Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Mặc dù, World Bank Privatization Database (2008) cung cấp dữ liệu về doanh thu đạt được và số lượng các giao dịch tư nhân hóa của các quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 1988 đến năm 2008. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2008 được lựa chọn bởi vì hầu hết các báo cáo về chính sách tư nhân hóa ở các quốc gia đang phát triển cho thấy các hoạt động tư nhân hóa ở các quốc gia đang phát triển diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này. Tập trung vào giai đoạn này có thể mang lại nhiều thông tin hơn trong việc kiểm tra các tác động của tư nhân hóa ở các quốc gia đang phát triển.

Dữ liệu được xác định là các quan sát hằng năm của mẫu 80 quốc gia đang phát triển: 33 quốc gia thuộc vùng Sub-Saharan Africa; 22 quốc gia thuộc vùng Latin America; 12 quốc gia thuộc Asia và 13 quốc gia thuộc vùng MENA. Do sự hạn chế về mặt dữ liệu nên khơng có dữ liệu một cách nhất quán cho toàn bộ các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó 75 quốc gia có bộ dữ liệu với đầy đủ các giá trị quan sát cho các hồi quy của tăng trưởng và 60 quốc gia cho các hồi quy của bất bình đẳng thu nhập.

Bảng 2.1: Mô tả các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu Nguồn thu thập dữ liệu Đơn vị

tính

Doanh thu của tư nhân hóa/GDP (được đo lường bằng tổng doanh thu đạt được từ chính sách tư nhân hóa so với GDP bình quân trong giai đoạn 1991 – 2008)

PRI - World Bank Privatization

Database (2008); - World Development Indicators (2012)

%

Tỷ lệ lạm phát INF World Development Indicators

(2012)

%

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI World Development Indicators

(2012)

%

Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực

RGDP World Development Indicators

(2012)

%

Chất lượng thể chế của quốc gia (Governance)

GOV Kaufmann và cộng sự (2010) %

Độ mở thương mại OPEN World Development Indicators

(2012)

%

Tỷ lệ nhập học cấp hai SEC World Development Indicators

(2012)

%

Bất bình đẳng thu nhập (được đo lường bằng cách lấy tổng thu nhập của 10% những người có thu nhập cao nhất và của 10% những người có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của dân số)

INEQ10 Human Development Report

(2012)

%

Tỷ lệ tăng trưởng dân số POP World Development Indicators

(2012)

%

Biến định tính (kiểm sốt vị trí địa lý) LLOCK http://en.wikipedia.org/wiki/La

ndlocked_developing_countries

2.2.1 Các biến phụ thuộc

Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là các biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu và được tách thành các mơ hình hồi quy riêng. Biến tăng trưởng kinh tế được dẫn xuất bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực trong giai đoạn 1991 – 2008. Việc sử dụng GDP bình quân đầu người thực rất quan trọng bởi vì nó đã được điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và do đó phản ánh được giá trị thực của hàng hóa và dịch vụ so với việc sử dụng GDP bình quân đầu người danh nghĩa.

Đối với biến bất bình đẳng thu nhập, có 2 phương pháp đo lường chính, đó là: hệ số Gini (GINI) và tỷ lệ các nhóm thu nhập của cá nhân so với tổng dân số (INEQ). Ahluwalia (1976) cho rằng, hệ số Gini phản ánh một cái nhìn tổng quát về sự phân phối thu nhập, tuy nhiên trong một phạm vi thu nhập cụ thể hệ số Gini không thực sự nhạy cảm đối với mức độ bất bình đẳng thu nhập. Bên cạnh đó, Allison (1978) cũng lập luận rằng, hệ số Gini có khuynh hướng nhạy cảm nhất đối với các vùng thu nhập trung bình và khơng thực sự nhạy cảm đối với các vùng thu nhập rất giàu hoặc rất nghèo. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nhóm thu nhập của cá nhân so với tổng mức thu nhập của dân số (INEQ), cụ thể: lấy tổng thu nhập của 10% những người có thu nhập cao nhất và của 10% những người có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của dân số (INEQ10). Phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập này giải thích được sự khác biệt về lợi ích được hưởng từ chính sách tư nhân hóa của những người có thu nhập cao nhất và những người có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Dấu dương (+) đối với hệ số này đồng nghĩa với việc gia tăng bất bình đẳng thu nhập và ngược lại là giảm bất bình đẳng thu nhập nếu giá trị của các hệ số này là âm.

2.2.2 Các biến độc lập

Việc lựa chọn các biến giải thích trong bài nghiên cứu dựa vào các nghiên cứu trước đây (Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003; Barnett, 2000; Plane, 1997). Các

biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu bao gồm: doanh thu của tư nhân hóa theo phần trăm GDP (PR); logarit của GDP bình quân đầu người thực ban đầu (LGDPC); bình phương của biến LGDPC (LGDPCSQ); logarit của tỷ lệ lạm phát (LINF); tỷ lệ tăng trưởng dân số (POP); độ mở thương mại so với GDP (OPEN); tỷ lệ nhập học cấp hai (SEC); biến định tính kiểm sốt vị trí địa lý của quốc gia (LLOCK); cấu trúc thể chế của nhà nước (GOV); và tỷ lệ FDI so với GDP (FDI). Trong đó, các biến mức độ phát triển ban đầu và tỷ lệ lạm phát được chuyển đổi theo hàm logarit (do dữ liệu thô của các biến này có độ chệch cao).

Biến độc lập chính cần quan tâm trong bài nghiên cứu đó là biến tư nhân hóa, được dẫn xuất bằng tổng doanh thu của tư nhân hóa trong giai đoạn 1991 – 2008 so với GDP bình quân trong cùng giai đoạn này. Việc sử dụng tổng doanh thu tư nhân hóa trong suốt thời gian nghiên cứu được dựa trên lập luận của Filipovic (2005) đó là, tác động của chính sách tư nhân hóa khơng mang tính tức thời và lợi ích của chính sách tư nhân hóa ở một năm cụ thể nào đó sẽ phụ thuộc vào mức độ tổng thể mà chính sách tư nhân hóa được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)