Nội dung trong chương 5 là phần tổng kết các kết quả nghiên cứu chính và đề ra một số kiến nghị nhằm năng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời đánh giá lại những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Kết luận
BĐKH là một trong những vấn đề đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm bao gồm cả Việt Nam và ngày càng có những tác động mạnh mẽ tới SXNN. Các hiện tượng thời tiết cực đoạn như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, hạn hán, xói lở bờ biển,… đã tác động rất lớn đến các hoạt động SXNN của người dân, nhất là tại khu vực ven biển. Xuyên Mộc là huyện ven biển có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, tuy nhiên lĩnh vực SXNN tại huyện luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rất nhạy cảm trước các yếu tố cực đoan của BĐKH. Mục đích của luận văn này góp phần đánh giá bước đầu về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, qua đó đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao sự thích ứng với BĐKH trong SXNN cho người dân. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả thông qua các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập tại địa bàn nghiên cứu là 03 xã ven biển Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Qua quá trình nghiên cứu, một số kết quả chính được rút ra như sau:
Thứ nhất, các biểu hiện về BĐKH tại Xuyên Mộc thể hiện như sau: Nhiệt độ
từ năm 1980 đến năm 2016 có xu thế tăng, tốc độ tăng khoảng 0,0220C/năm. Các tháng mùa khơ có mức độ biến đổi nhiệt độ cao hơn các tháng mùa mưa; Độ ẩm có xu hướng tăng k
0,325 cm/năm. Tình hình thời tiết tại Xuyên Mộc trong thời gian qua đã có những biến đổi thất thường theo hướng tiêu cực, các hiện tượng thời tiết cực đoạn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
Thứ hai, BĐKH ngày càng có những tác động rất rõ đến các hoạt động SXNN của người dân, đa số người dân (chiếm 81%) cho rằng các hiện tượng thời
tiết cực đoạn như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, nắng nóng bất thường,… có ảnh hưởng đến SXNN tại địa phương; họ cho rằng BĐKH gây ra các thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, làm hư hỏng chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, thủy sản ni bị chết hàng loạt, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm,… Tuy nhiên, vẫn còn 19% hộ dân chưa nhận thức được tác động của BĐKH (trong đó nếu xét riêng từng lĩnh vực thì cao nhất là trong lĩnh vực chăn ni có đến 36,7% cho rằng BĐKH khơng tác động đến hoạt động sản xuất của họ, kế đến là lĩnh vực trồng trọt chiếm 16,7%, nuôi trồng thủy sản 10% và thấp nhất là khai thác thủy sản 6,7%).
Thứ ba, người dân ven biển Xuyên Mộc đã áp dụng những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN như thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi nghề trong nội bộ ngành nông nghiệp phù hợp hơn, nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng, tăng cường theo dõi dự báo thời tiết,… Các biện pháp thích ứng của người dân tuy có đem hiệu quả nhưng không đạt như mong muốn và kết quả đạt được là rất khác nhau giữa các hộ dân do việc thực hiện không đồng bộ giữa các hộ dân và họ cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc thực hiện biện pháp thích ứng của mình.
Thứ tư, nghiên cứu cũng cho thấy được vai trị của chính quyền địa phương
trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân là rất lớn, tuy nhiên theo nhận định thực tế của các hộ dân thì họ nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là chưa nhiều và đặc biệt vẫn cịn thiếu những chính sách quan trọng như vốn, các loại giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp tại địa phương, thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác vệ sinh môi trường,…
5.2 Khuyến nghị
Trước tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, người dân huyện Xun Mộc đã có những biện pháp thích ứng khác nhau. Trong thời gian tới, tình hình BĐKH được dự báo sẽ còn diễn biến ngày càng phức tạp hơn, những ảnh hưởng của nó tới SXNN ngày càng khó lường trước được. Mặc dù những năm qua đã có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự nhận thức và những biện pháp thích ứng với BĐKH của người dân trong các hoạt động SXNN nhưng đây chỉ mới là bước đầu, những kết quả đem lại chưa đạt như mong muốn.
Căn cứ vào Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, cũng như những định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những mục tiêu và phương hướng phát triển SXNN của huyện Xuyên Mộc đến năm 2020 (phụ lục số 06) tại các quy hoạch, kế hoạch như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Quy hoạch phát triển nông nghiệp và Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn huyện; Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu các trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020,… Cũng như trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân ven biển về BĐKH cũng như những ảnh hưởng của nó đến hoạt động SXNN cũng như trong đời sống nhằm giúp họ có thể tự xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH một cách có hiệu quả.
Hai là, thường xuyên nâng cao trình độ và cập nhật kịp thời những kiến thức
cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai và BĐKH cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành đảm bảo lồng ghép tốt các yêu cầu về nhận thức và thích ứng với BĐKH trong công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do BĐKH gây ra.
Ba là, cơ quan chính quyền địa phương xây dựng và phổ biến kế hoạch hành
động của địa phương về ứng phó với BĐKH hàng năm; xây dựng phương án từng bước và chủ động chuyển đổi cơ cấu SXNN tại địa phương; từng bước thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật, phương thức canh tác phù hợp với điều kiện BĐKH cũng như nước biển dâng ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ, nhất là tại các khu vực ven biển.
Trong đó, cần quan tâm đến việc xây dựng và nhân rộng các mơ hình nơng nghiệp thích ứng với BĐKH có thế mạnh tại địa phương, cụ thể: (i) Đối với trồng trọt: Cần quan tâm đến các mơ hình chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu
quả sang các loại cây có giá trị cao và có lợi thế tại địa phương (như: hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản của địa phương là nhãn xuồng cơm vàng, mảng cầu ta,…) hoặc chuyển những diện tích đất bị ngập úng, nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản; sử dụng các
giống lúa xác nhận thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương (như: OM6161; OM6671 ;OM6922; OM10041; OM 10434,…). (ii) Đối với chăn nuôi: Cần quan
tâm phát triển các mơ hình chăn ni ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ cao (chăn ni theo hình thức trang trại có hệ thống chuồng kín, hệ thống Biogas xử lý chất thải,…) đối với các sản phẩm chủ lực (heo, gà) nhằm thích ứng với khí hậu và bảo vệ môi trường chăn nuôi. (iii) Đối với thủy sản: Cần tập trung gia cố bờ ao, đầm để tránh gây thiệt hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trước các hiện tượng cực đoan của khí hậu; Tăng cường sử dụng những lồi thủy sản ni thích ứng tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương (đã qua thời gian nuôi trồng thử nghiệm) như tôm thẻ chăn trắng, tôm sú,… Đây là những lồi ni khơng những chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt mà còn cho năng suất, chất lượng thương phầm rất cao; bên cạnh đó, mơ hình ni Tơm + Cá đang là mơ hình được người dân đánh giá cao và phù hợp với định hướng phát triển của địa phương cần được xem xét nhân rộng, do các lồi ni này tạo ra sự kết hợp, hỗ trợ lần nhau trong việc cải tạo môi trường ao nuôi, mặt khác đây cũng là những lồi ni đang được thị trường rất ưa chuộng.
Bốn là, tiến hành xây dựng và triển khai các dự án xây dựng cơng trình nhằm
hạn chế tác hại của các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa, bão, hạn hán, xăm nhập mặn,…) theo các chương trình, dự án, đề án thuộc Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và Quy hoạch thủy lợi tại địa phương như: Nâng cấp đê, kè, hệ thống kênh tưới tiêu thoát nước, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương,… Trong đó, trước mắt tập trung thực hiện các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH đến năm 2020 tại huyện Xuyên Mộc như: Dự án củng cố và nâng cấp đê sơng, đê biển, cơng trình bảo vệ bờ biển Hồ Tràm, Hồ Cốc; Dự án đầu tư xây dựng cơng trình bảo vệ bờ biển Bến Lội, Bình Châu; Dự án hệ thống kênh cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực bờ trái cửa Sông Ray; Các dự án nạo vét các hồ chứa, kênh mương trên địa bàn huyện,…
Năm là, chính quyền địa phương cần huy động các nguồn lực tài chính để
hợp tác với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực dự báo của các cơ quan chuyên môn tại địa phương nhằm dự báo một cách chính xác và kịp thời các thiên tai, hiểm họa như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,...; nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, các phương pháp, kỹ thuật canh tác mới phù hợp với điều kiện thay đổi về thời tiết, khí hậu do BĐKH gây ra tại địa phương để kịp thời chuyển giao cho bà con nông dân.
Sáu là, tạo cơ hội giúp người dân cải thiện thu nhập, tránh lệ thuộc nhiều vào
hoạt động SXNN vốn chịu tác động rất lớn bởi các hiện tượng BĐKH thông qua nhiều biện pháp như đa dạng hóa sinh kế, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, nhất là ngành du lịch tại các khu vực ven biển đang dần trở thành thế mạnh của địa phương trong thời gian tới,...
Bảy là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người dân ven biển về các biện pháp phòng, tránh và giảm nhẹ những thiệt hại trong SXNN cũng như đời sống của người dân do ảnh hưởng của BĐKH gây ra, trong đó cần chú ý đến việc hướng dẫn cho cộng đồng dân cư cùng tham gia tìm giải pháp cũng như cùng hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN nhằm mang lại kết quả cao hơn, có sức lan tỏa rộng lớn hơn.
5.3 Hạn chế của đề tài
Song song với việc cố gắng hoàn thiện luận văn và nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên quan một cách tốt nhất thì tác giả vẫn cịn những yếu điểm cần khắc phục, đó là:
Thứ nhất, với sự giới hạn về phạm vi thời gian nghiên cứu, chính vì vậy, tác
giả khơng thể tập hợp và khảo sát được nhiều mẫu nghiên cứu, kích cỡ mẫu của bài nghiên cứu đạt 105 mẫu, được khảo sát tại 03 xã: Phước Thuận, Bưng Riềng, và Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chính vì kích cỡ mẫu cịn nhỏ nên kết quả phân tích mang tính đại diện chưa cao, các nghiên cứu sau cần thiết có thể phát huy và mở rộng thêm mẫu điều tra. Bên cạnh đó, việc thu thập ý kiến từ người khảo sát cũng như phương pháp chọn mẫu còn chưa khách quan. Chính vì vậy, kết quả vẫn chưa phản ánh một cách chuẩn mực nhất, tính đại diện chưa cao. Các nghiên cứu sau có thể áp dụng phương pháp khảo sát trực tiếp và chọn mẫu ở diện rộng hơn.
Thứ hai, nghiên cứu chưa đánh giá định lượng được mức độ tác động của từng loại hình thiên tai đến hoạt động SXNN tại địa bàn nghiên cứu, mà chỉ chứa đựng nhiều ý kiến định tính, đồng thời chưa thể hiện được ảnh hưởng của BĐKH đến từng nhóm hộ dân tại địa phương cũng như những nhận thức và thích ứng với BĐKH đối với các nhóm hộ này có sự khác biệt như thế nào (ví dụ: Đối với nhóm hộ có thu nhập khá thì mức độ nhận thức về BĐKH và các biện pháp thích ứng như thế nào? cịn các nhóm hộ nghèo thì nhận thức và thích ứng ra sao?…).
Thứ ba, việc đề xuất các giải pháp để nâng cao khả nâng thích ứng với
BĐKH trong SXNN của người dân, nhất là đề xuất các mơ hình thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và thay đổi kỹ thuật canh tác,… chỉ mang tính định hướng (dựa vào các Quy hoạch ngành nông nghiệp tại địa phương) mà chưa di sâu vào việc phân tích kết quả và hiệu quả của các mơ hình thích ứng với BĐKH cụ thể mà người dân đã áp dụng để làm cơ sở căn cứ khuyến nghị người dân mở rộng áp dụng tại địa phương. Đây là tiền đề để các nghiên cứu sau có thể xem xét và thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu trong nƣớc
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
2. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010-2016), Niên giám thống kê hàng năm.
3. Đặng Thị Hoa (2017), Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định, Luận văn tiến sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.
4. Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013), Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
5. Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà (2014), Thích ứng với biến đổi khí hậu trong
sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(6), tr. 885-894.
6. Huỳnh Thị Lan Hương (2015), Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
7. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển
và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
8. Lê Hà Phương (2014), Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lê Huy Bá, Lương Văn Việt và Nguyễn Thị Nga (2016), Biến đổi khí hậu thích
10. Nguyễn Đức Tôn và Trương Văn Tuấn (2014), Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nơng nghiệp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Tạp chí
Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Quốc Đạt (2016), Đánh giá sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành môi trường.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013), Dự án cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2015 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.