7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Cần quy định rõ các trường hợp loại trừ việc áp dụng chế tài buộc thực
3.2.1. Nghĩa vụ không thể thực hiện được
Nghĩa vụ không thể thực hiện được trên thực tế hay theo luật thì khơng bị cưỡng chế thực hiện. Tuy nhiên, một “nghĩa vụ không thể thực hiện được” không làm vô hiệu hợp đồng: bên bị thiệt hại có thể tiến hành các biện pháp xử lý khác như bồi thường thiệt hại.
Theo Bộ nguyên tắc Unidroit, nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện không được áp dụng khi “không thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hay trên thực tế”. Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng theo hướng này, “yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng không được chấp nhận khi việc thực hiện là không thể hay trái luật” (điểm a, khoản 2, Điều 9:102).
Các quy định trên cho thấy, không thể buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện này là không thể trong thực tế hoặc pháp luật không cho phép. Pháp luật Việt Nam có quy định theo hướng này nhưng chưa có tính khái qt cao. Chẳng hạn theo đoạn cuối của khoản 1, Điều 303 BLDS hay Điều 356 BLDS 2015 đều quy định: “nếu vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh tốn giá trị của vật”. Như vậy, khi vật khơng cịn hay đã hư hỏng (tới mức không thể tiếp tục nghĩa vụ giao vật) thì khơng thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, đã có trường hợp Tịa án không buộc tiếp tục hợp đồng khi việc thực hiện là không thể do quy định của pháp luật. Ví dụ: Bản án số 02/DSST ngày 19-1-2000 của TAND TP. Hà Nội. Ở đây, Tịa án đã khơng buộc các bên tiếp tục hợp đồng mà theo hướng thanh lý hợp đồng do có quy định của pháp luật khơng cho phép tiến hành hợp đồng (dù đã được giao kết hợp pháp).
Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng không buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng khi trên thực tế việc thực hiện này là không thể hay pháp luật không cho phép. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có quy định có tính khái quát cao (chẳng hạn như chưa biết nếu vật vẫn còn nhưng đã được chuyển giao hợp pháp cho người thứ ban thì có áp dụng biện pháp này khơng). Có lẽ chúng ta cần có những quy định rõ ràng và có tính khái qt cao như Bộ ngun tắc Unidroit hay Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng: Biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng không được áp dụng khi “không thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hay trên thực tế”.