QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty tư vấn điện miền nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Trong điều kiện tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc

tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp cần được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vơ hình đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp khơng có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh các vị trí cao trên

thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị

trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Có thể nói, văn hố doanh nghiệp được xây dựng nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khơng chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm tăng cường năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết trong tập thể CBCNV của doanh nghiệp, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp ngày càng trở nên phồn vinh.

Theo định hướng tầm nhìn kết hợp với kết quả khảo sát, tác giả có một số ý

kiến đóng góp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của PEC.

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI PEC DOANH NGHIỆP TẠI PEC

3.1.1 Quan điểm

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, ban lãnh đạo quyết tâm phát triển PEC thành một môi trường cho phép đội ngũ nhân viên phát huy tối

đa khả năng của mình. Với nhận thức đó, PEC cụ thể hình thành một số quan điểm

▪ Thứ nhất văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với tầm nhìn và chiến lược vì

văn hóa chính là mơi trường, là chất keo kết dính các thành viên trong tổ

chức, giúp cho tổ chức vươn tới tầm nhìn theo các chiến lược đã vạch ra;

▪ Thứ hai, lãnh đạo phải là chủ thể của văn hóa doanh nghiệp vì lãnh đạo

đóng vai trị cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách

nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an tồn của nhân viên;

▪ Thứ ba, văn hóa phải lấy người lao động làm nền tảng của sự phát triển vì

phát triển văn hóa doanh nghiệp chính là phát triển một mơi trường mà ở đó

người lao động có thể dễ dàng phát huy được tối đa khả năng của mình, được thể hiện mình, được cống hiến cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội;

▪ Và thứ tư, văn hóa doanh nghiệp phải được thể hiện bằng hành động của tất

cả mọi người trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm trừu tượng, chúng ta chỉ có thể biết được văn hóa của một tổ chức thông qua các hoạt động, hành vi ứng xử của các thành viên trong tổ chức.

3.1.2 Mục tiêu

Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại PEC nhằm đạt được một số mục tiêu sau :

▪ Nâng cao nhận thức của CBCNV công ty về tầm quan trọng của văn hóa

doanh nghiệp;

▪ Xây dựng gia đình PEC ln đồn kết, chia sẻ, hết lịng vì PEC;

▪ Xây dựng hình ảnh một PEC chun nghiệp, ln làm hài lịng những yêu

cầu khắt khe nhất của khách hàng;

▪ Xây dựng một môi trường thuận lợi nhất để mọi thành viên trong PEC đều

3.1.3 Lộ trình

Lộ trình phát triển văn hóa doanh nghiệp tại PEC cần được thực hiện theo các

bước sau:

▪ Bước 1: Phân tích các giá trị văn hóa hiện tại (3 tháng);

▪ Bước 2: Xác định các giá trị văn hóa mong muốn, hướng tới (3 tháng);

▪ Bước 3: Duy trì, hồn thiện và phát triển văn hoá PEC (6 tháng);

▪ Bước 4: Tiếp tục triển khai và thực hiện văn hóa PEC.

Ngoài ra cần định kỳ lặp lại các bước trên sau mỗi 5 năm hoặc khi lãnh đạo của PEC nhận thấy có vấn đề bất ổn, cần phải thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty tư vấn điện miền nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)