Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 76)

4.1 .1Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế

4.1.2 Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập

Các kết quả cho thấy rằng, tư nhân hóa khơng có tác động một cách có ý nghĩa đối với bất bình đẳng thu nhập (ngay cả khi đưa vào mơ hình các biến định tính kiểm

sốt các nhóm vùng miền) ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn nghiên cứu.

Tuy nhiên, các kết quả cũng cho thấy dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với hệ số của các biến đại diện cho vùng Sub-Saharan Africa (ssa) và vùng Latin America (la), nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê đối với biến đại diện cho vùng Asia (as). Kết quả này phản ánh các quốc gia đang phát triển thuộc các vùng Sub-Saharan Africa và vùng Latin America có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao hơn so với vùng MENA, và khơng có sự khác biệt thực sự có ý nghĩa về mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa vùng Asia và vùng MENA trong giai đoạn 1991 – 2008. Điều này đồng nghĩa rằng trong giai đoạn nghiên cứu, các quốc gia đang phát triển thuộc vùng Sub-Saharan Africa và Latin America có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao hơn so với các vùng Asia và MENA. Phát hiện này của nghiên cứu khơng có gì đáng ngạc nhiên bởi vì khu vực Latin America được biết đến với mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới và đứng thứ hai chính là các quốc gia thuộc vùng Sub-Saharan Africa.

Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình về bất bình đẳng thu nhập ở khu vực Latin America, Morley (2001) đã chỉ ra rằng các quốc gia thuộc vùng Latin America có mức bất bình đẳng thu nhập cao nhất so với các khu vực khác là do ba nguyên nhân chính, bao gồm: mức độ bất bình đẳng về giáo dục rất cao; việc suy giảm mức lương tương đối của những người lao động phổ thông từ những năm 1980 đến những năm 1990; và cuối cùng một thực tế là những người giàu ở khu vực Latin America ngày càng giàu hơn một cách tương đối so với phần dân số còn lại (khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo là lớn nhất so với các vùng miền khác).

cũng không thể hiện mối tương quan một cách có ý nghĩa đối với biến bất bình đẳng thu nhập. Như vậy có thể kết luận rằng, tư nhân hóa khơng có tác động một cách có ý nghĩa đối với bất bình đẳng thu nhập ở các vùng miền được nghiên cứu trong giai đoạn 1991 – 2008. Kessides (2004) đã lập luận rằng nếu tư nhân hóa thực sự khơng có tác động đến bất bình đẳng thu nhập, vậy tại sao có nhiều sự phản đối và các cuộc biểu tình ở hầu hết các quốc gia đang phát triển chống lại chính sách tư nhân hóa, đặc biệt là ở vùng Latin America và Sub-Saharan Africa. Kessides (2004) đã đưa ra hai lý do chính để giải thích cho sự khơng nhất qn giữa một bên là lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm với một bên là thực tế. Thứ nhất, có thể là do sự hạn chế về dữ liệu và các sai sót đến từ phương pháp luận và mơ hình thống kê đã dẫn đến việc khơng đánh giá chính xác các tác động phúc lợi thực sự của cuộc cải cách chính sách này. Thứ

hai, sự không nhất quán có thể đến từ những suy nghĩ sai lệch mang tính hệ thống

trong nhận thức của công chúng. Nhận thức sai lệch đối với cuộc cải cách có thể bắt nguồn từ các suy nghĩ tiêu cực về các ảo tưởng như: sự sa thải lao động, vấn đề gia tăng giá cả và các tác động phân phối tiêu cực của chính sách tư nhân hóa.

Biến đầu tư trực tiếp nước ngồi có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với bất bình đẳng thu nhập ở tất cả các mơ hình hồi quy. Phát hiện này của nghiên cứu tương tự với kết quả trong các nghiên cứu thực nghiệm của Beer (1999) và Nafziger (1997). Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phân phối thu nhập có thể bắt nguồn từ việc hội tụ các tham vọng gia tăng tài sản của các nhà đầu tư nước ngồi và tầng lớp giàu có của nước chủ nhà (Beer, 1999). Tương tự, Nafziger (1997) đã lập luận rằng các cơng ty đa quốc gia có đủ khả năng để tạo ra áp lực đối với chính phủ của quốc gia chủ nhà trong việc cắt giảm các khoản chi tiêu phúc lợi và cơng đồn lao động nhằm làm giảm tiền lương đối với người lao động, họ cũng chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thực hiện các cuộc cải cách.

Trong tất cả các trường hợp phân tích thì hệ số của biến lạm phát đều khơng có ý nghĩa thống kê, kết quả này khác với hầu hết các kết luận trước đây khi cho rằng lạm phát làm tổn thương những người nghèo nhiều nhất (Easterly và Fischer, 2001; Romer và Romer, 1998). Easterly và Fischer (2001) đã lập luận rằng lạm phát làm tổn thương những người nghèo nhiều hơn, điều này là bởi vì những người giàu có nhiều khả năng để tiếp cận các cộng cụ tài chính có thể bảo vệ họ đối phó với các tác động tiêu cực của lạm phát. Tuy nhiên, kết quả của bài nghiên cứu lại tương tự với kết luận trong nghiên cứu thực nghiệm ở 45 quốc gia đang phát triển của Sarel (1997), tác giả đã cho thấy rằng lạm phát dường như khơng có tác động đối với bất bình đẳng thu nhập.

Độ mở thương mại của nền kinh tế có tương quan âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với bất bình đẳng thu nhập ở hầu hết các mơ hình phân tích. Kết luận này hàm ý rằng, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới khơng có tác động một cách có ý nghĩa đối với bất bình đẳng thu nhập (Dollar và Kraay, 2002). Phát hiện này của bài nghiên cứu khác với kết quả thực nghiệm của Tsai (1995), ông cho rằng việc mở cửa nền kinh tế góp phần gia tăng tính cạnh tranh quốc tế, xóa bỏ các hiện tượng độc quyền và độc quyền nhóm trong nước, tạo ra sự phân phối có hiệu quả hơn các nguồn lực và cải thiện sự phân phối thu nhập của quốc gia. Tuy nhiên, kết quả của bài nghiên cứu lại ủng hộ kết luận của Zagha và cộng sự (2006), các tác giả cho rằng tác động của cuộc cải cách thương mại còn tùy thuộc vào các điều kiện riêng ở mỗi quốc gia và cách thức mà q trình tồn cầu hóa được thực hiện.

Mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa biến vị trí địa lý (llock) và biến bất bình đẳng thu nhập cho thấy rằng việc sở hữu vị trí khơng tiếp giáp biển có tác động tiêu cực đối với những người nghèo nhất của quốc gia (tác động này là độc lập với nhóm vùng miền). Điều này bắt nguồn từ thực tế đó là các quốc gia với vị trí nằm sâu trong đất liền, khơng tiếp giáp biển thường sở hữu cấu trúc thể chế không tốt, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, năng suất sản xuất thấp, thị trường trong nước nhỏ và quan trọng

nhất là nằm xa các thị trường lớn của thế giới. Chính những nhân tố này đã làm cho các quốc gia với vị trí khép kín trong lục địa rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương với các cú sốc từ bên ngoài (Báo cáo Liên hiệp quốc, 2006).

Biến chất lượng thể chế thể hiện mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê đối với bất bình đẳng thu nhập (ngay cả khi đưa các biển kiểm sốt nhóm vùng miền vào mơ hình). Phát hiện này của bài nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng chất lượng thể chế tốt góp phần cải thiện sự phân phối thu nhập của quốc gia. Acemoglu và cộng sự (2003) cho rằng, chất lượng thể chế không chỉ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia mà nó cịn là trung tâm trong việc phân phối thu nhập giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Tương tự như vậy, Lopez (2003) cũng lập luận rằng chất lượng thể chế tốt góp phần hạn chế sự hoạt động của các nhóm lợi ích vì động cơ riêng bằng việc kiểm sốt tốt hơn bộ máy quan chức nhà nước và gia tăng các cơ hội dành cho người nghèo.

Kết quả hồi quy sau khi đưa các biến tương tác (pr*fdi, pr*open và pr*gov) vào mơ hình cho thấy biến tương tác giữa tư nhân hóa với đầu tư trực tiếp nước ngoài (pr*fdi) thể hiện mối tương dương và có ý nghĩa thống kê đối với bất bình đẳng thu nhập, các biến tương tác cịn lại khơng có tương quan một cách có ý nghĩa đối với bất bình đẳng thu nhập. Điều này đồng nghĩa rằng chính sách tư nhân hóa được dự kiến sẽ tạo ra các tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế sở hữu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Nafziger (1997) đã lý giải rằng các cơng ty đa quốc gia có đủ khả năng để tạo ra áp lực đối với chính phủ của quốc gia chủ nhà trong việc cắt giảm các khoản chi tiêu phúc lợi và cơng đồn lao động nhằm làm giảm tiền lương đối với người lao động, họ cũng chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thực hiện các cuộc cải cách. Bên cạnh đó, Nafziger (1997) cũng cho rằng các cơng ty đa quốc gia làm trầm trọng thêm các vấn đề về bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia chủ nhà bằng cách tạo

ra các công việc, sự bảo trợ và sản xuất hàng hóa mà đối tượng hưởng lợi nhiều nhất chủ yếu là những người giàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 76)