CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU
2.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Shrestha và Eiumnoh (2000), nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu
nhập hộ nông hộ ở lưu vực sông Sakae của Thái Lan”. Với cở mẫu là 192 hộ gia
đình nơng thơn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của những nông hộ ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi chủ yếu bao gồm: nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, giáo dục và số thành viên trong độ tuổi lao động.
Nghiên cứu của Yang (2004) về “Giáo dục và phân bố hiệu quả sự phát triển
thu nhập hộ gia đình trong thời gian cải cách nông thôn ở Trung Quốc”, trong
nghiên cứu đã phân tích sự đóng góp của giáo dục và sự phân bổ nguồn lực của hộ trong việc tăng trưởng thu nhập của hộ gia đình ở nơng thơn Trung Quốc. Dữ liệu phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát thu nhập hộ gia đình của tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1986 đến năm 1995. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm của chủ hộ và các thành viên trong hộ, vị trí nơi ở của chủ hộ, nguồn vốn của hộ,… và nghiên cứu đã minh chứng trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng để ngành cơng nghiệp ở nơng thơn phát triển nhanh chóng và cũng tạo nên nguồn thu nhập ổn định, bền vững hơn cho nông dân. Các hộ gia đình có thành viên có trình độ học vấn cao hơn sẽ được phân bổ nguồn lực của hộ cho các hoạt động phi nông nghiệp và mang lại thu nhập cao hơn.
Đề tài nghiên cứu “Nhận dạng và ước lượng thiệt hại vơ hình của người dân
(Nguyễn Văn Dương, 2011) tác giả thu thập dữ liệu của 150 mẫu phỏng vấn hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất, sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp định lượng và công cụ mức sẳn sàng chấp nhận bồi thường để đánh giá thiệt hại vơ hình của hộ bị thu hồi đất. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra kết luận: thiệt hại của người dân bị thu hồi đất bao gồm thiệt hại hữu hình và thiệt hại vơ hình; tuy nhiên trong thời gian vừa qua các chính sách giải tỏa, đền bù và tái định cư chỉ tập trung bồi thường những thiệt hại hữu hình mà chưa chú trọng đến thiệt hại vơ hình. Thiệt hại vơ hình bao gồm: việc chuyển sang nơi ở mới khó thích nghi với mơi trường sống mới, phải chuyển đổi việc làm, có trường hợp bị thất nghiệp, đào tạo chuyển đổi việc làm ít được chú trọng, điều kiện tiếp cận giáo dục thay đổi, nguy cơ mất nguồn vốn tự nhiên và vốn nhân tạo, mất không gian văn hoá, mất quyền sử dụng những tài sản cộng đồng, thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm trạng lo lắng.
Đề tài“Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới
sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng” (Nguyễn Thị Thuận An, 2012) nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước. Phỏng vấn 106 hộ bị thu hồi đất thuộc dự án xây dựng khu đô thị mới tại quận Hải An. Đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và những ảnh hưởng của nó đến người dân bị thu hồi đất. Rút ra bài học kinh nghiệm: Có sự bất cập trong q trình chuyển đổi việc làm cho người có đất bị thu hồi, thiếu sự phối hợp về quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, chưa gắn với việc chuyển dịch cơ cấu đất đai với cơ cấu lao động,… có đến 70,75% số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất nhưng tăng khơng đáng kể. Nhìn chung đời sống kinh tế của người dân cũng không ổn định hơn. Nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất của các hộ dân tăng, nhưng chỉ mang tính tạm thời, bởi vì nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, chỉ ở mức hạn chế nên việc duy trì nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất mang tính rủi ro cao và phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi chế độ chính sách hỗ trợ của chính quyền và sự thay đổi nội
lực của người nông dân về trình độ học vấn hoặc phải trong chờ vào thế hệ tiếp theo.
Luận văn “Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công
nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh” (Bùi thị Tuyết Mai, 2012) khảo sát 102 mẫu điều tra phỏng vấn hộ bị thu hồi đất khu vực nghiên cứu, đề tài đưa ra những kết luận như sau: thu hồi đất có tác động đến đời sống người dân cả tích cực lẫn tiêu cực, thu hồi đất là một cơ hội cho người dân có nhà ở khang trang hơn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đầy đủ hơn, thu nhập của một bộ phận gia đình (36,3%) có cải thiện hơn so với trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người dân phải đối phó với những thách thức nhất định, 28,4% hộ khơng có cải thiện thu nhập và 35,3% hộ bị giảm thu nhập, hộ khơng có khả năng tự tìm nơi ở mới sau khi bị giải toả, môi trường sống và quan hệ xã hội bị phá vỡ, một số hộ dân có tình trạng khi có tiền đền bù con cái nảy sinh nạn đua đòi, bỏ học,… Qua khảo sát, người dân bày tỏ nhiều bức xúc liên quan đến chính sách đền bù và việc áp giá đền bù chưa thoả đáng. Đây là nguyên nhân gây nên khiếu kiện đông người và vượt cấp. Qua đó cho thấy, tái định cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận hay một cộng đồng dân cư từ nơi này đến nơi khác, không chỉ là chăm lo chỗ ở mà còn nhiều yếu tố liên quan đến cuộc sống hậu tái định cư của hộ, đặc biệt vấn đề bồi thường cho những tổn hại phi vật chất, những thiệt hại vơ hình như những khuyến cáo đã được các tổ chức quốc tế nhắc đến nhưng vẫn chưa thật sự quan tâm. Kết quả mơ hình kinh tế lượng cho thấy các biến tuổi của chủ hộ, người tạo ra thu nhập chính, nhận định chi phí sinh hoạt làm tăng xác suất cải thiện thu nhập, trong khi biến thay đổi việc làm gây giảm xác suất cải thiện thu nhập.
Đề tài “Kết quả sinh kế của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án cầu và
tuyến tránh Chợ Lách, Bến Tre” (Phạm Anh Linh, 2015).Thu hồi đất để đầu tư xây
dựng hạ tầng, có tác động tích cực, lẫn tiêu cực đến đời sống của người dân. Bên cạnh các mặt tích cực thì người dân phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Mức chi tiêu bình qn đầu người/năm của nhóm hộ bị thu hồi đất tăng 22,08% so với nhóm hộ không bị thu hồi đất, do khi nhận được tiền bồi thường, nhóm hộ này
có tâm lý mua sắm tài sản tiêu dùng, giải trí như xe cộ, tivi, tủ lạnh, sửa chữa nâng cấp nhà,… và đây là khoản chi tiêu không sinh lợi. Song song đó nguồn lực vật chất, tức là giá trị tài sản sinh kế của nhóm hộ bị thu hồi đất tăng lên 40,06% so với nhóm hộ khơng bị thu hồi, và với các hộ sống chủ yếu bằng kinh tế vườn thì khi bị thu hồi đất với tỷ lệ cao từ 30% đến 40% trở lên sẽ bị giảm thu nhập đáng kể. Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi đời sống sau thu hồi đất trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi bao gồm: Trình độ học vấn của lao động chính, nếu số năm đi học càng nhiều thì có cơ hội việc làm ổn định với mức thu nhập cao hơn; Tỷ lệ phụ thuộc, những hộ có tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì thu nhập giảm và chi tiêu giảm, những hộ có tỷ lệ phụ thuộc ít thì ngược lại.
Nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn (2015) về “Thực trạng và giải pháp đảm bảo
sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong q trình đơ thị hóa”
kết luận sinh kế của cộng đồng dân cư sau q trình đơ thị hóa có sự thay đổi sâu sắc, tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng thiếu bền vững. Cụ thể là nguồn nhân lực đông nhưng hạn chế về tay nghề; cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải; chi phí sinh hoạt trong môi trường đô thị đắt đỏ hơn và phát sinh thêm nhiều khoản chi phí mới; nhiều hộ dân trở nên thiếu thốn, cuộc sống bấp bênh do phải chuyển từ làm nông nghiệp trở thành cư dân đô thị. Để đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân; cần đổi mới chính sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất với bảo quản nông sản sau thu hoạch; chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hóa nơng nghiệp chất lượng cao gắn với xuất khẩu trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng hóa ngành nghề và nguồn thu nhập.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn (2013) về “Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở Khu công nghiệp Giang Điền huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” rút ra kết luận là quyết định đầu tư sản xuất kinh
thu nhập hộ, nhưng khi diện tích quá lớn sẽ làm giảm thu nhập hộ do những hộ bị thu hồi đất thuần túy là nông dân, khi nhận nhiều tiền đền bù từ đất ít có kĩ năng quản lý tiền họ dễ chi cho tiêu dùng; trình độ học vấn của chủ hộ góp phần tăng thu nhập; tỉ lệ phụ thuộc có ý nghĩa làm giảm nguồn thu nhập. Nghiên cứu hàm ý một số chính sách nhằm ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho hộ dân sau khi chuyển sang môi trường sống mới. Cụ thể, về đền bù và hỗ trợ cần ưu đãi vốn cho hộ có phương thức sản xuất hiệu quả, không nên cấp vốn đại trà theo kiểu bình quân; nên chia các chương trình hỗ trợ cho từng nhóm hộ cụ thể, tập trung cho những hộ có khả năng cải thiện thu nhập để thốt nghèo, khơng nên áp dụng cấp vốn đồng bộ cho tất cả các hộ vì với số tiền cấp ít thì sẽ rất khó cho các hộ khi làm sản xuất kinh doanh; phải có lựa chọn giữa hiệu quả đồng vốn cấp và chính sách xóa nghèo. Về yếu tố diện tích đất thu hồi, chính quyền địa phương có trách nhiệm hiệu chỉnh giá đền bù theo giá thị trường và định hướng phương thức sản xuất kinh doanh; đối với tiền đền bù quá lớn (từ diện tích đền bù q lớn), thì phát sinh nguy cơ người nơng dân có tâm lý tiêu dùng hơn là đầu tư và không biết hay thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn vốn phát sinh. Tác động của trình độ học vấn của chủ hộ rất quan trọng trong tăng thu nhập của hộ trực tiếp và gián tiếp; chính quyền địa phương kết hợp với các trung tâm giáo dục và dạy nghề mở các lớp học cho chủ hộ và người dân về văn hóa và kiến thức phổ thông, cũng như đào tạo nghề góp phần nâng cao trình độ nhận thức, thích nghi cuộc sống mới và từ đó nâng cao cơ hội kinh tế. Tỉ lệ phụ thuộc có thể khơng chỉ có tác động làm giảm thu nhập bình qn chung của hộ, mà cịn làm giảm cả thời gian làm việc và/hay cơ hội kinh tế.
Nghiên cứu của Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai (2016) về “Thu hồi đất và
thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nơng thơn tại Thành phố Cần Thơ” đưa ra
kết luận: Người dân bị thu hồi đất rất khó chuyển đổi nghề nghiệp; Tính cơng bằng trong thu hồi đất chưa cao; Giáo dục đóng vai trị quan trọng đối với sinh kế hộ gia đình nơng thơn; Đất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với sinh kế nơng thơn, đặc biệt với nơng dân. Nhà nước cần hồn thiện các quy định về bồi hoàn và hỗ trợ khi thu hồi đất. Việc dùng tiền bồi thường để hỗ trợ nông hộ chuyển đổi nghề
nghiệp là không khả thi do nông dân đã quen trồng lúa và các hoạt động nơng nghiệp thì khó có thể học chuyển đổi nghề hoặc làm việc trong khu vực cơng nghiệp vì thiếu kỹ năng và tác phong cơng nghiệp. Vì vậy, cần đầu tư cho giáo dục và dạy nghề cho thế hệ trẻ để họ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp khi tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, việc dùng tiền bồi thường để hỗ trợ hộ gia đình lại giúp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất và không làm giảm thu nhập của hộ. Bồi thường đầy đủ và nhanh chóng sẽ giúp thu hồi đất diễn ra nhanh hơn. Ngồi ra, cũng cần tính đến các giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo cho các hộ gia đình bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn so với trước khi thu hồi đất, đó sẽ là giải pháp chiến lược theo mơ hình quản lý phù hợp nhất để cùng nhau chiến thắng (Win-Win) trong quá trình chuyển dịch đất đai cho bất kì mục đích sử dụng đất nào.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của việc thu hồi đất, thực hiện tái định cư đến sinh kế của hộ đều chỉ ra rằng tác động của việc tái định cư gây ra những thiệt hại hữu hình các loại vốn tài sản và những thiệt hại vơ hình đến sinh kế trong tương lai của hộ. Việc bồi thường bằng tiền một cách thỏa đáng, ban đầu có thể đem lại lợi ích về thu nhập của hộ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tuy nhiên, về lâu dài có tác động tiêu cực đến sinh kế của một số hộ do không đầu tư cho giáo dục, đào tạo và thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đa dạng các nguồn sinh kế. Mặc dù vậy, ngay cả các hộ có đầu tư cho giáo dục, đào tạo thì vẫn có độ trễ nhất định để tham gia vào thị trường lao động. Do đó, để đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ chịu tác động của tái định cư, cần thiết có chính sách can thiệp, hỗ trợ một cách thỏa đáng từ các cơ quan chính phủ nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho người dân phục hồi và cải thiện sinh kế thông qua việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo và chuyển đổi nghề một cách hiệu quả.