Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 36)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Thế giới:

Các nghiên cứu về BĐKH do con người thực hiện trong thập kỷ qua trên khắp Châu Âu chỉ ra rằng những thay đổi bất thường của khí hậu được dự kiến sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần của nền nông nghiệp Châu Âu như cây

trồng, năng suất và sản xuất, chăn nuôi,... Nghiên cứu “Biến đổi khí hậu tác động đến nền nơng nghiệp Châu Âu” của Olesen (2006) cho thấy, tại các khu vực phía

Bắc thay đổi khí hậu có thể tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nơng nghiệp thơng qua việc tạo ra các loài cây trồng mới, giống, sản xuất cây trồng mới cao hơn và mở rộng phù hợp khu vực cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, nó làm gia tăng nhu cầu bảo vệ thực vật, nguy cơ rửa trôi chất dinh dưỡng và sự suy giảm của các chất hữu cơ trong đất. Tại các khu vực miền Nam nhược điểm sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với miền Bắc. Sự gia tăng có thể trong tình trạng thiếu nước và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt có thể gây ra sản lượng thu hoạch thấp, năng suất biến đổi cao hơn và giảm ở các khu vực phù hợp với truyền thống cây trồng. Nghiên cứu đã đưa ra các chiến lược thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực và khai thác tốt tác động tích cực của BĐKH. Cả hai điều chỉnh ngắn hạn như thay đổi trong các loài cây trồng, giống cây trồng và ngày gieo hạt và sự thích nghi lâu dài như giao đất và hệ thống canh tác đang được sử dụng. Tuy nhiên, sự khác biệt về khí hậu, độ nhạy và khả năng thích ứng sẽ ảnh hưởng theo một cách khác nhau lên các hệ sinh thái nông nghiệp trên khắp Châu Âu. Đặc biệt, nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải sẽ là vùng dễ bị tổn thương hơn so với ở Châu Âu khác vùng (Olesen, J.E., 2006).

Tại Mỹ, nông nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Ngoài việc cung cấp nhiều thực phẩm, các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản, ngành nơng nghiệp cịn đóng góp ít nhất 200 tỷ đơ la cho nền kinh tế nước nhà mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động cực đoan của BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến năng suất cây trồng, vật nuôi của nước Mỹ. Nghiên cứu “Tác động

của biến đổi khí hậu về Nơng nghiệp, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng nước và đa dạng sinh học tại Hoa Kỳ” của nhóm tác giả thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Mỹ, Washington, DC, Mỹ cho thấy diễn biến thời tiết ngày một diễn ra cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán xảy ra thất thường làm cho cây trồng, giảm sản lượng. Việc cung cấp nước gặp khó khăn hơn việc đáp ứng nhu cầu nước. Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh có khả năng mở rộng về phía bắc. Đối với vật nuôi, hạn hán đã đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn ni. BĐKH cịn làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh tồn tại và phát triển một cách dễ dàng hơn. Trong nuôi trồng thủy sản, một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy

sinh đã trở nên phổ biến hơn trong mơi trường nước ấm. Ví dụ, ở miền nam New England, sản lượng đánh bắt tôm hùm đã giảm đáng kể. Ở Tây Bắc ấm hơn nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến vịng đời của cá hồi và tăng khả năng gây bệnh. Kết hợp với các tác động khí hậu khác, những hiệu ứng này được dự đoán sẽ dẫn đến sự suy giảm lớn trong các quần thể cá hồi (Backlund, et al., 2008).

Dunnington (2010) trong nghiên cứu “Các tác động tiềm tàng của biến đổi

khí hậu với nơng nghiệp ở Vermont” đã mô tả đầy đủ tất cả các tác động của BĐKH

đối với nền nông nghiệp của Vermont. Đó là sự lây lan của sâu, bệnh gây áp lực cho người nông dân vào việc sử dụng liều nặng của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dẫn đến năng suất, chất lượng của cây trồng giảm; năng suất sữa giảm ở bị sữa; tăng xói mịn do sự gia tăng của lượng mưa; tăng biến đổi trong ngày sương giá đầu tiên và cuối cùng, tăng nguy cơ mất mùa; tăng sự kiện khô hạn ngắn hạn, mà có thể địi hỏi một nhu cầu lớn về chi phí và cơng trình thủy lợi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra các giải pháp tăng cường sự đa dạng của các loại cây trồng trên trang trại cũng như sự đa dạng di truyền trong loài cây trồng; cách ly các loài thực vật xâm lấn, độc hại, côn trùng; Hỗ trợ các sáng kiến thực phẩm địa phương thông qua các sáng kiến; đồng thời, hỗ trợ các địa phương trong việc cấp vốn, thay đổi trồng và thử nghiệm các giống cây trồng vật nuôi liên quan đến tất cả các thời kỳ có nguy cơ cao nhằm hạn chế các tác động của BĐKH đến nề nông nghiệp của đất nước (Dunnington, G.,2010).

Nghiên cứu “Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu lên nền nông nghiệp Ailen” của Flood (2013) đã cung cấp một danh mục các mối đe dọa nghiêm trọng cho nền nông nghiệp Ailen dưới tác động của tác động BĐKH. Nghiên cứu đã bắt đầu phát hiện ra một số các hạn chế trong nỗ lực xây dựng mơ hình trước đó như ngưỡng mơ hình của hiệu ứng nhiệt độ trên năng suất cây trồng; khả năng hấp thụ carbon và phân tích lượng mưa và khí hậu thay đổi theo vùng. Ngồi ra, BĐKH đã làm thay đổi phạm vi và các loại dịch hại, sâu bệnh trong nông nghiệp. Ngành chăn nuôi và ngành sữa phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, 90% thịt bò Ailen sản xuất dùng để xuất khẩu. Tuy nhiên, do thời tiết và khí hậu diễn ra bất lợi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thức ăn gia súc năm 2012 cho ngành chăn nuôi ở Ailen. Để phát triển nền nông nghiệp, đề tài đã đưa ra các chiến lược để đối phó với BĐKH. Chiến lược thích ứng bao gồm tăng đa dạng cây trồng và giống, thay đổi trồng và ngày thu hoạch, lập kế hoạch và triển khai thực hiện cấp nước; chiến lược quản lý và nghiên cứu hỗ trợ tập

trung vào các loại cây trồng xác định có thể phát triển tốt hơn thích ứng với BĐKH trong 10 hoặc 20 năm tới. Tiếp tục những thay đổi dự kiến trong khí hậu và phát triển mùa (Flood, D.S., 2013).

Trong nước:

Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đơng thơng ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bở biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu tồn cầu và mực nước biển dâng. Theo cảnh báo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của Việt Nam, 10% dân số, tác động đến 7% SXNN, giảm 10% GDP (theo Dagupta, et al., 2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP). Còn theo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực nước biển có thể dâng cao từ 3 - 5m thì đối với Việt Nam sẽ là thảm họa tiềm tàng (Lê Huy Bá, Lương Văn Việt, và Nguyễn Thị Nga, 2016).

Nghiên cứu “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp của

người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” của tác giả Đặng Thị Hoa và

Quyền Đình Hà đã cho thấy tác động của BĐKH tới hoạt động SXNN trong vùng là hết sức rõ ràng: diện tích đất nơng nghiệp bị nhiễm mặn tăng, mưa bão gây thiệt hại lớn đến sản lượng và năng suất cây trồng/vật nuôi; thiên tai làm hư hại cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi và trồng trọt của dân cư; thủy sản bị giảm năng suất, chết hàng loạt do thiên tai; nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, thiên tai diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các hộ dân,... Để thích ứng với BĐKH, người dân Giao Thủy đã sử dụng các giải pháp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi; thay đổi giống cây trồng/vật ni; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi kỹ thuật canh tác/nuôi trồng; nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng đảm bảo vững chắc hơn; thay đổi/trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại hơn; tăng cường theo dõi công tác dự báo thời tiết trên các phương tiện thơng tin,… Các biện pháp thích ứng người dân Giao Thủy áp dụng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, nâng cao đời sống người dân mặc dù kết quả của các biện pháp là khác nhau (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014).

BĐKH đã và đang tác động rất lớn đến sự phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng có ảnh

hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế và đời sống người dân. Nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, độ ẩm khơng khí khá cao và có nhiều biến động là điều kiện để phát sinh các loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ gây thiệt hại lớn đến một phần lúa trong vụ mùa. Đối với ngành chăn nuôi gia súc làm nảy sinh các dịch bệnh lở mồm, long móng và đối với gia cầm là dịch cúm. Hạn hán ngày càng tăng cũng gây khô hạn tương đối lớn một số diện tích đất trồng lúa, dịch bệnh trên vật ni triền miên. Bên cạnh đó, vào mùa khơ nước sơng cạn nên hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra sâu sắc, ranh giới nước mặt dịch chuyển vào gần 5 - 6 km, gây nhiễm mặn một số diện tích đất nơng nghiệp và sẽ tốn nhiều chi phí cho việc cải tạo. Hạn hán kéo dài cịn gây cháy rừng trên diện rộng, tính từ năm 2010 đến nay đã có hơn 10 vụ cháy rừng xảy ra. Mưa lớn gây ngập lụt và hư hỏng một số cơng trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng giao thơng và một số dịch vụ kèm theo phục vụ cho phát triển nơng nghiệp và diện tích đất canh tác nơng nghiệp trong vùng. Hàng năm, mưa lũ có thể làm cuốn trôi đi khoảng 200 - 300 ha diện tích đất ni trồng thủy sản, 40 tấn cá tơm và hàng trăm các cơng trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng nặng thậm chí bị phá hủy hồn tồn. Để hạn chế các tác động của BĐKH lên nền nông nghiệp của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề án quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản. Xây dựng những vùng nuôi an tồn, phát triển bền vững, phía ngồi các ao ni tơm hiện có nằm trong đường bao an tồn thốt lũ. Đối với đất nhiễm mặn trung bình và ít, những khu vực có địa hình thấp có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang ni trồng thủy sản hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Đức Tôn và Trương Văn Tuấn, 2014).

Tại Quảng Bình, nghiên cứu của tác giả Lê Hà Phương cho thấy, các hiện tượng thủy tai như mưa lớn, hạn hán, ngập lụt xuất hiện nhiều hơn so với các hiện tượng khác, đặc biệt là mưa lớn và hạn hán. Tần suất xuất hiện của bão ít hơn tuy nhiên cường độ của từng trận bão lại gia tăng đáng kể, và gây thiệt hại nghiêm trọng. Hạn hán gây ra tác động và thiệt hại nhiều nhất, sau đó là ngập lụt và mưa lớn. Canh tác nông nghiệp và chăn nuôi bị tác động do thủy tai nhiều nhất, sau đó đến ni trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản. Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương do tác hại của các hiện tượng thủy tai vì vốn con người khơng đủ cả về số lượng và trình độ, vốn vật chất bị hạn chế chủ yếu là thiếu phương tiện sản xuất và điều kiện nhà ở còn thơ sơ, vốn tài chính thấp do thu nhập của các hộ gia đình khơng ổn định, vốn tự nhiên liên quan đến diện tích đất canh tác mỗi hộ gia đình cịn thấp và vốn xã hội mặc dù khá đa dạng nhưng đa phần vẫn không đủ để

khắc phục thiệt hại do thủy tai. Những hiện tượng thủy tai đã làm thay đổi cơ cấu nguồn thu của các hộ gia đình và họ đều phải tự điều chỉnh bằng những thay đổi để thích ứng được với điều kiện hiện tại. Trong các hoạt động sản xuất, các hộ gia đình ni trồng thủy sản có nhiều cách ứng phó đa dạng và chủ động hơn cả, sau đó là canh tác nơng nghiệp, chăn ni và cuối cùng là đánh bắt thủy sản. Người dân cũng vận dụng những kiến thức bản địa phục vụ cho việc dự báo thời tiết cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, tuy nhiên đối với những lĩnh vực sản xuất có rủi ro cao, địi hỏi vốn đầu tư lớn thì người dân tin tưởng vào các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin chính thống có độ tin cậy và chính xác cao hơn (Lê Hà Phương, 2014).

Tại Quảng Ngãi, trong bối cảnh BĐKH, nhiệt độ tăng lên, bốc thoát hơi tiềm năng tăng tương ứng, đồng thời lượng mưa trong mùa khô giảm trên tỉnh Quảng Ngãi, dẫn đến nhu cầu nước cho tưới có xu thế tăng lên trên tất cả các tiểu vùng nơng nghiệp. Nước biển có khả năng dâng cao, gây ngập lụt vùng đồng bằng ven biển. Theo tính tốn, diện tích đất nơng nghiệp có nguy cơ bị ngập do BĐKH và nước biển dâng lớn nhất (kịch bản A2 giai đoạn 2080 - 2099) là 31.977 ha chiếm 6,21% tổng diện tích tồn tỉnh và 23,5% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó, diện tích đất lúa có nguy cơ bị ngập tương ứng là 28890 ha chiếm 39,76 tổng diện tích đất trồng lúa. Nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Huỳnh Thị Lan Hương đã mô

phỏng năng suất lúa trong tương lai, kịch bản BĐKH trung bình trong Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011 được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả tính tốn cho thấy, dưới tác động của BĐKH năng suất hạt ở vụ xuân và hè thu đều giảm. Trong đó, ở vụ hè thu có năng suất lúa giảm nhiều hơn so với vụ xuân (Huỳnh Thị Lan Hương, 2015).

ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ thống sơng rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnh hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọng vào mùa khô. Vùng ĐBSCL có 9/13 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng

nề do xâm nhập mặn: tổng diện tích trồng lúa ước thiệt hại 139.000ha; 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 khẩu) thiếu nước sinh hoạt. Nghiên cứu “Tác động của

biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Lê Anh Tuấn cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác

động nghiêm trọng do hiện tượng BĐKH - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khác nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờ chúng ta khơng có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này. Nghiên cứu đã tập trung phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động SXNN, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)