Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.5 Mơ hình nghiên cứu

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Các phân tích thực nghiệm cho bài nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế (Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003; Barnett, 2000; Plane,1997). Bài nghiên cứu vận dụng mơ hình tăng trưởng cơ bản đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây về tư nhân hóa. Nó được xem như là phương trình tiên đề của nghiên cứu thực nghiệm về tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế, phương trình có dạng như sau:

Y = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3M + u (1)

Trong đó, Y là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người; 𝛼i là các hệ số ước lượng của hồi quy. B là tập hợp các biến, bao gồm: nguồn vốn nhân lực (SEC.), độ mở thương mại của nền kinh tế (OPEN), mức độ phát triển ban đầu (IRGDP), tỷ lệ tăng trưởng dân số (POP), tỷ lệ lạm phát (INF) và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). M là biến đại diện cho chính sách kinh tế đang được nghiên cứu, trong trường hợp của bài nghiên cứu đó là biến tư nhân hóa (PR). Z là tập hợp các biến bổ sung, những biến này được đưa vào nhằm kiểm soát các điều kiện của quốc gia (những biến này theo lý

cấu trúc về thể chế nhà nước và các điều kiện về vị trí địa lý (chẳng hạn như một số

các quốc gia có vị trí địa lý nằm khép kín bên trong lục địa, không tiếp giáp với biển)

và u là sai số ngẫu nhiên.

Để kiểm tra xem tác động của tư nhân hóa ở các quốc gia đang phát triển có nhạy cảm với sự khác biệt về vùng miền hay khơng, bài nghiên cứu thực hiện kiểm sốt các quốc gia trong mẫu theo các khối vùng miền riêng (Sub-Saharan Africa, Asia , Latin America và MENA). Mơ hình hồi quy có kiểm sốt theo các nhóm vùng miền khác nhau được viết lại như sau:

Y = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR + 𝜶4Di + u (2)

Trong đó, Di là biến giả (dummy) đại diện cho các nhóm vùng miền: Sub-Saharan Africa (SSA), Latin America (LA), Asia (AS) và các quốc gia thuộc vùng Middle Eastern & North Africa (MENA). Cụ thể:

LA = [1 nếu là quốc gia thuộc vùng Latin America; 0 là các quốc gia ở vùng khác]; SSA = [1 nếu là quốc gia thuộc vùng Sub-Saharan Africa; 0 là các quốc gia ở vùng khác];

AS = [1 nếu là quốc gia thuộc vùng Asia; 0 là các quốc gia ở vùng khác].

Để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo (perfect collinearity), chỉ có 3 nhóm vùng miền được đưa vào phương trình hồi quy cùng một lúc. Theo Stock và Watson (2003), nếu có J nhóm phân loại khác nhau thì số lượng các nhóm được đưa vào phương trình hồi quy sẽ là J-1. Nhóm cịn lại được gọi là nhóm tham chiếu (reference group). Nhóm so sánh (hay nhóm tham chiếu) được lựa chọn trong bài nghiên cứu là nhóm các quốc gia thuộc vùng MENA. Hệ số hồi quy của biến giả đo lường sự khác biệt về mặt giá trị giữa các nhóm nghiên cứu với nhóm tham chiếu.

Ngồi ra, để kiểm sốt sự ảnh hưởng có thể có của các yếu tố khác biệt vùng miền đến chính sách tư nhân hóa, bài nghiên cứu cũng đưa vào mơ hình các biến tương tác giữa tư nhân hóa và các biến giả vùng miền (PR*Di), mơ hình cụ thể như sau:

Y = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR + 𝜶4Di + 𝜶5PR*Di + u (3)

Tác động của tư nhân hóa ở nhóm tham chiếu (nhóm MENA) sẽ được thể hiện bằng hệ số hồi quy của PR, ngược lại hệ số hồi quy của biến tương tác PR*Di sẽ thể hiện sự khác biệt về tác động của tư nhân hóa giữa vùng miền nghiên cứu và nhóm tham chiếu.

Cuối cùng, các lý thuyết về tư nhân hóa đã đề xuất rằng tác động của tư nhân hóa đối với nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện về cấu trúc thể chế của quốc gia (GOV), độ mở thương mại của nền kinh tế (OPEN) và ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, các biến tương tác giữa tư nhân hóa với các biến được đề xuất ở trên được đưa vào mơ hình như sau:

Y = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR + 𝜶4I + u (4)

Trong đó, I là tập hợp bao gồm: 0, 1 hoặc nhiều biến tương tác. Các biến tương tác được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: PR*FDI; PR*OPEN và PR*GOV, các biến này tương ứng đại diện cho sự tương tác giữa tư nhân hóa với đầu tư trực tiếp nước ngoài; tư nhân hóa với độ mở thương mại; và tư nhân hóa với cấu trúc thể chế nhà nước. Việc đưa các biến tương tác vào mơ hình được dựa trên giả định đó là, tác động của một biến giải thích đối với biến phụ thuộc chịu ảnh hưởng bởi giá trị của một biến giải thích khác. Các biến tương tác được tạo thành bằng cách nhân tương ứng biến tư nhân hóa lần lượt với từng biến FDI, OPEN và GOV (Stock và Watson, 2003).

Các mơ hình hồi quy của biến bất bình đẳng thu nhập được xây dựng giống như các mơ hình hồi quy của biến tăng trưởng ở trên (với 4 phương trình hồi quy cơ bản). Các phương trình cụ thể như sau:

INEQ = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR + u (5)

INEQ = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR +𝜶4Di + u (6)

INEQ = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR +𝜶4Di + 𝜶5PR*Di + u (7)

INEQ = 𝜶0 + 𝜶1B + 𝜶2Z + 𝜶3PR +𝜶4I + u (8)

Trong đó, biến INEQ đo lường cho sự bất bình đẳng về thu nhập và được sử dụng là biến phụ thuộc trong các phương trình hồi quy của bất bình đẳng thu nhập. Các đại lượng (𝛼, B, PR, Z, I, PR*Di và u) có ý nghĩa và vai trị tương tự như trong các mơ hình hồi quy tăng trưởng ở trên. Tuy nhiên, ở đây bài nghiên cứu có đưa thêm vào một biến bổ sung trong tập B (bổ sung thêm biến bình phương giá trị mức độ phát triển ban

đầu (LIRGDPSQ)) để kiểm soát mối quan hệ phi tuyến (đường cong) có thể tồn tại

trong thực tế giữa bất bình đẳng thu nhập và mức độ phát triển ban đầu. Lập luận này dựa vào giả thuyết của Kuznet (1955), khi ông cho rằng bất bình đẳng thu nhập tăng lên cùng với mức độ phát triển ban đầu của quốc gia nhưng trong dài hạn mối quan hệ này sẽ giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)