CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN
4.4.2. Thay đổi vốn tự nhiên
Nguồn vốn tự nhiên chủ yếu là các loại đất để canh tác, sản xuất và diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy, hải sản… Tuy nhiên, cùng với quá trình đơ thị hóa, đất đai như là nguồn vốn tự nhiên đã dần khơng cịn chiếm ưu thế trong sinh kế của người dân. Thực tế là, đối với người dân trong khu vực dự án, họ chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1%). Do đó, khi thu hồi đất, nguồn vốn tự nhiên phục vụ cho nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình mà nguồn thu nhập chính đến từ bn bán, kinh doanh và dịch vụ tại nhà, việc bị thu hồi đất sẽ tác động rất lớn đến sinh kế của họ. Theo kết quả khảo sát, có đến 94% số hộ thuộc nhóm 1, nhóm bị thu hồi đất hoàn toàn, bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập chính; con số này ở nhóm 2 là 6% và nhóm 3 là 2%. Như vậy, việc thu hồi đất đã có tác động rất lớn đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất và TĐC. Ngoài ra, phản ứng của người dân về việc thu hồi đất có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ thuộc dự án. Trong khi các hộ bị thu hồi đất hoàn toàn phải TĐC và các hộ không bị thu hồi
đất đều đồng ý với chính sách chung, thì các hộ bị thu hồi đất một phần lại có một bộ phận khơng đồng ý (chiếm 24%).
Hình 4.6: Kế hoạch cho cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai
Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án
Đơn vị tính: m2 Đất nơng nghiệp Có sổ đỏ Đất nhà ở Có sổ đỏ Nhóm 1 0 0 95,5 27% Nhóm 2 0 0 93,7 96% Nhóm 3 175 100% 109,6 100%
Bảng 4.7: Diện tích đất trung bình của hộ gia đình
Nguồn: Khảo sát hộ gia đình khu vực dự án
Theo kết quả trên, đa số hộ bị thu hồi đất hoàn toàn phải TĐC lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này càng góp phần làm cho cuộc sống của họ thêm phần khó khăn, ngồi việc mất nguồn thu nhập chính, phải
88% 0% 0% 6% 6% 2% 6% 94% 98% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
chuyển đổi nghề nghiệp, họ cịn mất đi cơ hội vay vốn để sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho học nghề hoặc cho các nhu cầu cấp thiết khác trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc giải quyết chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, cụ thể là trong việc phổ biến, triển khai lấy ý kiến người dân trong khu vực bị thu hồi đất và trong chính sách đền bù thiệt hại. Sau khi khảo sát, toàn bộ các hộ dân bị thu hồi đất hồn tồn được hỏi đều có ý kiến là BQL dự án chưa triển khai, phổ biến đầy đủ, rõ ràng các chính sách về thu hồi đất và đền bù; ngược lại, đối với các nhóm hộ bị thu hồi đất một phần, tỷ lệ này rất thấp chỉ chiếm 4%; các hộ khơng bị thu hồi khơng có ý kiến về vấn đề này. Đối với chính sách đền bù, cấp đất và hỗ trợ, có đến 96% số hộ bị thu hồi đất hồn tồn cho rằng chưa cơng bằng, 66% số hộ bị thu hồi đất một phần có ý kiến tương tự và con số này ở các hộ không bị thu hồi là 12%. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy là dự án chưa thực hiện tốt trong việc hỗ trợ các chính sách cho người dân khi thực hiện thu hồi đất, việc này đã góp phần không nhỏ dẫn đến những khiếu kiện của người dân bị ảnh hưởng khi dự án triển khai thực hiện.
Để giải quyết những thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất, hiện nay, chính quyền Thành phố Rạch Giá thực hiện bằng việc TĐC và đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền mặt. Mặc dù, việc đền bù bằng tiền mặt dễ dàng được người dân chấp nhận do họ cũng cần một khoản tiền để trang trải và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng số tiền đền bù chưa thỏa đáng, chưa bù đắp đủ những tổn thất họ phải gánh chịu khi bị thu hồi đất. Như vậy, có thể nói nguồn vốn tự nhiên (đất đai) được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây, đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của một bộ phận hộ gia đình, nhất là đối với các chủ hộ có trình độ chun mơn thấp hoặc khơng có trình độ; bây giờ, đất sản xuất chuyển thành một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích tái đầu tư sản xuất, kinh doanh, buôn bán để tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp (gia tăng vốn con người). Ngược lại, nếu nguồn vốn này được sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn vật chất) và các mục đích khác thì sinh kế của người dân về
lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin và các dịch vụ công khác… Như vậy, điều này có nghĩa là bên cạnh việc đất đai bị thu hồi, người dân cịn có thể cịn bị mất đi cơ hội để phát triển bản thân, gia đình cũng như tiếp cận xã hội và sẽ dễ dẫn đến đói nghèo.