thể bị xóa, và một số gia tăng, tất cả tùy thuộc vào sự kiện nào đó xảy ra trong một đời người.

Mỗi người giữ một kinh nghiệm khác nhau cho một tình huống. Đây khơng phải nói rằng kinh nghiệm của hai người về một sự kiện khơng thể giống nhau, nhưng có một số khác biệt. Điều này dẫn đến ý tưởng rằng khơng có hai kinh nghiệm là như nhau cho một người, như lĩnh vực năng động được thay đổi liên tục. Lĩnh vực năng động giống như

Hình 2.5 Tổng số mơi trường theo Thuyết lĩnh vực (Lewin, 1951)

Hình 2.6 Lực lượng đẩy một người hướng tới mục tiêu (Lewin, 1951) hướng tới mục tiêu (Lewin, 1951)

một dịng suối, khơng ngừng chảy trong khi thay đổi một chút. Một quan điểm của lý thuyết lĩnh vực cho rằng không có bất kì phần lĩnh vực nào của một người là vô nghĩa. Mỗi phần của một tổng thể lĩnh vực đều có ý nghĩa và quan trọng.

2.3.3. Mơ hình Health Belief

2.3.3.1. Niềm tin

Ý tưởng tiềm ẩn đằng sau các học thuyết của Lewin đó là một cá nhân tồn tại trong một khơng gian sống gồm khu vực có giá trị tích cực (hóa trị dương), khu vực có giá trị tiêu cực (hóa trị âm) cũng như khu vực trung tính. Bệnh tật được xem là khu vực có hóa trị âm. Ln có một lực đẩy mọi người tránh xa khu vực của bệnh tật trừ khi việc tránh xa khu vực này sẽ dấn người đó đến một khu vực có hóa trị âm lớn hơn. Do đó các hoạt động hàng ngày của một người được hình thành như là một q trình được kéo bởi lực lượng tích cực và đẩy lùi lực lượng tiêu cực.

Đặc điểm đầu tiên của mơ hình là một cá nhân hành động để tránh một bệnh người đó cần phải tin rằng: thứ nhất, cá nhân người đó nhạy cảm với bệnh tật đó; thứ hai, sự xuất hiện của bệnh sẽ ảnh hưởng cuộc đời mình ít nhất ở mức độ vừa; thứ ba, tham gia một hành động cụ thể trong thực tế có lợi bằng cách giảm tính nhạy cảm của mình với bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó nếu bệnh xảy ra, và khơng dẫn tới việc khắc phục rào cản tâm lý quan trọng như chi phí, tính tiện lợi, đau, sự lúng túng.

2.3.3.2. Nhận thức tính nhạy cảm.

Mỗi cá nhân rất khác nhau trong việc chấp nhận tính nhạy cảm đối với bệnh tật. Một người có thể phủ nhận bất kì khả năng nhiễm bệnh nào của họ. Một người khác có thể chấp nhận một xác suất mang tính thống kê của sự xuất hiện bệnh, nhưng cũng có xác suất khơng xảy ra bệnh. Cuối cùng, một người thể hiện cảm giác rằng người đó đang gặp nguy hiểm thật sự với sự lây nhiễm bệnh. Tóm lại, tính nhạy cảm được đo lường có liên quan với những nguy cơ chủ quan của sự lây nhiễm bệnh.

2.3.3.3. Nhận thức mức độ.

Mức độ nghiêm trọng của một vấn đề sức khỏe cũng khác nhau giữa người với người. Mức độ nghiêm trọng có thể được xem xét thơng qua mức độ kích thích xúc cảm do suy nghĩ về bệnh cũng như những khó khăn mà cá nhân tin rằng do bệnh mang đến. Tất nhiên, một người có thể biết được vấn đề sức khỏe về mặt hậu quả lâm sàng và y học. Vì vậy, người đó có thể đặt ra những câu hỏi liệu rằng bệnh có dẫn đến tử vong, hoặc làm giảm chức năng thể chất hoặc tinh thần trong thời gian dài, hoặc suy giảm suốt đời. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng nhận thức của một bệnh đối với một cá nhân còn bao gồm nhiều hậu quả rộng lớn và phức tạp hơn như ảnh hưởng của bệnh đến cơng việc, đời sống gia đình, và mối quan hệ xã hội.

2.3.3.4. Nhận thức những lợi ích thực hiện hành động và những rào cản thực hiện hành động

Nhận thức tính nhạy cảm với bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh dấn đến hành động nhưng khơng xác định q trình cụ thể của hành động xảy ra. Một lựa chọn được xem là có lợi khi lựa đó làm giảm tính nhạy cảm hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh một cách chủ quan. Có thể nói, niềm tin của một người về tính khả dụng và hiệu quả của những hành động khác nhau mà không phải là sự thật khách quan về tính hiệu quả của hành động ấy quyết định hành động nào được lựa chọn. Tuy nhiên, niềm tin của một người lại bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực và áp lực trong xã hội của người đó.

Một cá nhân có thể tin rằng một hành động nhất định sẽ đem lại hiệu quả làm giảm nguy cơ bệnh, nhưng cũng đồng thời đem đến những bất tiện, tốn kém, khó chịu, đau đớn hay xáo trộn. Những khía cạnh tiêu cực này là rào cản để thực hiện hành động. Nếu sự sẵn sàng để hành động lớn vượt qua những rào cản, hành động được thực hiện. Ngược lại, nếu những rào cản quá lớn so với sự sẵn sàng, hành động không thể thực hiện. Bên cạnh đó, có thể có những giái pháp khác có cùng hiệu quả được lựa chọn để thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp cả rào cản và tính sẵn sàng đều lớn, hai khả năng có thể xảy

ra. Thứ nhất, người đó do dự khơng thực hiện hành động và tham gia những hoạt động khác mà không thực sự làm giảm nguy cơ. Thứ hai, sự sợ hãi và lo lắng ngày càng gia tăng, cá nhân không thể suy nghĩ khách quan và cư xử hợp lý về vấn đề.

2.3.3.5. Dấu hiệu hành động

Một yếu tố như là một gợi ý, hoặc một sự kích hoạt để hành động thích hợp dường như là cần thiết. Các mức độ kết hợp của tính nhạy cảm và tính nghiêm trọng cung cấp năng lượng hoặc sức mạnh để hành động và sự nhận thức lợi ích (ít rào cản) cung cấp đường lối thích hợp cho hành động. Những dấu hiệu đó có thể tử bên trong (nhận thức tình trạng cơ thể) hoặc từ bên ngoài (sự tương tác giữa các cá nhân, tác động của truyền thông, bưu thiếp, tờ rơi...)

Hình 2.7 Mơ hình Health Belief (Rosenstock, 1974)

2.3.3.6. Các yếu tố khác

Các yếu tố nhân khẩu học, tâm lý xã hội và những biến cấu trúc ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân về bệnh cũng như những lợi ích phịng ngừa.

Nhận thức lợi ích và rào cản để thay đổi hành vi

Nhận thức mối đe dọa của bệnh

- Nhận thức sự nhạy cảm đối với bệnh. - Nhận thức sự trầm trọng của bệnh. - Nhân khẩu học - Tâm lý xã hội - Những biến cấu trúc.

Khả năng thay đổi hành vi

Động lực hành động - Giáo dục.

- Chứng bệnh của người thân, bạn bè.

Nghiên cứu luận văn chủ yếu dựa trên mơ hình Health Belief và xem xét tình trạng mang thai ngồi ý muốn như một mối đe dọa về sức khỏe. Thông qua sự đo lường tính nhạy cảm và tính nghiêm trọng của việc mang thai, những thuận lợi và rào cản khi sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như các biến cấu trúc khác: tuổi, tình trạng hơn nhân, số con, tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiền sử sẩy thai, nạo, phá thai để nắm bắt được hành vi lựa chọn biện pháp tránh thai của một người. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng kế thừa thuyết hành động hợp lý và thuyết hành vi dự định. Tác giả luận văn cũng bổ sung yếu tố niềm tin kiểm soát và sự dễ sử dụng vào nghiên cứu thông qua niềm tin kiểm sốt khả năng có con trong năm tới khi có và khơng có sử dụng biện pháp tránh thai cũng như sự tiện lợi, tính an tồn và tính hiệu quả của các biện pháp tránh thai. Bên cạnh những yếu tố đã bao gồm trong mơ hình Health Belief, yếu tố chuẩn chủ quan cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hành vi lựa chọn phương pháp tránh thai của một người.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương pháp tránh thai.

2.4.1. Yếu tố nhận thức nguy cơ

Theo mơ hình Health Belief (Rosenstock, 1974), khi xem xét mang thai là một tình trạng phụ nữ khơng mong muốn, phụ nữ có nhiều mức độ mong muốn khác nhau trong vấn đề tránh thai và cũng có những nhận thức về lợi ích và chi phí khác nhau đối với một phương pháp tránh thai cụ thể.

Larry Condelli (1986) kết luận tính nhạy cảm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai. Những phụ nữ nhận thấy họ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn lớn sẽ có nhiều khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả. Những người dùng thuốc đều cảm thấy dễ bị mang thai từ quan hệ tình dục khơng được bảo vệ nhiều hơn so với người sử dụng phương pháp rào cản. Hơn nữa, người dùng thuốc cảm thấy được bảo vệ nhiều hơn khi sử dụng thuốc hơn so với người sử dụng phương pháp

dụng phương pháp rào cản. Tuy nhiên, nhận thức mức độ nghiêm trọng của việc có thai ngồi ý muốn lại khơng khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm sử dụng thuốc và sử dụng màng tránh thai. Tính nghiêm trọng của bệnh đã được chứng minh là một yếu tố dự báo yếu trong những thử nghiệm khác mà áp dụng mơ hình Health Belief (Rosenstock và Kirscht, 1979)

2.4.2. Yếu tố xã hội

2.4.2.1. Tuổi

Nghiên cứu mới đây về việc sử dụng những phương pháp tránh thai hiện trên phụ nữ đã kết hôn tại Việt Nam cũng kết luận những phụ nữ từ 30 đến 34 tuổi và có trình độ học vấn cao có xác suất lựa chọn sử dụng những phương pháp tránh thai hiện đại cao hơn (Vũ Thị Hoàng Lan và cộng sự, 2016)

2.4.2.2. Tình trạng hơn nhân, số con

Một phân tích riêng biệt của dữ liệu Kenya Democraphics and Health Survey 1998 cho thấy xác suất sử dụng BCS cao hơn đáng kể ở lần quan hệ tình dục cuối cùng trong thanh thiếu niên và phụ nữ chưa lập gia đình, so với phụ nữ lớn tuổi và đã kết hôn (Waithaka và Bessinger, 2001). Tuy nhiên, khơng có con chứ khơng phải là tình trạng hơn nhân hay tuổi tác, là yếu tố chính trong việc sử dụng các phương pháp rào cản (Magadi và Curtis, 2003). Tuổi tác, tình trạng hơn nhân, và số con có liên quan chặt chẽ. Phân tích đa biến cho phép tác giả kiểm tra tác động độc lập của các biến này. Các tác động mạnh mẽ của số con so với độ tuổi và tình trạng hơn nhân có thể chỉ ra việc sử dụng BCS trong số những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS; thanh thiếu niên chưa lập gia đình khơng có con có lẽ là những người ít có khả năng có mối quan hệ ổn định và nhiều khả năng sử dụng BCS hơn so với thanh thiếu niên chưa lập gia đình và có con. Nói cách khác, tình trạng hơn nhân không phải là yếu tố quyết định sử dụng

BCS; sử dụng BCS được quyết định bởi một sự kết hợp của hoàn cảnh tốt nhất bằng số con.

2.4.2.3. Tiền sử sức khỏe sinh sản

Một yếu tố nhân khẩu học khác tác động đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai là tình trạng sức khỏe sinh sản của người tham gia nghiên cứu bao gồm: sẩy thai, có con, mắc bệnh truyền nhiễm. Những người phụ nữ có tiền sử phá thai thường không sử dụng các biện pháp tránh thai và sử dụng phương pháp rào cản (BCS) ít hơn những người khơng có tiền sử phá thai (Raine và cộng sự, 2003).

2.4.2.4. Trình độ học vấn

Phân tích hai biến số và đa biến số trên một mẫu đại diện gồm những phụ nữ từ 18 tuổi đến 44 tuổi cho rằng những yếu tố nhân khẩu học và kinh tế xã hội có mối liên hệ với sự lựa chọn phương pháp tránh thai. Phụ nữ khơng có trình độ đại học thì thường khơng lựa chọn phương pháp dùng thuốc mà ưa thích những phương pháp có thời gian tác dụng lâu dài hơn. (Frost và Darroch, 2004)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương pháp tránh thai ở phụ nữ, nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 32)