Một số hàm ý chính sách của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

4.1 .1Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế

4.2 Một số hàm ý chính sách của bài nghiên cứu

Phát hiện chính của bài nghiên cứu đó là chính sách tư nhân hóa khơng có tác động một cách có ý nghĩa đối với cả hai chỉ tiêu phát triển, đó là: tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1991 – 2008. Nghiên cứu cũng phát hiện được rằng các biến vị trí địa lý, cấu trúc thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quan trọng giải thích cho sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển. Các phát hiện này đã cung cấp một số các gợi ý chính sách quan trọng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các kết quả của bài nghiên cứu và của một số các nghiên cứu thực

nghiệm khác (Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003, Yoder và cộng sự, 1991) đã chỉ ra rằng chính sách tư nhân hóa cần thiết phải được xem xét lại một cách thận trọng về các lợi ích thực sự mà nó mang lại cho các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào các cuộc cải cách chính

sách kinh tế một cách toàn diện (thúc đẩy hoàn thiện chất lượng thể chế và ổn định hóa nền kinh tế vĩ mơ) nhằm kích thích sự phát triển kinh tế. Cook và Uchida (2003) đã nhận định rằng, việc thiếu các cuộc cải cách thể chế một cách phù hợp là một trong những nguyên nhân chính tạo ra tác động khơng có ý nghĩa của tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Zines và cộng sự (2001) đã đề xuất rằng một mình sự thay đổi về quyền sở hữu là không đủ để đảm bảo cho tính hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời các tác giả cũng cho rằng việc mà các quốc gia đang phát triển cần làm đó là cải thiện tính cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như khuôn khổ pháp lý cần thiết để nâng cao khả năng thành cơng của chính sách tư nhân hóa.

Thứ ba, trong tất cả các biến giải thích được xem xét ở các mơ hình hồi quy chỉ

có duy nhất biến chất lượng thể chế là thể hiện mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập, điều này phần nào cho thấy được vai trò quan trọng của lãnh đạo nhà nước trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng thể chế cần thiết cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, khi đưa các chỉ số đánh giá thành phần vào mơ hình phân tích chỉ có các chỉ số về tính hiệu quả của chính phủ (goveef) và chỉ số đánh giá các quy định của luật pháp (rule) là có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với cả tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập. Zagha và cộng sự (2006) đã lập luận rằng chính sách tư nhân hóa và vấn đề cải cách khu vực nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự hiện diện của các quy định pháp lý. Để đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế, Zagha và cộng sự cho rằng cần phải thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường và vấn đề không phải là làm giảm vai trò của nhà nước mà quan trọng hơn cả là làm thế nào để chính phủ có trách nhiệm hơn đối với các chính sách đưa ra. Các tác giả đã kết luận rằng chính sách tư nhân hóa khơng chỉ là tìm kiếm người chủ sở hữu tốt hơn nhà nước, mà còn phải cải thiện cả về chất lượng thể chế và năng lực quản trị của nhà nước nhằm tách riêng hoạt động thương mại ra khỏi chính trị bởi vì chính phủ có thể sử dụng các quyền lực chính trị (thơng qua hàng loạt các loại chính sách) để tác động đến các quyết định của doanh nghiệp.

Cuối cùng, kết quả không nhất quán của các nghiên cứu thực nghiệm về tác động

của chính sách tư nhân hóa đã cho thấy rằng khơng có một mơ hình cải cách chung nào là phù hợp cho tất cả các quốc gia, và chính sách tư nhân hóa khơng nhất thiết phải có ở mỗi quốc gia. Điều này đồng nghĩa rằng, trước khi thực hiện chính sách tư nhân hóa các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện đặc trưng của mỗi quốc gia, cấu trúc thể chế nhà nước, các yếu tố về xã hội và chính trị. Ủng hộ lập luận này, Zagha và cộng sự (2006) cho rằng việc chỉ tập trung vào cải cách riêng khu

vực tư hoặc cải cách thương mại có thể mang lại tính hiệu quả tức thì cho nền kinh tế, tuy nhiên các cuộc cải cách riêng lẻ này sẽ đưa nền kinh tế đi theo một con đường phát triển không bền vững; đồng thời, các thất bại của chính phủ có thể làm giảm bớt những nỗ lực tích lũy vốn và nâng cao năng suất sản suất của nền kinh tế.

4.3 Một số hạn chế của bài nghiên cứu và các đề xuất nghiên cứu trong tƣơng lai

4.3.1 Hạn chế của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu về tác động của tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển, giai đoạn 1991 – 2008 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, sự hạn chế về mặt dữ liệu chỉ cho phép bài nghiên cứu thực hiện với cỡ

mẫu nhỏ gồm 80 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2008. Trong đó, 75 quốc gia dùng cho các hồi quy của tăng trưởng kinh tế và 60 quốc gia cho các hồi quy của bất bình đẳng thu nhập.

Thứ hai, bài nghiên cứu chỉ thực hiện kiểm tra tác động về mặt tổng thể của chính

sách tư nhân hóa mà khơng kiểm tra tác động của các phương pháp thực hiện tư nhân hóa khác đối với sự phát triển kinh tế. Một số các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã báo cáo về các tác động của các phương pháp thực hiện tư nhân hóa khác đối với tăng trưởng kinh tế (Bennett và cộng sự, 2004).

Thứ ba, các nhóm ngành thực hiện tư nhân hóa cũng có thể tác động đến tăng

trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tư nhân hóa ở các doanh nghiệp thuộc các ngành như: cơ sở hạ tầng, tài chính và sản xuất đã chỉ ra rằng với các nhóm ngành khác nhau tác động của chính sách tư nhân hóa cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu cần thiết về doanh thu của chính sách tư nhân hóa phân theo các phương

pháp thực hiện và phân theo các nhóm ngành đã khơng cho phép bài nghiên cứu kiểm soát các yếu tố này.

Cuối cùng, tác động của chính sách tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế cịn

tùy thuộc vào các mục đích sử dụng của doanh thu đạt được từ chính sách tư nhân hóa. Doanh thu này có thể được sử dụng với các mục đích như sau: trả nợ, tiết kiệm, chuyển giao cho ngân sách hoặc sử dụng cho chi đầu tư. Do đó, các kết quả của bài nghiên cứu bị giới hạn trong phạm vi mà các yếu tố kể trên tác động đến tăng trưởng.

4.3.2 Các đề xuất nghiên cứu trong tương lai

Từ những hàm ý chính sách và một số các hạn chế của bài nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện trong tương lai, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần có thêm các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của các

phương pháp thực hiện chính sách tư nhân hóa khác, cũng như kiểm tra tác động của tư nhân hóa theo các nhóm ngành đối với sự phát triển kinh tế.

Thứ hai, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tư nhân hóa và sự phát triển kinh tế,

các yếu tố về mơi trường thực thi chính sách cũng cần thiết được đưa vào kiểm tra, chẳng hạn như yếu tố về sự cạnh tranh của thị trường.

Cuối cùng, để định hướng cho các nhà hoạch định chính sách một sách lược tốt

nhất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ đói nghèo và giảm mức độ chênh lệch về thu nhập, cần thiết đề xuất một nghiên cứu phân tích tổng hợp trong tương lai với bộ ba nhân tố, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và nghèo đói.

Kết luận Chƣơng 4

Chương 4 đã thảo luận các kết quả của bài nghiên cứu, từ các phát hiện này nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý đối với chính sách tư nhân hoá ở các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó, chương 4 cũng đưa ra các hạn chế còn tồn tại của bài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai. Việc khắc phục các hạn chế này sẽ giúp đạt được các kết quả đầy đủ và trọn vẹn hơn cho các nghiên cứu trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tư nhân hoá đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở những vùng miền khác nhau của các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1991 – 2008. Nghiên cứu đã phát hiện được chính sách tư nhân hố khơng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn nghiên cứu.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các điều kiện của quốc gia (bao

gồm cấu trúc thể chế tốt) nhiều khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần

làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập. Điều này phần nào cho thấy, xét về bản chất các đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia thể hiện vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng và giảm bất bình đẳng thu nhập so với bất kỳ một chính sách kinh tế nào khác. Rõ ràng, chất lượng của thể chế quyết định đến chất lượng và sự thành công của việc ra quyết định đối với các chính sách kinh tế. Ramamurti (1999) đã nhận định rằng, vấn đề gặp phải ở nhiều quốc gia đang phát triển đó là việc thiếu vắng các cơ sở hạ tầng đầy đủ để hỗ trợ cho chính sách tư nhân hố trong các trường hợp mà người mua ở địa phương chưa có đủ các năng lực về tài chính và chun mơn, do vậy chính phủ cần phải tăng cường sự bảo vệ và các biện pháp trợ cấp dành cho họ. Các vấn đề này đã gợi ý rằng chính sách tư nhân hoá nhất thiết phải được xem xét một cách thận trọng và cần có thêm thời gian để các quốc gia đang phát triển có cơ hội học hỏi và phát triển cơ sở hạ tầng về thể chế một cách đầy đủ nhằm đảm bảo cho sự thành công của các cuộc cải cách chính sách kinh tế.

Sự khơng nhất quán về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm cũng như các phát hiện của bài nghiên cứu này đã đề xuất một sự phân tích cần thận trọng hơn khi xem xét về tác động của chính sách tư nhân hố ở những vùng miền khác nhau ở các quốc gia đang phát triển. Với điều kiện dữ liệu cho phép, các nghiên cứu trong tương

lai cần thiết được thực hiện nhằm kiểm tra các phương pháp tiến hành tư nhân hoá, cũng như các lĩnh vực thực hiện tư nhân hoá khác nhau tác động đến nền kinh tế nói chung.

Cuối cùng, cuộc tranh luận không nên chỉ tập trung vào xem xét tính hiệu quả hơn đối với nền kinh tế giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước, mà quan trọng hơn là làm thế nào để tạo ra một môi trường thể chế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdul, P., 2000. Privatization in Developing Countries: The Governance Issue. 2000(1)

Law, Social Justice and Global Development (LGD).

http://www2.warwick.ac.uk/fac/soc/law/elj/lgd/2001_1/palaiwala/

2. Acemoglu, D., Jackson, S. & Robinson, J., 2003. Geography and Institutions in the Making of the Modern World Income Distribution. Quaterly Journal of Economics, 118, 1231-1294.

3. Adam, S., 1776. The Wealth of Nations. In Hanke, S. H., 1987, Privatization and

Development (p.48). California: Institute for Comtemporary Studies Press.

4. Aghion, P. & Schankerman, M., 1999. Competition, Entry and the Social Returns to Infrastructure in Transition Economies. Center of Economic Policy Research. DP 2052.

London.

5. Ahluwalia, M. S., 1976. Inequality, Poverty and Development. Journal of Development

Economics, 3, 307-342.

6. Alchian, A., 1965. Property Rights. The Concise Encyclopedia of Economics. The Library of Economics and Liberty.

7. Alderson, S. A. & Nielsen, F., 1999. Income Inequality, Development anf Dependence:

American Sociological Review, 64, 617-628.

8. Alesina, A. & Perotti, R., 1996. Income Distribution, Political Instability and Investment.

European Economics Review, 40(6), 1203-1228.

9. Allison, P. D., 1978. Measures of Inequality. American Journal of Sociology, 43(6), 865- 880.

10. Al-Obaidan, A., 2002. Efficiency Effect of privatization in Developing Countries. Applied

Economics, 34, 111-118.

11. Anderson, T. & Hill, P. J., 1975. The Evolution of Property Rights: A Study of the American West. Journal of law and economics, 18(1), 163-179.

12. Banerjee, G. S. & Munger, M. C., 2004. Move to Markets? An Empirical Analysis of Privatization in Developing Countries. Journal of International Development, 16, 213-240.

13. Barnett, S., 2000. Evidence on the Fiscal and Macroeconomic Impact of Privatization.

IMF Working Paper, July, Washington D.C.

14. Barro, R., 1991. Economic Growth in a Cross Section of Countries. The Quarterly Journal of Economics, 106, 407-443.

15. Beer, L., 1999. Income Inequlity and Transnational Corporate Penetration. Journal of

World Systems Research, 5, 1-25.

16. Bennell, P., 1997. Privatization in Sub-Saharan Africa: Progress and Prospects during the

1990s. World Development, 25(11), 1785-1803.

17. Bennet, J., Estrin, S. & Urga, G., 2004. Methods of Privatization and Economic Growth in

Transition Economies. FEEM Working Paper No. 105.

18. Bethelemy, J., Kaufmann, & Valfort, C., 2004. Privatization in Sub-Saharan Africa: Where do we stand? Paris: OECD Publication.

19. Birdsall, N. & Nellis, J., 2002. Winners and Losers: Assessing the Distributional Impact of

Privatization. Center for Global Development Working Paper No. 6.

20. Borcherding, Thomas, E., (1977). Budgets and Bureaucrats: The Sources of Growth.

Durham. Duke University Press.

21. Bornschier, Volker & Rubinson, R., 1978. Cross-National Evidence of the Effects of Foreign Investment on Economic Growth. American Journal of Sociology, 84(3), 651-683.

22. Bortolotti, B., Fantini, M. & Siniscalco, D., 2003. Privatization Around the World: Evidence from Panel Data. Journal of Public Economics, 88, 305-332.

23. Boubakari, N., Cosset, J. & Ghedhami, O., 2005. Liberalization, Corporate Governance and the Performance of Newly Privatized Firms. Journal of Corporate Finance, 11, 767-

790.

24. Boycko, Maxim & Shleifer, 1996. A Theory of Privatization. The Economic Journal, 106,

309-319.

25. Buchanan, J. M., 1972. The Theory of Public Choice. Ann Arbor: University of Michigan Press.

26. Chong, A. & Lopez-de-Silanes, F., 2003. The Truth about Privatization in Latin America. Inter-America Development Working Paper No. R-486. Washington, DC.

27. Clarke, G. & Wallsten, S., 2002. Providing Infrastructure Service to Rural and Poor Urban Consumers. Policy Research Working Paper 2868. World Bank, Washington, D.C.

28. Clarke, G., 1995. More Evidence on Income Distribution and Growth. Journal of Development Economics, 47(2), 403-427.

29. Cook, P. & Kirkpatrick, C., 1988. Privatization in Less Developed Countries. New York:

St. Martin Press.

30. Cook, P. & Uchida, Y., 2003. Privatization and Economic Growth in Developing Countries. Journal of Development Studies, 39(6), 121-154.

31. Cuervo, A. & Villalonga, B., 2000. Explaining the Variance in the Performance Effects of

Privatization. Academy of Management Review, 25(3), 581-594.

32. Davis, R., Ossowski, R. & Barnett, S., 2000. Fiscal and macroeconomic Impacts of Privatization Occasional Paper 194. Washington: International Monetary Fund.

33. Deninger, K. & Squire, L., 1996. A New Data Set Measuring Income Inequality. World

Bank Economic Review, 10(3), 565-591.

34. Dharwadkar, R., Gerard, G. & Brandes, P., 2000. Privatization in Emerging Economies: An Agency Theory perspective. Academy of Management Review, 25(3), 650-675.

35. Dollar, D. & Kraay, A., 2002. Growth is Good for the Poor. Journal of Economic Growth, 7(3), 195-225.

36. Dye Thomas, 2002. Understanding Public Policy. New Jersey: Prentice Education, Inc. 37. Earle, J., 2002. Privatization methods and productivity Effects in Romanian Industrial

Enterprises. Journal of Comparative Economics, 30, 657-682.

38. Easterly, W. & Fischer, S., 2001. Inflation and the Poor. Journal of Money, Credit and

Banking, 33(2), 160-178.

39. Easterly, W. & Levine, R., 2002. Tropics, germs, crops: How Endowments Influence

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 76)