Các giả thuyết kỳ vọng trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.6 Các giả thuyết kỳ vọng trong mơ hình nghiên cứu

Biến LIRGDP kiểm soát mức độ phát triển ban đầu tại thời điểm bắt đầu chính sách tư nhân hóa (năm 1991). Một số các nghiên cứu trước đây sử dụng GDP bình quân đầu người để đo lường mức độ phát triển, tuy nhiên điều này gặp phải vấn đề trong việc so sánh đối với các hồi quy xuyên quốc gia. Nguyên nhân là do việc sử dụng tỷ giá chính thức dùng để chuyển đổi GDP đo lường theo đồng nội tệ sang GDP đo lường theo đồng USD, và vì vậy nó khơng phản ánh được sức mua thực sự giữa các quốc gia khác nhau (Tsai, 1995). Do đó, việc sử dụng GDP bình qn đầu người thực (đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát) giúp khắc phục được vấn đề này. Hơn nữa, việc chuyển đổi biến IRGDP bằng cách lấy logarit cũng được sử dụng do tồn tại sự chênh lệch

tương đối lớn của dữ liệu về GDP bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển thuộc các vùng miền khác nhau.

Biến LIRGDPSQ (bình phương của biến LIRGDP) là một biến bổ sung được đưa vào trong các mơ hình hồi quy của bất bình đẳng thu nhập, nhằm khắc phục mối quan hệ phi tuyến có thể tồn tại giữa biến mức độ phát triển ban đầu và biến bất bình đẳng thu nhập (Sylwester, 2005; Ahluwalia, 1976; Kuznets, 1955). Theo đó, ban đầu bất bình đẳng thu nhập được kỳ vọng sẽ tăng nhưng theo thời gian tiếp tục tăng trưởng sẽ dẫn đến việc giảm bất bình đẳng thu nhập. Do vậy, biến LIRGDP được kỳ vọng sẽ có dấu dương (+) và biến LIRGDPSQ sẽ là dấu âm (-) trong mối tương quan với biến bất bình đẳng thu nhập.

Nguồn vốn về nhân lực được dẫn xuất bằng tỷ lệ nhập học cấp hai (SEC) nhằm kiểm soát mức độ cải thiện nguồn nhân lực dựa theo các tiêu chuẩn về giáo dục cơ bản (Ahluwalia, 1976). Biến nguồn vốn nhân lực (SEC) được kỳ vọng sẽ có tác động dương (+) đối với cả biến tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập (Makki và Somarwu, 2004).

Độ mở thương mại (đo lường bằng tổng xuất khẩu + nhập khẩu so với GDP) dẫn xuất cho mức độ mở cửa của nền kinh tế ở một quốc gia. Lý thuyết về tồn cầu hóa đề xuất rằng độ mở thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên nó cũng làm gia tăng sự chênh lệch về thu nhập ở các quốc gia. Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng độ mở thương mại có tác động dương (+) đối với tăng trưởng kinh tế và có tác động âm (-) đối với sự phân phối thu nhập.

Tỷ lệ tăng trưởng dân số (POP) kiểm sốt một vấn đề thực tế đó là, các lợi ích của chính sách tư nhân hóa có thể bị pha loãng bởi tốc độ tăng trưởng dân số quá cao (Bornschier và cộng sự, 1978). Do vậy, biến tỷ lệ tăng trưởng dân số được kỳ vọng có tác động âm (-) đối với cả biến tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được đo lường bằng tỷ lệ FDI so với GDP, biến FDI được đưa vào mơ hình nghiên cứu với giả định rằng FDI đóng vai trị quan trọng bằng việc tạo ra các hiệu ứng lan tỏa tích cực (các cơng nghệ mới và các kỹ năng quản lý

hiện đại) góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia chủ nhà (Sylwester,

2005). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng FDI có tương quan âm đối với sự phân phối thu nhập (Beer, 1999). Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng biến FDI có tác động dương (+) đối với tăng trưởng kinh tế và có tác động âm (-) đối với sự phân phối thu nhập.

Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu cũng được đưa vào mơ hình nhằm kiểm sốt tính nhất qn của các chính sách tài khóa và tiền tệ, một sự mất cân bằng tài khóa quá lớn có thể dẫn đến các vấn đề như tiền tệ hóa nợ (debt monetization) và tỷ lệ lạm phát cao cho nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế hàng đầu xem việc kiểm soát lạm phát như là một cơ chế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Romer và Romer (1998) cho rằng, lạm phát có thể gây tổn thương cho người nghèo nhiều hơn so với người giàu, bởi vì người giàu có những cơng cụ tài chính khác có thể giúp họ tự bảo vệ trước những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Do vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng lạm phát có tác động âm đối với cả tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập.

Vị trí địa lý cũng được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng gần đây (Redding và Venables, 2004; Acemoglu và cộng sự, 2003). Các tác giả này có đồng quan điểm khi cho rằng, những tác động trực tiếp của vị trí địa lý giải thích được phần lớn sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia. Redding và Venables (2004) đã lập luận rằng, việc nằm xa các thị trường và các nguồn cung cấp chính là một trong những lý do giải thích cho việc các quốc gia đang phát triển dường như khơng được hưởng lợi từ q trình tồn cầu hóa. Các biến về vị trí địa lý đã được sử dụng trong các mơ hình hồi quy về tăng trưởng xuyên quốc gia trước đây, bao gồm: vùng khí hậu, điều kiện sinh thái, vị trí địa lý nằm sâu trong đất liền

(landlocked countries). Trong bài nghiên cứu này, biến định tính LLOCK được sử dụng để xem xét một quốc gia có tiếp cận được với biển hoặc đại dương hay khơng (có đường bờ biển bao quanh). Tất nhiên, việc lãnh thổ không tiếp giáp với biển, nằm xa và bị cô lập với các thị trường của thế giới sẽ làm cho các khoản chi phí vận chuyển cao hơn và tạo ra các hạn chế về mặt tổng thể đối với vấn đề phát triển kinh tế và xã hội ở các quốc gia bị khóa kín trong lục địa này. Chính vì vậy, biến LLOCK được dự báo sẽ có tác động âm (-) đối với tăng trưởng kinh tế và có tác động dương (+) đối với bất bình đẳng thu nhập.

Biến đo lường về chất lượng thể chế (cơ chế quản lý nhà nước) (GOV) cũng được đưa vào trong mơ hình nghiên cứu giống như lập luận của các một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng thể chế tốt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Rodrik và cộng sự, 2004; Olson và cộng sự, 2000). Khái niệm về cơ chế quản lý nhà nước khá phức tạp và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Bài nghiên cứu vận dụng khái niệm về cơ chế quản lý nhà nước (governance) theo như định nghĩa của World Bank (1992), quản lý nhà nước được định nghĩa là một quá trình các hoạt động mà cơ quan chức năng thực hiện trong việc quản lý các nguồn lực kinh tế, xã hội của đất nước và năng lực của chính phủ trong việc thiết kế, xây dựng và thực hiện các chính sách. Như vậy có thể thấy, một cơ chế quản lý nhà nước tốt được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập.

Các chỉ số thành phần đánh giá về chất lượng thể chế của Kaufmann và cộng sự (2010) được sử dụng như là dẫn xuất cho biến chất lượng thể chế trong các phân tích hồi quy. Bởi vì 2 lý do chính sau đây: Thứ nhất, các chỉ số này là tổng hợp của nhiều

chỉ số thành phần khác và do đó sai số về mặt đo lường của các chỉ số này sẽ thấp hơn so với các chỉ số đơn lẻ. Thứ hai, tính phổ biến về dữ liệu của các chỉ số này cho hầu hết các quốc gia đang phát triển trong mẫu nghiên cứu so với dữ liệu của một số các cơ

quan khác như: International Country Risk Guide và Business Environmental Risk Intelligence (Kaufmann và cộng sự, 2010).

Điểm số của sáu chỉ số quản trị này nằm từ mức -2,5 đến 2,5 và tương ứng ở mức điểm cao hơn thể hiện cơ chế quản trị tốt hơn. Sáu chỉ số này được Kaufmann và cộng sự (2010) định nghĩa như sau:

 Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability) (VOICE) đo lường mức độ mà cơng dân của một nước có thể tham gia trong các cuộc bầu cử của chính phủ.

 Ổn định chính trị (Political stability) (POLST) đo lườngkhả năng kiểm soát các vấn đề về bạo lực và khả năng chính phủ cầm quyền của một quốc gia không bị lật đổ bằng bạo lực.

 Tính hiệu quả của chính phủ (Government effectiveness) (GOVEFF) là một thước đo về chất lượng của các dịch vụ công, bao gồm: chất lượng của bộ máy hành chính, năng lực của các cơng chức, tính độc lập về mặt chính trị của các dịch vụ cơng và cam kết của chính phủ đối với các chính sách được đưa ra.

 Chất lượng điều hành (Regulatory quality) (REG) tập trung vào mức độ tương thích của các chính sách đối với thị trường, chẳng hạn như: kiểm soát giá cả, giám sát các hoạt động ngân hàng và cả sự nhận thức về các gánh nặng có thể tạo ra bởi các quy định quá mức.

 Các quy định về Luật pháp (Rule of Law) (RULE) là chỉ số đo lường mức độ cơng dân của một nước có niềm tin và tuân thủ theo các quy định của luật pháp.

 Kiểm soát tham nhũng (Control of corruption) (CORR) đo lường mức độ nhận thức về tham nhũng, được định nghĩa như là sự thực hiện các quyền lực của nhà nước với mục đích thu lợi cá nhân.

Bảng 1.1: Kỳ vọng tác động của biến giải thích đối với biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu

Biến độc lập Dấu kỳ vọng đối với biến phụ thuộc

Tăng trưởng kinh tế Bất bình đẳng thu nhập

Chính sách tư nhân hóa + -

Tỷ lệ lạm phát - +

Đầu tư trực tiếp nước ngoài + +

Mức độ phát triển ban đầu + +/-

Chất lượng thể chế + -

Độ mở thương mại + +

Nguồn vốn nhân lực + -

Tỷ lệ tăng trưởng dân số - +

Biến giả kiểm sốt vị trí địa lý - +

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày khái quát các lý thuyết nền tảng về tư nhân hoá, cũng như liên kết mối quan hệ giữa tư nhân hoá với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng hợp và tóm tắt một số các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tư nhân hoá đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Đồng thời mơ hình nghiên cứu thực nghiệm và các giả thuyết kỳ vọng cũng được trình bày trong chương này. Phần phương pháp nghiên cứu sẽ được khảo sát ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)