Qua kết quả khảo sát thì có thể thấy văn hóa doanh nghiệp tại PEC hiện đang
ở thời kỳ đầu của giai đoạn hình thành, các cấp độ văn hóa được xây dựng tương đối hồn chỉnh, tuy nhiên nhận thức của nhân viên về vai trò của văn hóa doanh
nghiệp cịn hạn chế. Cụ thể, hầu hết nhân viên chưa quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, chưa nhận thức được rằng đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của PEC.
Nhìn chung, nhận thức của CBCNV về văn hóa doanh nghiệp cịn khá ngược chiều và chưa đồng bộ. Ban lãnh đạo PEC, tuy nhận thức được tầm quan trọng của
văn hóa doanh nghiệp nhưng chưa có kỹ năng truyền bá rộng rãi tư tưởng về xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả để thúc đẩy toàn bộ hoạt động của PEC phát triển mà chỉ tập trung vào việc điều hành cơng việc, giữ uy tín với khách hàng. Cũng chính do nhận thức này đã làm xuất hiện những tồn tại, bất cập trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
2.3.1 Ưu điểm
Tài liệu về văn hóa doanh nghiệp của PEC tương đối đầy đủ, đặc biệt về văn hóa ứng xử được quy định rõ ràng, chi tiết.
Cán bộ công nhân viên trong PEC có tính kỷ luật khá cao, ln ln tuân thủ
theo quy định. Điều này là nhờ vào tính ý thức của người lao động cũng như sự đốc
thúc, giám sát của ban lãnh đạo.
Lực lượng lao động tại PEC hầu hết là trình độ đại học, đây là một lợi thế rất lớn của PEC trong việc triển khai các chủ trương, chính sách mới. Bên cạnh đó, lực
lượng lao động chủ yếu là lực lượng trẻ, nhiệt tình, đang trong độ tuổi sung sức
(30-35) dễ dàng thích nghi với những cải cách, đổi mới.
Ban lãnh đạo quan tâm đến đời sống của nhân viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Chẳng hạn như tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể trong các dịp lễ, tết nhằm
đoàn kết CBCNV, ngồi ra Cơng đồn cũng ln quan tâm để kịp thời giúp đỡ các
nhân viên và gia đình khi họ gặp khó khăn.
PEC ln chú trọng đến việc đổi mới các nguồn tài nguyên cũng như việc cập
nhật tri thức cho cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện ở việc PEC khuyến
khích CBCNV trau dồi thêm kiến thức.
2.3.2 Hạn chế
Thứ nhất, về các cấp độ văn hóa doanh nghiệp:
Yếu tố về đặc trưng kiến trúc chưa được quan tâm. Việc bố trí các bộ phận trong tịa nhà của PEC chưa phù hợp với quy trình làm việc, gây mất nhiều thời gian trong các thủ tục hành chính và việc tra cứu hồ sơ của các bộ phận trực tiếp sản xuất.
Công tác lễ tân chưa được quan tâm theo đúng tầm vóc quan trọng của nó.
Trong công tác tuyển dụng PEC chưa quan tâm đến sự phù hợp về văn hóa của
các ứng viên.
Sứ mệnh của PEC chỉ đề cập đến công việc cụ thể của PEC “đáp ứng đầy đủ về dịch vụ tư vấn”, chưa nói lên được lợi ích sau cùng của khách hàng.
Tầm nhìn của PEC chưa phù hợp với ý nghĩa của logo: Tầm nhìn là “trở thành
thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tư vấn trong khu vực các tỉnh thành phía Nam”
trong khi ý nghĩa của logo là “vươn ra thế giới”.
Các mục tiêu chiến lược của PEC chưa được công bố rõ ràng (có thể do PEC
chưa chú trọng đến thị phần bên ngồi Tổng cơng ty Điện lực miền Nam).
PEC chưa có Bài hát truyền thống, chưa có Sách truyền thống điều này cũng
làm giảm hiệu quả trong việc tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp.
Việc đề bạt, luân chuyển và bố trí cán bộ hiện tại cịn mang tính chủ quan,
chưa có những quy định rõ ràng. Văn hóa chuyển giao quyền lực chưa được xây
dựng một cách công khai, minh bạch.
Các tiêu chí của hệ thống đánh giá, khen thưởng chưa rõ ràng, chủ yếu dựa
vào đánh giá chủ quan của ban lãnh đạo. Các biện pháp kỷ luật nặng về quy trách
nhiệm chưa thể hiện được tính xây dựng. Tuy nhiên quy định về trách nhiệm lại
chưa rõ ràng, có thể nói với hệ thống đánh giá hiện tại khi có sai sót xảy ra chỉ
những người trực tiếp thực hiện công việc bị quy trách nhiệm, điều này chưa phù hợp với tính chất cơng việc của PEC.
Việc xây dựng đẳng cấp cho PEC bằng các trang thiết bị hiện đại chủ yếu tập
trung vào ban lãnh đạo, chưa quan tâm đến các đối tượng thường xuyên làm việc
với khách hàng nên hiệu quả của việc xây dựng phong cách đẳng cấp này chưa đạt yêu cầu mong muốn. Bên cạnh đó, các phương diện được quan tâm để xây dựng
đẳng cấp chưa đồng bộ.
Thứ hai, về mơ hình văn hóa doanh nghiệp :
Văn hóa cấp bậc chiếm ưu thế khá lâu trong nền văn hóa tạo ra khơng ít những cản trở trong việc đổi mới và tiếp thêm nguồn sinh khí cho CBCNV. Việc phối hợp trong công việc giữa các bộ phận còn gặp nhiều khó khăn do tính cục bộ, địa
phương, của từng bộ phận. Đồng thời sự phân quyền, tôn ti trật tự mà ban lãnh đạo đòi hỏi nhân viên phải tơn trọng làm cho nhân viên khó có thể thốt ra khỏi khuôn
làm việc tại PEC chưa được thoải mái, gây ảnh hưởng không tốt tới năng suất làm việc của CBCNV.
Thứ ba, về công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp:
Ban lãnh đạo chưa thể hiện đúng vai trị tiên phong của mình trong việc thực
thi văn hóa doanh nghiệp có thể là do ban lãnh đạo chưa có hiểu biết đầy đủ về văn
hóa doanh nghiệp; chưa xây dựng được một lộ trình phát triển văn hóa doanh nghiệp cụ thể; chưa thành lập bộ phận phụ trách phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Việc nhận dạng và phát triển mơ hình văn hóa doanh nghiệp thích hợp chưa
được quan tâm thực hiện.
Vấn đề, tổ chức, đánh giá các chương trình văn hố trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của năm chưa được thực hiện;
Và đặc biệt quan trọng, hầu hết CBCNV chưa hiểu và chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của PEC.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương sau, nội dung chương 2 lần lượt
giới thiệu những nét khái quát chung về PEC qua các giai đoạn từ khi thành lập cho
đến nay, đồng thời giới thiệu và phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại PEC:
▪ Khái quát chung về PEC: Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự;
tình hình sản xuất và kinh doanh trong thời gian qua; phương hướng phát triển trong thời gian tới;
▪ Mô tả cụ thể 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp bao gồm: Những giá trị văn
hố hữu hình, những giá trị được tán đồng và các quan niệm căn bản;
▪ Nhận dạng mơ hình văn hóa doanh nghiệp PEC bằng thang đo CHMA: Qua
phân tích, mơ hình văn hóa cấp bậc đang chiếm ưu thế. Đây là điều có thể
hiểu được đối với một doanh nghiệp Nhà nước và điều này cũng không
được ban lãnh đạo cũng như nhân viên hài lòng. Kết quả khảo sát cũng cho
thấy mơ hình văn hóa mong muốn của PEC là giảm bớt đặc tính văn hóa cấp bậc đồng thời tăng cường các đặc tính văn hóa gia đình và đặc tính văn hóa sáng tạo.
▪ Mô tả thực tế cơng tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại PEC : Văn hóa
doanh nghiệp của PEC đang ở những bước đầu tiên của giai đoạn hình thành nên việc phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách bài bản. Nhận thức và hành động của CBCNV so với các giá trị văn
hóa được cơng bố vẫn cịn khoảng cách lớn.
Từ kết quả khảo sát về các cấp độ văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng mơ
hình văn hóa, tác giả đã đưa ra những nhận xét tổng quan về văn hóa doanh nghiệp của PEC. Kết quả khảo sát này cũng sẽ là cơ sở cho việc định hướng và phát triển
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP