Thay đổi vốn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị thành phố rạch giá đến sinh kế của các hộ thuộc khu vực dự án (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN

4.4.4. Thay đổi vốn tài chính

Việc thu hồi đất đã có tác động đến thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án, nhất là các hộ bị thu hồi hoàn toàn. Theo kết quả khảo sát, sau khi dự án triển khai, có đến 30% số hộ bị giảm thu nhập, 69% số hộ có thu nhập khơng đổi và chỉ có 1% số hộ có thu nhập tăng, tỷ lệ này ở từng nhóm hộ có sự dao động rất lớn. Ở nhóm 1 với diện tích đất bị thu hồi hồn tồn, có đến 92% số hộ bị giảm thu nhập so với trước đây. Trong khi đó, ở nhóm 2 với diện tích đất bị thu hồi một phần và ở nhóm 3 khơng bị thu hồi đất, hầu như khơng có sự thay đổi so với trước đây. Điều này chứng tỏ là sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ giảm rõ rệt, số tiền bồi thường chỉ đủ cho họ xây dựng nhà cửa và mua sắm một vài tài sản phục vụ sinh hoạt. Nguồn vốn tài chính từ tiền bồi thường khơng cịn đủ để người dân thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo sinh kế bền vững như đầu tư học nghề, sản xuất, kinh doanh hoặc tối thiểu là gửi ngân hàng để có một số tiền lời cố định hàng tháng.

Các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất khơng có sự thay đổi đáng kể. Trước thu hồi đất, thu nhập chủ yếu của nhóm 1 và nhóm 2 chủ yếu là từ việc làm thuê (chiếm 80% ở nhóm 1 và 60% ở nhóm 2), cịn nguồn thu nhập chủ yếu của nhóm 3 là từ tiền lương và việc làm thuê (tiền lương chiếm 42% và làm thuê chiếm 40%). Sau thu hồi đất, tình hình thu nhập của các hộ gần như khơng đổi (Hình 4.8).

Hình 4.8: Tỷ lệ các nguồn thu nhập chính trước và sau thu hồi đất

Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án

Kết quả này củng cố thêm quan điểm mà nghiên cứu đã đề cập ở nguồn vốn con người, đó là, những hộ gia đình mà người chủ gia đình có trình độ thấp và độ tuổi cao, cơng việc chủ yếu từ làm thuê và kinh doanh tại nhà, khi bị thu hồi đất và TĐC, họ thường chọn cách tiếp tục các công việc cũ, mặc dù là nguồn thu nhập này thường khơng ổn định, khó đảm bảo sinh kế bền vững lâu dài. Hơn nữa, nguồn thu nhập thường được trả bằng tiền mặt hàng ngày nên người dân dễ tiêu xài, khó tiết kiệm, trong khi với mức độ đơ thị hóa hiện nay, giá cả hàng hóa, dịch vụ ngày càng đắt đỏ. Điều này càng góp phần tác động tiêu cực đến sinh kế hộ gia đình, nhất là các hộ bị thu hồi đất và TĐC. Một trong các nguồn vốn tài chính khác đến từ các khoản vay, có 61% số hộ thuộc nhóm 1 có vay với mục đích chủ yếu là để mua máy móc, thiết bị sản xuất; đa số vốn vay là từ ngân hàng. Như vậy, rõ ràng là đối với người dân bị thu hồi đất, nhất là những hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, tuy thu nhập của họ bị giảm đáng kể nhưng họ khó có thể chuyển đổi nghề có thu nhập tốt hơn, vì vậy, việc đảm bảo sinh kế trước mắt và lâu dài sau này càng khó thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị thành phố rạch giá đến sinh kế của các hộ thuộc khu vực dự án (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)