Hoàn thiện chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu của Luận văn

3.4. Hoàn thiện quy định, nguyên tắc “Buộc thực hiện đúng hợp đồng”

3.4.1. Hoàn thiện chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”

Ở nhiều nước, ngồi việc Tịa án buộc bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng, pháp luật còn cho phép Tòa án áp dụng thêm biện pháp “bổ sung” để việc

60 Đỗ Văn Đại, 2010. Vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật thực định việt nam, Báo cáo

buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ, Tịa án Pháp được phép áp dụng biện pháp “phạt” cho việc chậm hay khơng thực hiện nghĩa vụ mà Tịa án buộc bên vi phạm phải thực hiện. Đây là một kinh nghiệm có thể học hỏi

Hiện nay, các hệ thống luật đều ghi nhận chế định “phạt vi phạm hợp đồng” như trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Đây là biện pháp do các bên “thỏa thuận”. Pháp luật Pháp cũng thừa nhận chế định phạt vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp “thỏa thuận” này, Tịa án Pháp đã hình thành một “án lệ”. Theo đó, sau khi buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng, Tòa án có thể đưa ra một hình phạt theo một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng,…) đối với trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện theo yêu cầu của Tòa án. Xin dẫn một ví dụ: ngày 2-3- 1919, Sacaze đăng ký mua của Margouet (đại lý xe ô tô) một chiếc xe Andre’ Citroen 10 HP với giá 7.950 francs và đã thanh toán 2.500 francs. Tuy nhiên, bên bán đã không giao xe. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án đã buộc bên bán phải giao xe như đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, Tịa án cịn quyết định “trong tháng sau khi nhận được bản án, Margouet phải giao cho Sacaze (…) xe ô tô 10 HP Andre’ Citroen như nội dung của hợp đồng ngày 2-3-1919. Trong trường hợp không giao xe trong thời hạn trên, bên bán phải chịu phạt 100 francs/ ngày chậm giao xe”.61

Như vậy, thực tiễn Pháp không chỉ dừng ở việc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng đi xa hơn bằng cách đưa ra một “chế tài” trong trường hợp người có nghĩa vụ vẫn tiếp tục khơng thực hiện quyết định của Tịa án. Chế tài này được thực tiễn Pháp đánh giá rất cao vì nó rất hiệu quả: Nếu khơng muốn chịu phạt thì bên có nghĩa vụ nên tiếp tục thực hiện hợp đồng ngay theo quyết định của Tòa án.62

Thực tiễn xét xử như trên của Pháp được đánh giá rất cao và thuyết phục của “án lệ” Pháp đã khiến các nhà lập pháp của Pháp can thiệp để hoàn thiện chế định “phạt” do Tòa án Pháp tự thiết lập. Năm 1972, Pháp đã ban hành một đạo luật và được chỉnh sửa bằng một đạo luật mới năm 1991 ghi nhận khả năng Tòa án được áp dụng chế tài “phạt” bổ sung đã đề cập ở trên63. Ngày nay, chế định “phạt” này được

61 Đỗ Văn Đại, 2004. Vai trị của lợi ích tư nhân trong hợp đồng ở Pháp, NXb. PUAM 2004, với lời giới thiệu của Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Jacques MESTRE, đặc biệt phần số 264 và tiếp theo).

62 Đỗ Văn Đại, 2010. sách chuyên khảo “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, trang 47.

đề cập đến trong hầu hết các nghiên cứu về nghĩa vụ dân sự (trong đó phần hợp đồng có vai trị quan trọng).

Chúng ta thấy khi hợp đồng khơng được thực hiện đúng thì pháp luật cũng như các bên có dự liệu rất nhiều biện pháp dự liệu khác nhau. Trước sự đa dạng của các biện pháp, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là có thể kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều biện pháp khơng?

LTM có đề cập đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp tại Điều 299 (buộc thực hiện đúng hợp đồng với bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không kết hợp với biện pháp khác) và tại Điều 307 (phạt vi phạm được kết hợp với BTTH). BLDS cũng có quy định về sự kết hợp giữa PVP và BTTH. Tuy nhiên, các quy định hiện nay chưa có tính khái qt cao và khơng đầy đủ vì đối với những biện pháp khác như: giảm giá hàng hóa, đình chỉ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng, thậm chí là hủy bỏ hợp đồng,… Nếu pháp luật không cho phép nhưng cũng khơng cấm thì chúng ta có được kết hợp hay khơng. Có thể chúng ta vẫn được áp dụng nhưng nếu có tranh chấp liệu Tịa có chấp nhận việc kết hợp này hay không. Đây vẫn là một vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)