Kinh nghiệm từ việc áp dụng chế tài “buộc thực hiện hợp đồng” từ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 61 - 67)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Kinh nghiệm từ việc áp dụng chế tài “buộc thực hiện hợp đồng” từ pháp

luật quốc tế

Tiêu chí xác định và trường hợp chủ nợ khơng có quyền u cầu Toà án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế là: thứ nhất, lẽ đương nhiên, Tồ án khơng thể ra phán quyết buộc con nợ thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế nếu nghĩa vụ đó trở nên khơng thể thực hiện được sau khi các bên đã ký kết hợp đồng (khơng quan trọng đó là vì lý do khách quan hay vì lý do chủ quan). Chẳng hạn, khi lọ hoa cổ bị mất, khi bức tranh của họa sĩ nổi tiếng thời xưa bị tiêu hủy, khi hàng hóa khơng thể xuất khẩu do nhà nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng đó sau khi hợp đồng đã ký kết, hoặc khi người nghệ sĩ xiếc bị ốm và bị bác sĩ cấm biểu diễn, Tịa án khơng được phép ra phán quyết cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế. Ngoài ra, theo luật của Đức, cũng được coi là nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được, nếu căn cứ vào bản chất, nội dung của quan hệ hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ trên thực tế chỉ có ý nghĩa khi nó được thực hiện đúng (hoặc trong) thời hạn đã định. Ví dụ, khi bánh ga -tơ phải hồn thành trước lễ cưới, khi người ca sĩ phải biểu diễn vào đúng đêm giao thừa, hoặc khi chiếc váy phải được may trước cuộc thi hoa hậu, thì trong trường hợp quá hạn mà nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc mới chỉ được thực hiện một phần, quyền yêu cầu Tòa án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế cũng bị loại trừ57. Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do và các giá trị nhân thân của con người, pháp luật các nước không thừa nhận việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế bằng mọi giá mà khơng có bất cứ sự hạn chế nào. Nếu đối với các nghĩa vụ như trả tiền, chuyển giao tài sản nhất định hay chuyển giao quyền có thể cưỡng chế thi hành được, thì đối với những nghĩa vụ liên quan đến quyền tự do và các giá trị nhân thân khác của cá nhân người mắc nợ, theo nguyên tắc chung, pháp luật không cho phép

57 K. Zweigert, H. Kotz Nhập môn so sánh trong lĩnh vực luật tư, Nxb. Quan hệ quốc tế, Mátxcơva, 1998, tr. 201

cưỡng chế thi hành đối với những loại nghĩa vụ này. Chẳng hạn, không thể căn cứ vào hợp đồng đã giao kết để cưỡng chế một nhạc sĩ sáng tác một bài hát, hay một học giả viết một cuốn giáo trình, hoặc một nhà văn hồn thành một cuốn tiểu thuyết, vì việc sáng tạo những tác phẩm này cịn phụ thuộc vào chính ý chí của người mắc nợ cũng như các phẩm chất trí tuệ, tâm trạng, năng lực tập trung và nhiều yếu tố nhân thân khác.

Trong các tình huống nêu trên, chủ nợ chỉ có thể thỏa mãn những địi hỏi của mình bằng cách tự mình thực hiện thay hoặc giao cho người khác thực hiện thay nghĩa vụ, hoặc đưa ra yêu cầu trả tiền phạt vi phạm và (hoặc) bồi thường thiệt hại do người mắc nợ không thực hiện (hoặc không thể thực hiện) nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế.

Nếu ở các nước theo truyền thống Civil Law, về nguyên tắc, chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, thì ở các nước theo truyền thống thông luật Common Law, nhất là ở Anh, Mỹ, các luật gia lại có quan điểm ngược lại. Ngay vào thế kỷ XIX, luật gia Anh, O.W. Holmes, trong cuốn “The common law (1881)” đã khẳng định, hậu quả pháp lý duy nhất và bao quát cho mọi trường hợp nghĩa vụ khơng được thực hiện, đó là luật cần bắt buộc người có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường thiệt hại. Do đó, có thể nói, trong hệ thống thơng luật common law, việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trên thực tế luôn được coi là ngoại lệ.

Điều kiện chấp nhận cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế: Để Tòa án chấp nhận yêu cầu cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, vụ việc tranh chấp phải thỏa mãn một hoặc một số điều kiện nhất định. Theo TS. Konrad Zweigert và TS. Hein Kotz trong cuốn “Nhập môn so sánh trong lĩnh vực luật tư (1998)”, điều kiện quan trọng nhất để Tòa án có thể ra phán quyết cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trên thực tế là, khi Tòa án thấy rằng, khoản tiền bồi thường sẽ “khơng thích hợp” vì lợi ích của chủ nợ rõ ràng khơng thể xác định ngang giá bằng tiền. Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán một mảnh đất cụ thể ở một vị trí cụ thể, lợi ích của người mua rất khó xác định một cách “thích hợp” bằng tiền, do đó, Tịa án có thể cưỡng chế người bán chuyển giao quyền sở hữu mảnh đất cho người mua. Cũng như vậy, đối với hàng hóa đặc định hoặc được cá biệt hóa (specific or ascertained goods – mục 52 Luật về bán hàng hóa năm 1979 – Sale of Goods Act 1979), việc yêu cầu cưỡng chế bên bán giao hàng cũng có thể được Tịa án chấp

nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý là, quy tắc này không loại trừ một số trường hợp, Tịa án vẫn có thể ra phán quyết cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trên thực tế đối với cả hợp đồng mua bán hàng hóa là vật cùng loại.

Tiêu chí kế tiếp mà các Tịa án Anh – Mỹ cũng thường dựa vào để ra phán quyết cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế là: khi Tòa án thấy rằng việc bắt buộc thi hành nghĩa vụ trên thực tế sẽ dẫn đến kết quả như mong muốn hoặc (và) có thể kiểm soát được. Nếu kết luận rằng, việc xác định sự kiện khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc có thể rất khó khăn, hoặc có thể địi hỏi q nhiều thời gian khơng cần thiết, hoặc có thể bị trì hỗn hàng năm trời do kéo dài thời hạn thực hiện, thì căn cứ vào những tình tiết này, Tịa án có thể bác yêu cầu cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế. Chẳng hạn, đơn kiện yêu cầu cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng thầu xây dựng những cơng trình lớn sẽ khó được chấp nhận, bởi vì việc cưỡng chế thực hiện những cơng việc này địi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên và lâu dài của Tòa án (constant superintendance by the court).

Ngoài ra, để việc thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế có thể được cưỡng chế, thì cũng như ở các nước theo truyền thống Civil Law, ở Anh, Mỹ những nghĩa vụ đó phải là những nghĩa vụ khơng trực tiếp gắn với nhân thân của người mắc nợ. Theo các thẩm phán Anh, Mỹ, ít nhất có hai lý do không nên cưỡng chế thi hành những nghĩa vụ hợp đồng trực tiếp gắn với nhân thân của người mắc nợ: một là, không nên buộc cá nhân một người phải làm “nơ lệ” trái với ý chí của họ; và hai là, giải pháp cưỡng chế thi hành chưa chắc đã đem lại kết quả như mong muốn. Đó cũng là lý do Tịa án viện dẫn trong một vụ kiện khi xử không chấp nhận yêu cầu bắt buộc người ca sĩ phải biểu diễn một chương trình ca nhạc. Trong trường hợp này, giải pháp hiệu quả nhất mà Tịa án có thể làm là ra lệnh cấm (injunction) người ca sĩ đó biểu diễn trong chương trình ca nhạc khác do các đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn tổ chức, tất nhiên là với điều kiện: trong hợp đồng biểu diễn ca nhạc ban đầu phải có thỏa thuận rằng, ca sĩ chỉ được biểu diễn trong những chương trình ca nhạc do nguyên đơn đứng ra tổ chức.58

Tương tự như vậy, theo quy định tại Điều 7.2.2 Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, thì một nghĩa vụ cũng khơng thể cưỡng chế thực hiện trên thực tế nếu việc thực hiện nghĩa vụ đó mang tính tuyệt đối cá nhân.

Nghĩa vụ mang tính tuyệt đối cá nhân nếu nó khơng thể được giao cho cá nhân khác thực hiện và nếu nó địi hỏi những khả năng cá biệt mang tính nghệ thuật hay khoa học, hoặc có liên quan đến một quan hệ mật thiết và riêng tư. Khơng được coi là nghĩa vụ mang tính tuyệt đối cá nhân nếu đó là các hoạt động thơng thường của luật sư, bác sĩ hay kỹ sư, bởi vì, chúng có thể được chuyển giao và được thực hiện bởi người khác có cùng chất lượng đào tạo và kinh nghiệm.

Từ những điều trên đây cho thấy, dù thuộc về các hệ thống pháp luật khác nhau, song pháp luật các nước đều nhìn nhận sự cần thiết phải điều chỉnh vấn đề thi hành nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế. Do đó, các hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ, Đức, Nga… đều đưa ra các căn cứ (hoặc các điều kiện) làm cơ sở cho việc xác định những trường hợp nào yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trên thực tế có thể được Tịa án bảo vệ, những trường hợp nào bên có quyền chỉ có thể tự mình thực hiện thay hoặc giao cho người khác thực hiện thay nghĩa vụ, hoặc đòi trả tiền phạt vi phạm và (hoặc) bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Tịa án có bắt buộc ai đó phải thực hiện một hợp đồng hay không?59

Pháp luật Hoa kỳ cũng đặt ra vấn đề rằng liệu Tịa án có bắt buộc ai đó phải thực hiện một hợp đồng hay khơng?

Rõ ràng, hậu quả khác của việc vi phạm hợp đồng là bên bị vi phạm có quyền sử dụng những biện pháp pháp lý đối với hành vi vi phạm. Chúng ta có thể suy luận ra là bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ, chẳng hạn như giao hàng hóa, hay thực hiện cơng việc đã hứa hẹn. Đưa ra yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng sẽ khẳng định được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa và đảm bảo rằng bên kia không bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm.

Tuy nhiên trong luật hợp đồng, yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ (còn được gọi là thực hiện một nghĩa vụ cụ thể) là một biện pháp có tính ngoại lệ, chỉ xảy ra đối với một số vụ việc. Thông thường, bên bị vi phạm chỉ có quyền địi bồi thường thiệt hại để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đã giao kết, chứ khơng phải chính việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Có ba lý do để tòa án coi việc thực hiện một nghĩa vụ cụ thể như một biện pháp ít dùng. Lý do thứ nhất mang tính lịch sử. Bồi thường thiệt hại bằng tiền vốn

59 Jay M. Feinman, 2015. 101 Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ - Law 101: Everything You Need To Know About American Law. Nhà xuất bản Hồng Đức.

vẫn được tòa án sử dụng. Yêu cầu ai đó phải làm một cơng việc như là một biện pháp pháp lý thường chỉ có ở các tịa án cơng lý. Xuất phát từ sự bất đồng về mặt chính trị giữa tịa án áp dụng luật thơng thường và tịa án cơng lý, các biện pháp dựa trên các nguyên tắc của luật công lý, chẳng hạn như thực hiện nghĩa vụ cụ thể, được quan niệm là mang tính ngoại lệ.

Lý do thứ hai xuất phát từ thực tế. Trong nhiều vụ việc, tịa án gặp khó khăn trong việc yêu cầu ai đó phải làm một việc rồi lại phải xác định xem liệu người đó có tuân thủ yêu cầu hay không. Nếu hợp đồng yêu cầu một chủ thầu xây dựng phải xây một ngôi nhà, một số điều khoản trong hợp đồng có thể rất dễ để đánh giá mức độ thực hiện – ví dụ như ngơi nhà đó có được xây đúng kích thước trong bản thiết kế khơng – nhưng cũng có những điều khoản khác rất khó để xác định liệu là phần đồ mộc có được thực hiện “một cách khéo léo” khơng? Tịa án khơng muốn xem xét một q trình thực hiện cơng việc đầy phức tạp và phải nghe các bên hết lần này đến lần khác chạy đến tịa để phàn nàn về khía cạnh này khác của nó.

Lý do thứ ba mang tính quan niệm. Nguyên tắc căn bản của các biện pháp pháp lý trong quan hệ hợp đồng là một hợp đồng điển hình ln có giá trị tiền tệ. Luật hợp đồng có nhiệm vụ bảo vệ cho những người đang dựa vào lời hứa của người khác, nhưng họ có thể được bảo vệ hồn tồn thông qua việc đưa cho họ giá trị tiền tệ tương ứng với giá trị mà việc thực hiện lời hứa mang lại giá trị cho họ, chứ không nhất thiết là phải thực hiện cơng việc đó. Bồi thường thiệt hại bằng tiền có tác dụng giống như thực hiện công việc đã hứa hẹn bởi bên thiệt hại có thể sử dụng số tiền để tìm kiếm sự thay thế cho sẵn trên thị trường. Nếu hợp đồng luên quan đến xây nhà và bên thầu xây dựng khơng thực hiện nó, người chủ có thể thuê nhà thầu khác và kiện lại nhà thầu trước vì giá phải trả cao hơn, nếu có; cịn nếu người chủ vi phạm, bên thầu xây dựng có thể yêu cầu nhận được khoản lợi nhuận lẽ ra có thể nhận được do thực hiện công việc này.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại bằng tiền như một sự thay thế tương xứng cho việc thực hiện hợp đồng là một nguyên tắc có ảnh hưởng rất mạnh và có rất ít ngoại lệ cho nó. Chỉ khi nào tiền bồi thường thiệt hại khơng thể thay thế cho việc thực hiện hợp đồng thì khi đó bên bị vi phạm mới có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng. Điều này chỉ xảy ra khi thứ đem ra bán là duy nhất và thị trường khơng có cái thay thế. Chẳng hạn nếu người mua hợp đồng để mua một chiếc Cadillac mới tại một đại lý bán hang của GM và đại lý đã vi phạm nghĩa vụ,

người mua khơng có quyền yêu cầu thực hiện trách nhiệm bán hàng bởi vì người mua có thể mua được một chiếc xe giống hệt như vậy ở chỗ khác. Nếu người mua lại hợp đồng để mua một chiếc xe Cadillac cũ đời 1992 và người bán vi phạm nghĩa vụ, sẽ rất khó để người mua có thể tìm được một chiếc xe với model giống hệt như vậy và ở trong tình trạng tương tự, nhưng thậm chí ngay cả khi đó, tịa án vẫn có thể cho rằng tiền bồi thường thiệt hại là đủ bởi người mua vẫn có thể mua được một chiếc xe tương tự. Nhưng nếu người mua hợp đồng mua một chiếc Cadillac vàng đời 1966 của Elvis Presley, người mua sẽ có quyền yêu cầu thực hiện hành vi cụ thể. Chiếc Cadillac của Elvis là duy nhất, vì thế khơng có khoản bồi thường thiệt hại nào mà có thể bù đắp lại thiệt hại.

Nguyên tắc cho rằng tiền bồi thường thiệt hại đủ để thay thế cho việc thực hiện hợp đồng dựa trên một quan điểm về vai trò của luật hợp đồng trong xã hội. Luật hợp đồng thuần túy giải quyết các quan hệ kinh tế trong xã hội và khơng có vấn đề đạo đức trong đó. Hậu quả duy nhất của việc không giữ lời hứa là bên vi phạm phải bù đắp cho bên bị vi phạm các thiệt hại xảy ra. Khơng có sự kết án nào về mặt đạo đức đối với hành vi vi phạm hợp đồng, cho nên pháp luật cũng không đòi hỏi bên bị vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hay trừng phạt anh ta vì hành vi vi phạm. Trong xã hội hiện đại, quan điểm này còn được phát triển thành một nguyên lý kinh tế có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, có tên gọi là sự vi phạm có lợi. Đó là nếu một bên vi phạm hợp đồng bởi anh ta có thể có được một thỏa thuận có lợi hơn thì đó khơng chỉ khơng bị coi là xấu mà cịn đáng khen. Bởi khi bên vi phạm đã bồi thường thiệt hại thì hiệu quả kinh tế được bảo tồn và tất cả mọi người đều có lợi; bên bị vi phạm có được lợi ích ngang bằng với cái đã được cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định buộc thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa – so sánh quy định của pháp luật việt nam và công ước viên 1980 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)