Thích ứng với BĐKH của người dân trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 66)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên

4.3.3 Thích ứng với BĐKH của người dân trong chăn nuôi

Qua kết quả phỏng vấn các hộ chăn ni (hình 4.10), thấy rằng việc áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH của người chăn nuôi là chưa cao, chiếm tỷ lệ cao nhất là hai biện pháp thay đổi giống vật nuôi và nâng cấp, tu sửa chuồng trại (36,7%), còn lại các biện pháp thay đổi cơ cấu vật nuôi và thay đổi kỹ thuật chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (3,3% và 6,7%). Các hộ lựa chọn việc thay đổi giống vật nuôi cho rằng việc sử dụng các giống vật ni có sức đề kháng cao, sức chống chịu tốt với với sự thay đổi của thời tiết, ít xảy ra dịch bệnh hơn,… sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi. Việc nâng cấp, tu sửa chuồng trại để tránh được các hiện tượng mưa, bão, ngập nước cũng là biện pháp được nhiều người quan tâm. Đặc biệt có 07 hộ (23,3%) khơng áp dụng biện pháp thích ứng nào vào việc chăn ni của mình, họ vẫn duy trì phương pháp chăn nuôi của mình như trước vì họ cho rằng mình đã trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng như kỹ thuật chăn nuôi vào việc sản xuất và đã đem lại hiệu quả, một số khác thì lại cho rằng các biện pháp trên tốn kém khơng có kinh phí thực hiện.

Hình 4.10 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn ni

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2017

Từ kết quả phân tích như trên, cho thấy việc nhận thức của các hộ chăn nuôi về tác động của BĐKH đối với sản xuất chăn ni là chưa cao, do đó tỷ lệ để áp dụng những biện pháp thích ứng của các hộ được phỏng vấn chỉ đạt dưới 50%. Họ

cho rằng trong những năm gần đây tình hình chăn ni tại địa phương gặp nhiều thuận lợi, ít xảy ra các loại dịch bệnh lớn như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng,… ngành chăn ni phát triển khá mạnh, chăn nuôi heo và gia cầm đang dịch chuyển theo hướng chăn nuôi trang trại, cơng nghiệp dần thay thế hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, họ cũng cho rằng có một số khó khăn ngành chăn nuôi đang đối mặt đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay đó là tình hình ơ nhiễm mơi trường do chất thải trong chăn nuôi ngày càng trầm trọng, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào,…

4.3.4 Thích ứng với BĐKH của người dân trong ni trồng thủy sản

Đối với lĩnh vực ni trồng thủy sản (hình 4.11), biện pháp thích ứng được nhiều người dân sử dụng nhất là thay đổi kỹ thuật nuôi trồng và nâng cấp, tu sửa ao, đùng (83,3%). Việc thay đổi kỹ thuật nuôi trồng là để ứng phó với mơi trường ni trồng mới trước ảnh hưởng ngày càng lớn của BĐKH. Đa số các hộ dân tại địa phương đều nuôi tôm nước mặn, lợ (tôm sú, thẻ chân trắng) nên các biện pháp kỹ thuật mới thường áp dụng là điều tiết nguồn nước mặn ra vào ao nuôi, xử lý vấn đề mơi trường nước, kiểm sốt nồng độ mặn trước khi dẫn vào ao,… những biện pháp này rất quan trọng trong ni trồng thủy sản vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của các lồi thủy sản và có thể kiểm sốt được các loại dịch bệnh nguy hiểm. Nâng cấp, tu sửa ao, đùng là biện pháp mà người dân cho rằng có hiệu quả trong việc ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, ngập lụt, bão và áp thấp nhiệt đới,…Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này cần khoảng đầu tư rất lớn.

Hình 4.11 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong ni trồng thủy sản

Các biện pháp thích ứng người dân lựa chọn tiếp theo là thay đổi cơ cấu nuôi trồng và thay đổi giống thủy sản nuôi trồng nhưng với tỷ lệ không cao (30% và 10%). Biện pháp thay đổi cơ cấu nuôi trồng gần đây được người dân áp dụng phù hợp với xu hướng, kế hoạch của địa phương là chuyển đổi từ hình thức ni quảng canh sang các hình thức ni tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, người dân cũng đã thay đổi các loại giống thủy sản phù hợp với lợi thế của địa phương và đem lại giá trị và hiệu quả cao trong những năm gần đây như chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả, bị nhiễm mặn, từ các loại cá khơng có giá trị kinh tế sang ni các loại thủy sản có giá trị cao như tơm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại thủy đặc sản,...

Ngoài ra, người dân ven biển huyện Xuyên Mộc đã áp dụng một số biện pháp khác để đa dạng hóa nguồn sinh kế của mình như đi làm thêm, bn bán nhỏ phục vụ du lịch tại địa phương,…

Một số khó khăn trong lĩnh vực thủy sản gặp phải trong bối cảnh phải đối mặt với việc thích ứng với BĐKH đó là: thiếu vốn, việc áp dụng kỹ thuật mới, tu mặt với việc thích ứng với BĐKH đó là: thiếu vốn, việc áp dụng kỹ thuật mới, tu sửa ao đùng địi hỏi chi phí cao, khó lấy nước mặn vào ao ni do chưa có kênh mương riêng để cung cấp nước mặn mà phải sử dụng chung với hệ thống tưới tiêu lĩnh vực trồng trọt, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm trầm trọng dẫn đến dịch bệnh trên các loại thủy sản, nhất là tơm ngày càng khó điều trị, thủy sản chết hàng loạt thường xuyên xảy ra,…

4.3.5 Thích ứng với BĐKH của người dân trong khai thác thủy sản

Hình 4.12 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản cũng là nguồn thu nhập chính của một bộ phận khơng nhỏ người dân ven biển huyện Xuyên Mộc. Những năm gần đây, trước sự tác động ngày càng lớn của thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, ơ nhiễm mơi trường, việc khai thác thủy sản quá mức, nên ngành khai thác thủy sản đứng trước khó khăn của sự suy giảm nguồn lợi thủy sản gần bờ. Một số biện pháp thích ứng với BĐKH mà ngư dân đã áp dụng đạt kết quả như: thay đổi vị trí đánh bắt, nâng cấp tu sửa trang bị tàu cá lớn hơn, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, tăng cường theo dõi dự báo thời tiết,…

Kết quả điều tra cho thấy (hình 4.12), đa số ngư dân cho rằng biện pháp dễ dàng áp dụng để thích ứng với BĐKH hiện nay là tăng cường theo dõi dự báo thời tiết (73,3%) để né tránh những thiệt hại có thể xảy ra. Họ cho rằng trước kia đi khai thác thủy sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tuy nhiên ngày nay do sự thay đổi một cách bất thường, không theo quy luật của điều kiện thời tiết, khí hậu thì những kinh nghiệm đi biển của bà con ngư dân ngày càng trở nên khơng chính xác. Do đó, việc theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin truyền thông là rất cần thiết cho bà con ngư dân khi đi đánh bắt hải sản ngày nay.

Bên cạnh đó, các biện pháp thay đổi vị trí đánh bắt, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, nâng cấp tu sửa trang bị tàu cá lớn hơn nhằm khắc phục sự khan hiếm các loài thủy hải sản ở ngư trường gần bờ cũng được bà con ngư dân áp dụng, tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp này ở mức độ chưa cao (với tỷ lệ lần lượt là 33,3%, 20%, và 13,3%) do ngươi dân thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm đánh bắt xa bờ,…

Qua khảo sát thực tế tình hình đánh bắt hải sản tại địa phương cho thấy 100% tàu thuyền đánh bắt hải sản ở địa phương đã trang bị các phương tiện thông tin như máy định vị, bộ đàm, radio, điện thoại di động, để nắm bắt thông tin về thời tiết; các hộ dân đã liên kết thành lập các tổ đội đồn kết trên biển để trao đổi thơng tin, hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau giữa các tàu thuyền trong tổ khi gặp rủi ro, nguy hiểm trên biển,…; Còn đối với một số ngư dân có điều kiện đã đầu tư kinh phí hoặc vay vốn để năng cấp tàu thuyền có cơng suất lớn hơn (trên 90 mã lực), mua sắm các thiết bị tầm ngư và ngư lưới cụ hiện đại hơn,… để đủ điều kiện thay đổi vị trí đánh bắt xa bờ hơn so với trước kia.

4.3.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc

Qua việc phân tích phản ánh những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN mà người dân đã và đang áp dụng (trong số 85/105 hộ trả lời có áp dụng các biện pháp thích ứng), tác giả cũng tiến hành khảo sát, đánh giá ý kiến của người dân về tính hiệu quả cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động SXNN.

Bảng 4.7 Đánh giá của ngƣời dân về biện pháp thích ứng BĐKH trong SXNN

Biện pháp thích ứng với BĐKH đang áp dụng Tốt (hộ) Tỷ lệ (%) Bình thƣờng (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa tốt (hộ) Tỷ lệ (%) Trong trồng trọt 1 4,00 22 88,00 2 8,00

Trong chăn nuôi 3 15,79 13 68,42 3 15,79

Trong nuôi trồng thủy sản 6 22,22 19 70,37 2 7,41

Trong khai thác thủy sản 5 35,71 8 57,14 1 7,14

Tổng số 15 17,65 62 72,94 8 9,41

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2017

Qua kết quả khảo sát trong bảng 4.7 như trên ta thấy đa số các hộ đều cho rằng những biện pháp thích ứng của họ áp dụng là bình thường, đạt 72,9% (trong đó: 88% trong trồng trọt, 68,4% trong chăn ni, 70,4% trong nuôi trồng thủy sản và 57,1% trong khai thác thủy sản), họ cho rằng những biện pháp này chủ yếu thực hiện theo kế hoạch của chính quyền địa phương, việc thực hiện khơng đồng điều giữa các hộ dân, tuy có đem lại hiệu quả nhưng chưa cao (chỉ có 17,7% cho rằng “Tốt”). Bên cạnh đó có 9,4% hộ cho rằng chưa tốt vì có thực hiện thích ứng tuy nhiên khi các hiện tượng thiên tai xảy ra thì thiệt hại của người dân vẫn rất lớn và cần sự hỗ trợ rất nhiều của chính quyền địa phương.

Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn, đánh giá sự thích ứng với BĐKH của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tác giả đã ghi nhận được những thuận

lợi của người dân trong việc thích ứng với BĐKH đối với hoạt động SXNN của

mình, đó là: Người dân tại địa phương có kinh nghiệm trong SXNN; có đầy đủ các yếu tố nguồn lực như: đất đai, lao động, kỹ thuật canh tác,...; có sự hiểu biết về điều kiện tự nhiên tại vùng đất canh tác của mình; đa số người dân có nhận thức về BĐKH; chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân trong việc tiếp nhận những thông tin, kỹ thuật khuyến nông, khuyến ngư; họ bước đầu thực hiện thực hiện

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm; việc chuyển đổi sang ni trồng thủy sản của một số hộ đã góp phần tăng sử dụng diện tích đất bị ngập úng, nhiễm mặn; người dân đã chủ động thực hiện nâng cấp, tu sửa ao, đùng, chuồng, trại,… trong nuôi trồng để giảm thiệt hại do bão, gió, mưa lớn,…

Bên cạnh những thuận lợi như trên, sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân cũng gặp khơng ít những khó khăn, đó là: Người dân có trình độ thấp sẽ khó nhận biết về BĐKH và các giải pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN; chưa cập nhật kịp thời hoặc thiếu những kiến thức, kỹ thuật canh tác đối với những giống mới, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm nơng nghiệp mới ra thị trường; thiếu giống cây trồng, vật ni có khả năng thích ứng tốt với BĐKH, đặc biệt là trong chăn ni và ni trồng thủy sản; việc thích ứng khó áp dụng đối với người dân có trình độ học vấn thấp, các hộ ít kinh nghiệm (khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng), các hộ nghèo (do thiếu vốn đầu tư khi thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản); SXNN tại địa phương vẫn còn truyền thống manh mún, liên kết yếu với các ngành, lĩnh vực khác,…

4.4 Vai trị của chính quyền địa phƣơng trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của ngƣời dân ven biển huyện Xuyên Mộc

Trong những năm gần đây, để tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH bảo đảm ổn định và phát triển SXNN, huyện Xuyên Mộc đã lồng ghép những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với thích ứng và ứng phó với BĐKH thể hiện qua các văn bản sau: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Xuyên Mộc khóa XI nhiệm kỳ 2016 - 2020; Kế hoạch, Phương án hàng năm của địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 (cụ thể: Kế hoạch phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, Phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão, Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro,…). Từ những căn cứ trên, UBND huyện Xuyên Mộc đã chỉ đạo các đơn vị tại địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp người dân chủ động thực hiện các biện pháp thích ứng đạt được nhiều kết quả và giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH gây ra cho SXNN, cụ thể:

- Hàng năm, UBND huyện đã tiến hành kiện tồn Ban chỉ huy phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, đồng thời kiểm tra cơng tác chuẩn bị phịng chống

thiên tai tại tất cả các xã trên địa bàn huyện để xác định và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm cấp huyện và phương án hộ đê theo từng tuyến, nhất là tại các khu vực ven sông, ven biển,…; tiến hành phân bổ nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” cho các xã (gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; và hậu cần tại chỗ). Đầu tư các mơ hình khuyến nơng, khuyến ngư ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương để chuyển giao cho bà con nông dân như: sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi kháng bệnh cao, xử lý ra hoa trái vụ, tưới tiết kiệm nước; mơ hình chăn ni khép kín có hệ thống xử lý mơi trường (biogas); nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh,…

- Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Xuyên Mộc thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương tổ chức hướng dẫn, tập huấn tuyên truyền về các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, kỹ thuật thâm canh giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với BĐKH,… để hỗ trợ, trang bị kiến thức cho người dân về sự biến đổi của thời tiết, khí hậu cũng như những kiến thức về tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân (cụ thể: hàng năm đã tổ chức 03 lớp tập huấn về cơng tác phịng chống thiên tai, 01 lớp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và khoảng 50 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn ni, thủy sản có lồng ghép vào điều kiện BĐKH tại địa phương).

- Các phòng chức năng của huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thủy lợi tại các Trạm quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi huyện Xuyên Mộc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã nạo vét, tu bổ hệ thống thủy lợi nội đồng, khơi thơng dịng chảy, xóa bỏ các vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình thủy lợi; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công tu sửa đê, kè biển, mương dẫn nước đúng tiến độ đảm bảo phục vụ cho cơng tác tưới tiêu, phịng chống úng lụt mùa mưa bão một cách chủ động. Theo báo cáo của phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Xun Mộc, hiện nay trên địa bàn huyện có 04 hồ chứa nước, 01 đập dâng và 39,794 km kênh mương được kiên cố hóa để đảm bảo tưới cho khoảng 700 ha lúa và 500 ha cây lâu năm; cùng với 03 cơng trình kênh tiêu úng và các cơng trình đê kè ven biển, sơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)