Thay đổi vốn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị thành phố rạch giá đến sinh kế của các hộ thuộc khu vực dự án (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN

4.4.5. Thay đổi vốn xã hội

Khi thực hiện dự án xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã làm gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội và các điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng mới sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan và chủ quan đã đề cập ở các phần trên, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức sinh kế của họ. Các hình thức sản xuất, kinh doanh mới không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, trong địa bàn dân cư, trong các điều kiện sản xuất, kinh doanh và quy hoạch của thành phố.

Tuy cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi đất, 100% hộ gia đình đều nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng không ai sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đem lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản phục vụ sinh hoạt; sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến việc người dân khó đảm bảo sinh kế bền vững. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện cụ thể của địa phương.

Một ảnh hưởng khác của việc thu hồi đất đó là sự thay đổi về địa bàn sinh sống và quan hệ hàng xóm, láng giềng trước đây, dẫn đến tính tương trợ, “tình làng nghĩa xóm” bị hạn chế. Trong một cộng đồng dân cư, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như trao đổi, cung cấp thơng tin, phối hợp với nhau trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán và giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. Hơn nữa, những hộ không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn và các nhu yếu phẩm khác có thể vay mượn của nhau. Khi TĐC, người dân phải sống trong một địa bàn mới, tiếp xúc với những con người mới, trong một môi trường, cộng đồng dân cư mới. Họ sẽ khó có cơ hội

để tiếp xúc, tương trợ nhau, “tình làng nghĩa xóm” gây dựng trong một thời gian dài khó có thể một sớm một chiều tạo dựng được. Ngoài ra, một thực trạng xảy ra khi người dân bị thu hồi đất và TĐC, đó là việc người dân bị mất cơng việc cũ, trong thời gian chưa tìm được cơng việc mới, thiếu các mối quan hệ xã hội sẽ khiến họ chán nản, dễ sa vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc. Đối tượng này thường rơi vào nam giới và là chủ hộ gia đình, người thơng thường là lao động chính trong hộ. Điều này càng khiến cho sinh kế các hộ gia đình TĐC càng thêm bấp bênh, dễ rơi vào nghèo đói. Tình hình thay đổi các yếu tố xã hội của các hộ gia đình sau thu hồi đất được thể hiện trong hình 4.9 dưới đây.

Hình 4.9: Sự thay đổi các yếu tố xã hội sau thu hồi đất

Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị thành phố rạch giá đến sinh kế của các hộ thuộc khu vực dự án (Trang 61 - 62)