7. Kết cấu của Luận văn
1.3 So sánh quy định buộc thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt
1.3.2 Giao hàng đúng đối tượng và đúng chất lượng
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Người bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hay CISG. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác minh hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay khơng có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ nội dung cụ thể của hợp đồng để xác định vấn đề này, trong trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 85 CISG thì hàng hóa được coi là đủ quy cách phẩm chất khi20:
Hàng khơng thích hợp cho mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng;
Hàng khơng thích hợp với bất cứ mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc ký kết hợp đồng hoặc;
Hàng hóa khơng phù hợp với các tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung cấp cho người mua hoặc;
Hàng khơng được đóng trong bao bì theo cách thơng thường để bảo vệ hàng hóa.
Việc xác định về mục đích sử dụng của mặt hàng cùng loại trên thị trường thường thì khơng hề dễ dàng vì mỗi mặt hàng lại có những đặc tính khác biệt và nó có thể phù hợp với thị trường này nhưng lại không phù hợp với thị trường khác, việc chọn mặt hàng nào để dẫn chiếu cũng rất dễ gây nên sự tranh cãi của các bên. Chính từ sự phức tạp, khó khăn trong việc xác định chất lượng hàng hóa nên trong thực tiễn điều khoản này thường xảy ra tranh chấp. Để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra các bên trong hợp đồng cần lưu ý khi thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng về:
19 Đặng Hoa Trang , 2015. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật TP.HCM, trang 71.
Phương pháp xác định chất lượng như: mô tả chất lượng; dẫn chiếu đến hàng hóa lưu thơng trên thị trường hoặc theo một mẫu hàng;
Các phương pháp, phương tiện thiết bị, tiêu chuẩn để xác định chất lượng hàng hóa;
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do cơ quan nào cấp, thẩm quyền của cơ quan cấp giấy, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng đó;
Biên bản và thời hạn giám định chất lượng hàng hóa khơng thể chậm trễ hơn thời hạn cho phép trong hợp đồng; biên bản giám định phải do cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định hoặc được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, nếu không khi tranh chấp xảy ra thì sẽ lại gây tranh cãi một vấn đề nữa và đương nhiên bên kia sẽ khơng chấp nhận biên bản giám định đó. 21
Khi việc giao hàng của bên bán có một phần hàng khơng phù hợp với hợp đồng thì người bán sẽ phải chịu các biện pháp xử lý của người mua được quy định trong điều 46 đến điều 50 của Công ước Viên như sửa chữa hay giao hàng thay thế, hủy hợp đồng.
Giảm giá hàng hóa đối với phần hàng không phù hợp với hợp đồng (Điều 51 CISG). Thời gian và địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng khơng quy định thì người mua phải kiểm tra hàng hóa và đảm bảo sự kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm được (khoản 1 Điều 38 CISG). Thời gian hợp lý là tùy theo từng loại hàng hóa hoặc nó được xác định theo tập quán, thói quen của các bên. Địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định khác nhau khi dựa vào các yếu tố khác nhau trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa có thể dời lại đến lúc hàng tới nơi đến (khoản 2 Điều 38 CISG). Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua khơng có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, cịn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đi, thì việc kiểm tra hàng được dời đến khi hàng tới nơi đến mới (khoản 3 Điều 38 CISG).
21 Nguyễn Ngọc Lâm, 2010. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. NXB Chính trị quốc gia. Trang 60, tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
Trong những trường hợp bên bán giao hàng cho người chuyên chở nhưng mặt hàng đó khơng được quy định chi tiết với mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách nào đó, thì người bán phải có nghĩa vụ thơng báo những thay đổi, những chỉ dẫn về hàng hóa đã gửi kèm theo cho người mua biết để họ có thể kiểm tra hàng hóa tốt nhất (Điều 32 CISG). Nếu hiểu theo trách nhiệm của người tham gia giao dịch thì việc làm gây có lợi ích cho cả hai bên về mặt giao dịch thì ln được coi trọng và nó làm tăng thêm gắn bó trong quan hệ thương mại. Những trách nhiệm như cung cấp giấy tờ để bảo hiểm cho hàng hóa hay chuẩn bị, thu xếp cách tốt nhất có thể để bên mua vận chuyển hàng hóa trong trường hợp hợp đồng khơng quy định, thì đó là những hành động tối thiểu cần phải có trong quan hệ đối tác và CISG cũng đã quy định chi tiết đó là nghĩa vụ phải có (khoản 2 và khoản 3 Điều 32 CISG).22