Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án
Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng đi học giảm theo từng độ tuổi, lao động ở độ tuổi từ 15 đến 18 có tỷ lệ đi học chiếm 20%, lao động ở độ tuổi từ 18 đến 25 có tỷ lệ đi học chiếm 14% và khơng ai đi học ở độ tuổi trên 30.
Như vậy, thực tế chỉ ra rằng, đa số chủ hộ đều lớn tuổi, trình độ tương đối thấp, đa số khơng có trình độ chun mơn. Đối tượng chủ hộ gánh trách nhiệm là lao động tạo ra thu nhập chính nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ, tuy nhiên, phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là lao động làm thuê và kinh doanh hộ gia đình. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương khi thay đổi địa bàn cư trú, góp phần khơng nhỏ tác động xấu đến việc đảm bảo sinh kế cho các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất.
4.4. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN ÁN
Đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị Thành phố Rạch Giá, tác động của việc thu hồi đất đối với người dân là bên cạnh việc nhà cửa, đất đai bị ảnh hưởng, mặt khác, họ còn phải chịu nhiều tổn thất liên quan đến các vấn đề về kinh
tế, văn hóa, xã hội và mơi trường. Theo đó, việc giải tỏa, di dời sẽ khiến đảo lộn đời sống người dân, gây mất ổn định và đe dọa đến môi trường sống của họ. Cụ thể hơn, đó có thể là sinh kế bị thu hẹp và nghèo đói của một bộ phận dân cư, sự suy giảm các yếu tố văn hóa của một cộng đồng và sự ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, người dân cịn gặp phải những khó khăn trước mắt như việc đi làm xa, khó khăn trong việc chuyển hộ khẩu, chuyển trường học cho con cái, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác, trực tiếp và gián tiếp tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án.
Thông qua số liệu khảo sát, đề tài sẽ xem xét sự thay đổi cụ thể trong từng nguồn vốn tạo sinh kế của hộ, từ đó thấy được ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án.
4.4.1. Thay đổi vốn con người
Khi tiến hành thu hồi đất để thực hiện dự án, người dân được nhận một khoản tiền bồi thường và được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống trường học ở các cấp được sửa chữa, xây dựng mới với hạ tầng và cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn, đảm bảo ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy và học của cư dân địa phương. Bên cạnh những thiệt hại gặp phải khi bị thu hồi đất thì đây cũng là cơ hội để hộ gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo, từ đó giúp gia tăng nguồn vốn con người.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, khơng có hộ nào sử dụng tiền bồi thường cho mục đích hỗ trợ vào việc học nghề hoặc đầu tư cho việc học của con. Tỷ lệ đi học của các nhóm lao động giảm dần theo độ tuổi, lao động trong độ tuổi 15-18 có tỷ lệ đi học đạt 20%, tỷ lệ này giảm xuống còn 14% đối với lứa tuổi từ 18-25, và khơng có lao động nào đi học ở độ tuổi >35. Qua phỏng vấn phát hiện nguyên nhân của việc ít chủ động trong học là do lao động tuổi đã cao, tâm lý ngại thay đổi; bên cạnh đó việc thiếu thơng tin hướng nghiệp và việc làm phù hợp cũng góp phần cản trở người lao động chuyển đổi nghề nghiệp để tìm kiếm thu nhập cao hơn và ổn
định hơn. Người dân đều hiểu tầm quan trọng của trình độ, tay nghề và bằng cấp trong tình hình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ngày càng phát triển hiện nay; họ biết cần phải có bằng cấp chun mơn để tìm được việc làm với thu nhập ổn định, đảm bảo sinh kế cho gia đình.Vì vậy, họ chỉ đầu tư cho con mình đi học; cịn đối với bản thân người lớn đã đi làm, họ không học tập để lấy bằng cấp chuyên môn mà chọn cách tiếp tục công việc cũ như trước khi bị thu hồi đất.
Từ thực tế đó, khi chính quyền thực hiện thu hồi đất, tỷ lệ lao động trong các ngành của các hộ ít có sự thay đổi. Ở cả 3 nhóm hộ, tỷ lệ lao động làm thuê đều chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là ở nhóm 1 gồm các hộ bị giải tỏa hồn tồn là 40%, nhóm 2 gồm các hộ bị giải tỏa một phần là 73% và nhóm 3 gồm các hộ khơng bị giải tỏa là 23%. Tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực khác (buôn bán, kinh doanh tiệm tạp hóa, cho thuê nhà trọ, nhà xưởng…) ở nhóm 1 có tỷ lệ cao nhất, chiếm 48%, đây cũng là đối tượng lao động dễ bị tổn thương khi có thay đổi về đất đai, nơi cư trú nhất. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước (đội ngũ cơng chức, viên chức) ở nhóm 3 có tỷ lệ cao nhất, chiếm 40%. Tỷ lệ lao động trong từng nhóm được minh họa trong Hình 4.5 dưới đây.
Hình 4.5: Tỷ lệ lao động của hộ gia đình
Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án
Đối với nhóm 1, là nhóm bị giải tỏa hồn tồn, nhưng lại có tới 48% lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ là làm việc trong các lĩnh vực khác, đa số là kinh doanh, bn bán hộ gia đình, những công việc gắn liền với đất đai. Ngoài ra, lao động làm thuê lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong nhóm 1 và nhóm 2, những nhóm bị giải tỏa, tuy bối cảnh việc làm ít gắn liền với đất đai, nhưng họ vẫn chịu những cú sốc do việc thay đổi nơi cư trú sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tìm kiếm cơng việc phù hợp với trình độ và mối quan hệ của họ. Phần lớn những lao động này đều khá lớn tuổi, vì vậy họ chọn tiếp tục làm công việc cũ, tuy thu nhập bị ảnh hưởng nhưng đây là những cơng việc họ đã có kinh nghiệm chứ khơng tham gia học tập chuyên môn để chuyển đổi nghề nghiệp.
4.4.2. Thay đổi vốn tự nhiên
Nguồn vốn tự nhiên chủ yếu là các loại đất để canh tác, sản xuất và diện tích mặt nước để ni trồng thủy, hải sản… Tuy nhiên, cùng với quá trình đơ thị hóa, đất đai như là nguồn vốn tự nhiên đã dần khơng cịn chiếm ưu thế trong sinh kế của người dân. Thực tế là, đối với người dân trong khu vực dự án, họ chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1%). Do đó, khi thu hồi đất, nguồn vốn tự nhiên phục vụ cho nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình mà nguồn thu nhập chính đến từ buôn bán, kinh doanh và dịch vụ tại nhà, việc bị thu hồi đất sẽ tác động rất lớn đến sinh kế của họ. Theo kết quả khảo sát, có đến 94% số hộ thuộc nhóm 1, nhóm bị thu hồi đất hoàn toàn, bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập chính; con số này ở nhóm 2 là 6% và nhóm 3 là 2%. Như vậy, việc thu hồi đất đã có tác động rất lớn đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất và TĐC. Ngoài ra, phản ứng của người dân về việc thu hồi đất có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ thuộc dự án. Trong khi các hộ bị thu hồi đất hồn tồn phải TĐC và các hộ khơng bị thu hồi
đất đều đồng ý với chính sách chung, thì các hộ bị thu hồi đất một phần lại có một bộ phận khơng đồng ý (chiếm 24%).
Hình 4.6: Kế hoạch cho cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai
Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án
Đơn vị tính: m2 Đất nơng nghiệp Có sổ đỏ Đất nhà ở Có sổ đỏ Nhóm 1 0 0 95,5 27% Nhóm 2 0 0 93,7 96% Nhóm 3 175 100% 109,6 100%