Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng có ‘hiệu lực bắt buộc đối với các bên” (Điều 4 BLDS) hay có “hiệu lực thực hiện đối với các bên” (khoản 2 Điều 3 BLDS 2015) và “phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự” (khoản 5 Điều 3 BLDS 2015). Như vậy, so với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã quy định theo hướng “nhẹ nhàng” hơn khi thay thế từ “hiệu lực bắt buộc” bằng từ “hiệu lực thực hiện”. Có lẽ quy định như vậy được thay đổi do thực tế việc “bắt buộc” cũng khơng hẵn có thể thực hiện và phù hợp với tình hình thực tế. BLDS cũng quy định bên có nghĩa vụ “phải thực hiện nghĩa vụ của mình… đúng cam kết” (Điều 283). Điều đó có nghĩa là hợp đồng một khi đã được giao kết hợp pháp phải được các bên thực hiện: đúng thời hạn23; đối với vật đặc định phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết 24; đối với nghĩa vụ trả tiền, phải trả tiền đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận 25 và đối với nghĩa vụ phải thực hiện một cơng việc thì phải thực hiện đúng cơng việc đó.26

Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế địi hỏi người có nghĩa vụ phải tự nguyện thực hiện những hành vi (hoặc không được thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng mà không được phép tùy tiện thay thế nghĩa vụ bằng việc trả một khoản tiền tương đương. Để bảo đảm cho nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, bộ luật dân sự nhiều nước theo truyền thống Civil law như Đức, Nga, Nhật Bản … đều thiết lập một nguyên tắc chung, theo đó, việc trả tiền phạt vi phạm và (hoặc) bồi thường thiệt hại do thực hiện không đúng nghĩa vụ không đương nhiên miễn trừ việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ trên thực tế đối với con nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ví dụ, nếu hai bên khơng có thỏa thuận khác, thì việc bồi thường thiệt hại khơng đương nhiên giải phóng con nợ khỏi nghĩa vụ chuyển giao chiếc bình cổ có tỳ vết (do lỗi của con nợ) cho người có quyền (chủ nợ); hoặc nếu quá thời hạn mà nghĩa vụ xây nhà vẫn chưa hồn thành, thì việc thanh tốn khoản tiền phạt vi phạm hoặc

23 Điều 285 BLDS, Điều 278 BLDS và khoản 1 Điều 37 LTM

24 Điều 289, Điều 279 BLDS

25 Điều 290, Điều 280 BLDS

(và) bồi thường thiệt hại cũng không đương nhiên miễn trừ cho con nợ trách nhiệm phải tiếp tục xây nhà (tất nhiên là trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác)…27

Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế mang tính bắt buộc song hết sức linh hoạt, uyển chuyển. Điều đó lý giải tại sao đi kèm với nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, BLDS thường sử dụng cụm từ “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Ở đây, cụm từ “pháp luật có quy định khác” nhằm mục đích: nếu pháp luật khơng có quy định hay chưa dự liệu được tình huống này thì chủ nợ có quyền u cầu Tịa án áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế (cho dù bên vi phạm đã bồi thường thiệt hại); ngược lại, nếu “pháp luật có quy định khác” thì thay vì yêu cầu cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, bên vi phạm chỉ có thể tự mình thực hiện thay hoặc giao cho người khác thực hiện thay nghĩa vụ đó, hoặc yêu cầu Tòa án buộc bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm hoặc và (hoặc) bồi thường thiệt hại do nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế không được bên vi phạm tự nguyện thi hành, hoặc thi hành không đúng, không đầy đủ.

Cũng cần lưu ý rằng khi áp dụng biện pháp này, bên bị vi phạm khơng có nghĩa vụ chứng minh là có thiệt hại xảy ra mà chỉ cần chứng minh lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi khi giao kết hợp đồng chưa được bên có nghĩa vụ đáp ứng. Mặt khác biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải trong mọi trường hợp đều được áp dụng, bởi nếu rơi vào trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng là không thể trong thực tế hoặc bên hoặc pháp luật khơng cho phép thì bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng được nghĩa vụ hợp đồng28.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)