CHƯƠNG 5 : CHÍNH SÁCH TỶGIÁ HỐI ĐỐI Ở VIỆT NAM
5.1. Giai đoạn 2007 đến năm 2009
Giai đoạn 2007 – 2009 đánh dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt nam. Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh, VND đã lên giá trong giai đoạn này. Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn làm USD mất giá mạnh trên thị trường quốc tế, FED liên tục cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngồi và kiều hối tăng mạnh, tỷ giá USD/VND ổn định, chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đã khuyến khích dân chúng bán USD gửi VND. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với năm 2006,… đã được sử dụng để điều tiết cĩ hiệu quả khối lượng tiền cung ứng, hạn chế sức ép tăng giá VND
Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 khiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng cao cĩ thời điểm 21%/năm. NHNN điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khĩ khăn khi bán ngoại tệ vì NHTM khơng muốn mua. NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, kiểm sốt chặt việc cho vay đầu tư chứng khốn, bất động sản; tuy nhiên thơng qua cơng cụ tái cấp vốn NHNN hổ trợ kịp thời cho các TCTD khĩ khăn về thanh khoản. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm lên 15%/năm. Siết chặt kiểm sốt các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm sốt vay ngoại tệ. Đến tháng
10/2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND từ 11% xuống 3%, hốn đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.
Nguồn: Global Financial Data, NHNN và tổng hợp của Trường Fulbright.
Hình 5.2: Biến động tỷ giá năm 2008 – 2009
Để ổn định thị trường ngoại hối trong nước theo tín hiệu thị trường, ngày 07/11/2008 NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ ±2% lên mức ±3%, điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 24/12/2008 tăng 3% lên mức 16.977 VND/1USD, tích cực bán ngoại tệ cĩ chọn lọc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Xu hướng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm cịn cĩ giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là
một năm mà tỷ giá NHTM luơn ở mức trần của biên độ giao động mà NHNN cơng bố.
Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trường cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. Mặc dù NHNN đã buộc phải mở rộng biên độ giao động của tỷ giá chính thức trong tháng 3 từ +/- 3% lên +/-5% từ ngày 24/03/2009 – biên độ lớn nhất trong vịng 10 năm qua, nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm.
Thêm vào đĩ, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và USD đều đã tăng mạnh. Nguời dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các NHTM. Tâm lý hoang mang mất lịng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được cơng bố.
Và đến ngày 26/11/2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống cịn +/-3%. Cùng với chính sách tỷ giá, vào thời điểm này NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm. Các chính sách này được cho là hợp lý nhưng khá muộn. Ðồng Việt Nam tiếp tục mất giá trên thị trường tự do thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời điểm cuối năm 2009 vẫn đứng vững ở mức cao khoảng 19.400 VND cho 1 USD và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần.
Tình hình thị trường ngoại hối trong năm 2009 cĩ thể đã trầm trọng hơn nếu khơng cĩ: (i) sự sụt giảm nhu cầu ngoại tệ do thu nhập từ đầu tư do các doanh nghiệp cĩ yếu tố nước ngồi chuyển ra khỏi Việt nam giảm (trong năm 2009 ước
đạt -3 tỷ USD, so với -4,4 tỷ USD năm 2008); và (ii) sự gia tăng cung ngoại tệ do luợng kiều hối vẫn đứng vững ở con số khá tích cực hơn 6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp giải ngân ước đạt 10 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp chảy ra khỏi Việt Nam vào đầu năm nhưng cũng cĩ dấu hiệu đảo chiều vào cuối năm.
Rõ ràng, NHNN đã thể hiện sự luỡng lự và khơng nhất quán trong chính sách tỷ giá. Việc sử dụng biên độ tỷ giá thay cho việc phá giá chính thức vào tháng 3/2009 cũng khơng cĩ tác dụng như mong muốn. Trong cả năm, bất chấp các biện pháp hành chính (như yêu cầu các Tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ cho Chính phủ) cũng như các cơng bố của lãnh đạo NHNN, NHNN đã khơng thể kéo tỷ giá thị trường tự do về sát với tỷ giá NHTM như mong muốn. Thêm vào đĩ, do phải giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài, NHNN đã phải bán ra hơn một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối. Vào cuối năm 2009, kỳ vọng mất giá của đồng tiền Việt nam hiện vẫn cịn khá lớn.